Cổ tức tiền mặt ngân hàng hết “nóng”, cổ phiếu lên ngôi

Thứ năm, 03/06/2021 10:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giá cổ phiếu ngân hàng liên tiếp tăng mạnh từ đầu năm đến nay, khiến các cổ đông ngân hàng muốn nhận cổ tức bằng cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt như trước.

Chia cổ tức bằng tiền mặt đã hết “nóng?

Nhận cổ tức luôn là điều quan tâm hàng đầu của các cổ đông khi đến mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Bởi, các “ông chủ” luôn quan tâm đến lợi tức mà mình thu được khi đầu tư vào ngân hàng. Tuy nhiên, việc chia cổ tức như thế nào, bao nhiêu tại các ngân hàng cũng đang bị chi phối bởi các cổ đông.

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, cổ tức bằng cổ phiếu “lên ngôi”.

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, cổ tức bằng cổ phiếu “lên ngôi”.

Vài năm gần đây, vấn đề chia cổ tức của các nhà băng không đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông, vì phương án chia cổ tức đa số bằng cổ phiếu hoặc giữ lại toàn bộ lợi nhuận. Nguyên nhân được các ngân hàng thương mại (NHTM) đưa ra là do phải áp dụng hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế Basel 2. Vì vậy, ngân hàng phải chia cổ tức bằng các phương án này để tăng thêm vốn, tăng hệ số an toàn vốn.

Năm nay, vấn đề chia cổ tức tại các ngân hàng bắt đầu có những “điều lạ”. Nếu như những năm trước khi giá cổ phiếu ngân hàng chưa tăng trở lại, cổ đông chỉ đòi ngân hàng trả cổ tức bằng tiền mặt, thì nay lại kỳ vọng được chia bằng cổ phiếu!

Thời gian qua, cổ phiếu nhóm ngân hàng liên tục dẫn sóng thị trường chứng khoán và đang trên đà trở lại thời hoàng kim, thì việc nắm giữ cổ phiếu ngân hàng hoặc nhận thêm cổ tức bằng cổ phiếu dường như không làm buồn lòng nhà đầu tư như thời gian trước.

Do đó, với các ngân hàng cổ phần tư nhân, câu chuyện năm nay đã đơn giản và thuận lợi hơn vì rất nhiều kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu được đưa ra, nhưng chưa nghe tới các ý kiến phản đối.

MB là ngân hàng có tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu cao nhất trong năm 2021 lên tới 35% bằng cổ phiếu, tương đương với chi gần 10.000 tỷ đồng để chia cổ tức.

MSB là nhà băng có mức chi trả cổ tức cao thứ hai với con số 30% bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đã công bố kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021 gồm OCB, HDBank, ACB (tỷ lệ 25%); SHB (tỷ lệ 10% cổ tức năm 2019, tỷ lệ 10,5% cổ tức năm 2020); Kienlongbank (13%%)...

Bên cạnh nhóm ngân hàng chia cổ tức cao, cũng có ngân hàng “đặc biệt” không chia cổ tức như Techcombank, VPBank, Sacombank, TPBank,...

Ngay từ năm 2020, khi dịch Covid-19 hoành hành, các ngân hàng càng cần phải bảo toàn vốn để “ứng cứu” kịp thời cho nền kinh tế. Chỉ thị số 02/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng nêu rõ trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.

Thay vào đó, NHNN khuyến khích trả cổ tức cổ phiếu hoặc dùng nguồn lực để xử lý hết trái phiếu VAMC. Ngoại lệ duy nhất đối với việc trả cổ tức tiền mặt là đối với các ngân hàng quốc doanh (VCB, BID, CTG) do yêu cầu từ Kho bạc Nhà nước.

Những ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Những ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Lợi gì từ chia cổ tức bằng cổ phiếu?

Bản chất của trả cổ tức bằng cổ phiếu là chia tách cổ phiếu. Nguồn chia cổ tức là phần lợi nhuận giữ lại sẽ được bổ sung vào vốn điều lệ giúp ngân hàng tăng vốn.

Có nhiều lý do khiến các ngân hàng vẫn chia cổ tức bằng cổ phiếu dù phía NHNN không cấm chia cổ tức bằng tiền mặt. Chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp các ngân hàng tăng vốn để tăng năng lực cạnh tranh, từ đó phát triển bền vững hơn.

Ngoài ra, tăng vốn cũng là điều kiện cần để đảm bảo khả năng cung tín dụng của các ngân hàng. Hiện thu nhập của nhiều ngân hàng phần lớn vẫn đến từ tín dụng. Để duy trì được hệ số an toàn vốn ở mức hiện tại, thì với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2021 ở mức 12-13%, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng ít nhất khoảng 7-8%.

Do vậy mùa đại hội cổ đông năm nay nhiều ngân hàng không trình phương án chia cổ tức tiền mặt để tăng vốn và tập trung phát triển các mảng kinh doanh trọng yếu.

Một số nhà đầu tư cho rằng, với những cổ phiếu có thị giá cao thì nhận cổ tức bằng cổ phiếu có lợi hơn tiền mặt. Điều này chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, dù được số cổ phiếu nhiều hơn nhưng giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng, bản chất cũng như cũ.

Trong một số trường hợp, việc trả cổ tức chỉ nhằm qua mặt nhà đầu tư về dòng tiền yếu kém của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhiều năm trả cổ tức bằng cổ phiếu liên tục. Cái lợi duy nhất của hình thức trả cổ tức này có lẽ giúp nhà đầu tư “né thuế”.

Việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu khiến nhà đầu tư đối mặt nhiều rủi ro hơn khi nhận tiền mặt. Chẳng hạn cổ phiếu đang có xu hướng điều chỉnh giảm giá nhưng phải chờ 1-2 tháng cổ phiếu mới về tài khoản. Đến khi cổ phiếu về, nhà đầu tư có nguy cơ bị thiệt lớn.

Thanh Thư

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm