(NB&CL) Một đời gắn bó với nghệ thuật Tuồng, đến giờ, có lẽ ông Nguyễn Kim Kê là người duy nhất có thể hóa trang, vẽ lại được tất cả những nhân vật trong các vở tuồng cổ.
Nằm trên một căn gác nhỏ ở số 50 phố Đào Duy Từ, Hà Nội, hằng ngày, ông Nguyễn Kim Kê vẫn vẽ những gương mặt nhân vật trên mặt nạ giấy bồi trong các vở tuồng cổ mà cả đời ông gắn bó.
Nghệ sĩ tuồng Nguyễn Kim Kê năm nay 76 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình ba đời làm nghề ca kịch, tham gia diễn Tuồng từ năm 12 tuổi, đến giờ, thỉnh thoảng ông vẫn ra trình diễn Tuồng cho nhân dân xem ở sân khấu góc phố Mã Mây - Lương Ngọc Quyến.
Ít người biết rằng địa chỉ 50 phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nay là Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội khi xưa là Rạp hát Lạc Việt. Sinh ra ở rạp hát, lớn lên trong môi trường ca kịch, có thể coi nghệ sĩ Nguyễn Kim Kê là thế hệ thứ 3 của nghề hát Tuồng ở Hà Nội.
Nghệ sĩ tuồng Kim Kê vẽ mặt nạ hằng ngày. Ảnh: Lê Bích
“Những ngày trước, Tuồng là một loại nghệ thuật chỉ được biểu diễn cho vua, quan mỗi khi có ngày lễ hay ngày trọng đại. Nhưng sau này, nó trở thành một bộ môn nghệ thuật quần chúng, giải trí mua vui cho bà con. Vào thời của tôi, nhiều xã cũng có những gánh hát riêng và được đón nhận hết sức nhiệt liệt”, ông Kê cho biết.
Trưởng thành, chàng thanh niên Nguyễn Kim Kê lên đường ra mặt trận, trở thành trinh sát đặc công tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1968, ông bị thương nặng rồi được chuyển ra miền Bắc chữa trị. Với 50% sức khỏe bị mất, ông Kê ra quân với chứng nhận là thương binh hạng 3/4.
Về lại Hà Nội, ban đầu ông làm việc ở một đơn vị cơ khí một thời gian. Vốn có tài năng từ nghề ca kịch, ông tham gia và hoạt động văn hóa quần chúng cơ sở. Rồi ông quay lại với nghiệp ca kịch khi Giám đốc Nhà hát Tuồng ngày đó làm công văn “xin” đích danh.
Kể lại những ngày xưa cũ, ông Kê vui vẻ: “Ngày đó không có nhiều nghệ thuật giải trí như bây giờ nên Tuồng được bà con yêu thích lắm. Mỗi khi có suất chiếu, rạp hát lại đông nghịt người xem. Họ đến xem vì thích, vì đam mê thực sự. Diễn viên Tuồng khi đó được mến mộ chẳng khác gì những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng thời nay. Nhiều khi, tôi đi chợ còn được bà con mến mộ tặng cho con cá, miếng thịt. Có những người họ còn mua vé cả tháng, không cần biết đoàn diễn vở gì, ghế đó cố định là của họ. Đó là những tình cảm thực sự của người dân với Tuồng và những người nghệ sĩ”.
Những năm đó cũng là thời kỳ hoàng kim trong sự nghiệp của ông Kê. Thậm chí, ông và đoàn diễn còn được mời đi diễn ở các nước trong khối XHCN như Liên Xô, Đức, Hungari. Tại các nước bạn, do bất đồng về ngôn ngữ nên ông Kê phải cải biên vở diễn, giảm bớt lời nói và tăng hành động giúp người xem có thể hiểu được nội dung vở diễn hơn.
Trong các bộ môn ca kịch thì Tuồng là bộ môn khó nhất, người diễn Tuồng có thể đi đóng cải lương, chèo nhưng ngược lại thì không được. Hay đặc biệt hơn, đối với Tuồng, người ta chỉ có thể nói xem Tuồng chứ không thể là nghe Tuồng bởi sự phức tạp trong cảm nhận của bộ môn này rất khắt khe.
Những gương mặt tuồng được vẽ lại bằng sơn trên giấy bồi. Ảnh: Lê Bích.
Ngay trong vũ đạo tuồng là lồng ghép cả võ thuật dân tộc, nghệ sĩ phải biết sử dụng cả binh khí. Hay như yếu tố kịch câm khi đưa vào vở tuồng bắt buộc diễn viên phải kết hợp các động tác diễn tả tốt để khán giả nhìn là hiểu.
Tính biểu đạt trong Tuồng cũng đòi hỏi phức tạp hơn nhiều bộ môn khác, “ngay trong động tác bắt ngựa, dù chỉ là một kép phụ nhưng người diễn giỏi là người biết thể hiện đúng hoàn cảnh vở diễn thế nào. Ngựa có nhiều loại ngựa, loại ngựa hung dữ như Ô Truy của Hạng Võ thì phải diễn tả kiểu khác, ngựa của Khổng Minh lại diễn tả một kiểu khác. Cũng chỉ bằng cây gậy ấy, người diễn phải làm thế nào để người xem thấy được cái thần, cái tính cách của con ngựa”, ông Kê nói.
Đến năm 1990, nghệ sĩ Kim Kê xin nghỉ công tác ở Nhà hát Tuồng Trung ương. Lúc này, cùng với sự bùng nổ của sân khấu trong đời sống, ông Kê lại được tín nhiệm mời đi dựng vở, biên đạo, dạy diễn xuất cho các diễn viên trẻ. “Hồi ấy, tôi đi làm với Doãn Hoàng Giang quanh năm, khắp các tỉnh đồng bằng sông Hồng, khắp vùng Đông Bắc” - nghệ sĩ Kim Kê kể.
Là thầy dạy nghề của bao lứa nghệ sĩ, đến giờ, khi sức khỏe không còn, ông lại dồn tình yêu vào một công việc thú vị khác: Vẽ mặt nạ tuồng.
Vẽ mặt là một công đoạn quan trọng khi diễn Tuồng. Nhờ gương mặt được vẽ cầu kỳ của người nghệ sĩ mà người ta có thể nhận ra chính xác ý nghĩa của nhân vật trên sân khấu Tuồng.
Mặt nạ giấy sau khi được mua về từ Hàng Mã sẽ được nghệ sỹ Kim Kê sử dụng sơn ta tô vẽ lại. Nhân vật nịnh thần thì ngoài gam trắng còn phải được “đặc tả” bởi gương mặt gầy gò, bần tiện, tính cách “gió chiều nào theo chiều ấy”; Nhân vật phản thần, đặc trưng là đường nét rằn ri dữ tợn, giỏi nhưng luôn có mưu đồ; Mặt của gian thần chủ yếu màu trắng, là dạng nhân vật chuyên cướp ngôi, tìm cách hại vua; Mặt trung thần sử dụng gam màu đỏ chủ đạo... Mỗi gương mặt có một ước lệ riêng, nhưng chỉ bằng đường nét và màu sắc mà diễn tả đủ hết cả hỉ nộ ái ố trong đời sống.
Ông nói: “Mặt nạ chỉ lưu giữ, tập luyện, còn khi hóa trang diễn viên tự vẽ lên chính khuôn mặt của mình sẽ càng khó hơn nhiều. Muốn diễn Tuồng trước hết diễn viên phải tự hóa trang diễn xuất. Thông thường hóa trang mỗi gương mặt khó mất từ 45 - 60 phút. Nhưng quan trọng nhất phải vẽ có hồn, đòi hỏi người diễn viên phải am hiểu nhân vật, tập trung khi tự hóa trang cho chính mình, giữ được tâm trạng ổn định. Muốn làm được điều đó không gì quan trọng bằng luyện tập. Để vẽ được một khuôn mặt, có khi chúng tôi phải vẽ đi vẽ lại không biết bao lần mới ưng ý, có khi sần cả mặt vì tiếp xúc nhiều với màu vẽ, son phấn”.
Chính vì khả năng diễn xuất và khả năng hóa trang có một không hai của mình mà khi về hưu, ông vẫn được Nhà hát Tuồng Việt Nam mời giảng dạy hóa trang, và trường Đại học Sân khấu Điện ảnh mời giảng dạy nghệ thuật hóa trang, vũ đạo lẫn hướng dẫn diễn vai mẫu. Ngoài thời gian giảng dạy, hằng ngày nghệ sĩ Kim Kê vẫn miệt mài, tâm huyết với những chiếc mặt nạ tuồng bằng giấy bồi.
Nghệ thuật Tuồng giờ đây không còn được công chúng ái mộ như xưa. Những tài hoa như nghệ sĩ Kim Kê mỗi ngày một ít dần, hiểu biết của đời sống về tinh hoa xưa cũ cũng dần mai một. Nghệ sĩ Kim Kê hằng ngày vẫn miệt mài vẽ lại những nét hóa trang trên mặt nạ giấy bồi. Ông bảo: “Vẽ cho anh em diễn viên người ta có cái học, giữ lại cho nhân dân còn biết, nếu không thì sau này không ai biết được nữa”.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.
(CLO) Dù có bàn thắng dẫn trước, U17 Thái Lan vẫn không thể tránh khỏi thất bại 1-3 trước chủ nhà U17 Saudi Arabia ở lượt trận thứ hai bảng A vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trận thua thứ hai liên tiếp đã chính thức khiến đội bóng trẻ xứ Chùa Vàng sớm dừng bước và tan mộng World Cup.
(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Chuỗi trận bất bại kéo dài hơn nửa năm của Liverpool tại Ngoại hạng Anh đã bị chặn đứng sau thất bại 2-3 trước chủ nhà Fulham ở vòng 31. Đây là trận thua đầu tiên của The Kop kể từ tháng 9/2024, khiến cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn trong giai đoạn nước rút.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(CLO) Tối 6/4, fanpage và kênh TikTok của hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt biến mất. Khi truy cập vào fanpage mang tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên, người dùng nhận được thông báo: "Không thể tìm thấy tài khoản này". Tương tự khi truy cập vào kênh TikTok có hơn 5,5 triệu lượt theo dõi của Thùy Tiên, cũng nhận thông báo nói trên.
(CLO) Liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng bá, giới thiệu kẹo rau củ Kera sai sự thật, tài liệu điều tra đến nay xác định, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có liên quan đến vụ án. Hiện phía cơ quan Công an đang tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
(CLO) Nhận định U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h ngày 7/4 tại VCK U17 châu Á 2025; dự đoán tỉ số U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Rạng sáng 7/4 (giờ Việt Nam), Man Utd và Man City đã không ghi được bất cứ bàn thắng nào và chấp nhận chia điểm với trận hòa không bàn thắng tại vòng 31 Ngoại hạng Anh 2024/25.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.