Còn nhiều thách thức trong việc tổ chức học sinh đi học trở lại

Thứ tư, 22/04/2020 17:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, để đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại việc thực hiện quy định giãn cách là một biện pháp được Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Nhưng trên thực tế, các địa phương lại không thực hiện đúng vì nhiều lý do khách quan.

Địa phương kêu khó về yêu cầu giãn cách trong lớp học

Hiện nay nhiều địa phương như Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Gia Lai...đã cho học sinh quay trở lại trường học tập sau thời gian nghỉ phòng dịch bệnh lây nhiễm từ virus Corona (Covid-19). Tới đây, sẽ còn nhiều địa phương cho học sinh đi học bình thường.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh sinh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng khi học sinh đi học trở lại phải đảm bảo khoảng cách giữa các em là 1,5m, lớp học không quá 20 học sinh. Mới đây nhất, ngày 21/4, Bộ Y tế có công văn số  2234/BYT-MT gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội về nội dung triển khai phòng chống dịch virus Corona (COVID-19) trong các cơ sở giáo dục

Việc đảm bảo giãn cách chỗ ngồi của học sinh trong lớp học đang gây khó cho các nhà trường (ảnh TL).

Việc đảm bảo giãn cách chỗ ngồi của học sinh trong lớp học đang gây khó cho các nhà trường (ảnh TL).

Trong công văn này, Bộ Y tế đã bổ sung thêm các nội dung để các cơ sở giáo dục thực hiện đó là việc yêu cầu tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và người lao động trong các cơ sở giáo dục phải đeo khẩu trang trên đường đến trường và trở về nhà, trong thời gian ở trường;

Đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các học sinh, sinh viên tối thiểu 1,5m; Trên cơ sở đó, căn cứ tình hình thực tế từng phòng học, từng bàn học có thể bố trí mỗi học sinh ngồi một bàn hoặc hai học sinh ngồi một bàn hoặc ngồi so le... cho phù hợp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong các hoạt động chung của học sinh, giáo viên.

Những quy định về giãn cách trong lớp học của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế là nhằm đảm bảo an toàn trong việc dạy học khi dịch bệnh do virus Corona (Covid-19) vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thì thực tế tổ chức dạy học lại không đáp ứng được yêu cầu này. Theo cô X. (giáo viên chủ nhiệm) hiện đang giảng dạy bậc THCS tại Thanh Hóa cho biết, trường của cô X. thực hiện rất nghiêm túc các quy định vệ sinh, phòng dịch. Như đeo khẩu trang, vệ sinh tay chân, đo nhiệt độ. Trong giờ ra chơi học sinh ngồi tại chỗ không được ra khỏi lớp…

Tuy nhiên, quy định giãn cách học sinh thì không thực hiện được như yêu cầu vì số lượng học sinh của trường đông. “Chúng tôi rất sát sao tới từng học sinh, gọi điện đến từng phụ huynh nhắc nhở về vấn đề vệ sinh, chuẩn bị khẩu trang, nước uống cho các em khi đến trường. Mỗi lớp học có kê thêm bàn để giãn cách tốt nhất có thể nhưng khoảng cách giữa các em 1,5m là không được” – cô X. chia sẻ. 

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, bà Phạm Thị Hằng cho biết, nếu thực hiện đứng yêu cầu giãn cách 1,5m thì nên cho học sinh nghỉ học tiếp. Bởi thực tế tại Thanh Hóa không thể tổ chức học tập đáp ứng theo yêu cầu này. Lý giải về nhận định của mình, theo bà Hằng khi các tỉnh quyết định cho học sinh đi học là căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, tình hình phòng chống dịch bệnh.

Đi học hay ở nhà?

Thanh Hóa là tỉnh có nguy cơ thấp, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Sở cũng đã có chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc việc phòng chống dịch như đeo khẩu trang khi đến trường, kể cả trong lớp học, thường xuyên đo thân nhiệt khi vào lớp. Các trường phải trang bị nước rửa tay, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, bằng dung dịch sát khuẩn, không tổ chức chào cờ, tập trung đông người…

Nhưng để thực hiện đúng về giãn cách như chỉ đạo của Bộ thì cơ sở vật chất của các nhà trường không thể đáp ứng. Hiện chỉ đủ một lớp một phòng học. Trong khi số lượng học sinh bậc tiểu học ít nhất 30 em/lớp; bậc THPT ít nhất 40 -45 học sinh/lớp. Giãn cách tối thiểu cách nhau 1,5 m đối với học sinh trong lớp học là không thể. Quy định này đối với giáo dục cần phải được cân nhắc. Sở cũng đã có chỉ đạo giãn cách ra nếu còn diện tích và bàn học nhưng không đáp ứng đúng yêu cầu của Bộ.

Bà Hằng nêu ý kiến: “Mong cấp trên chỉ đạo linh hoạt. Hiện biên chế giáo viên không thể đủ để tổ chức dạy học theo kiểu chia lớp ra. Còn nếu buộc phải thực hiện thì nhiều trường cho rằng nên dừng học. Nếu Bộ vẫn giữ quan điểm thì chỉ có cách cho học sinh nghỉ học”.

Việc các địa phương kêu khó khi thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng đúng là quy định của Bộ GD&ĐT  rất khó  để các địa phương triển khai khi tổ chức học sinh đi học trở lại. Tuy nhiên, Bộ đã chỉ đạo thì phải thực hiện. Bởi, các quy định trên có căn cứ về mặt khoa học dịch tễ của virus Corona.

Để thực hiện, các địa phương phải chia lớp học ra, phải chấp nhận học ít buổi đi. Mỗi tuẫn học sinh chỉ đến trường học 3 buổi.  “Không có cách nào khác đành phải thực hiện quy định giãn cách, khó cũng đành chịu. Giờ các em phải luân phiên nhau đi học còn hơn phải ở nhà” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Minh Triết

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục