Tại Hội nghị công bố Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/8, nhiều DN đã nêu những khó khăn, thách thức cũng như đề xuất, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề liên quan.
Tại Hội nghị công bố Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/8, nhiều DN đã nêu những khó khăn, thách thức cũng như đề xuất, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề liên quan.
Đề xuất của doanh nghiệp Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Trường Hải cho rằng, hiện nay chúng ta đang phải giành giật từng phần trăm thị phần ngay thị trường trong nước, nhất là trong khi các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Indonesia đã có nền CN ô tô và chi phí sản xuất thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Vì vậy, để giữ được thị phần trong nước thì việc phát triển công nghiệp hỗ trợ phải là giải pháp.
Theo ông Dương, DN Việt Nam chưa kịp lớn mạnh đã phải hội nhập, vì thế rất cần có sự hỗ trợ để có thể phát triển. Đặc biệt là lộ trình giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu làm không nhanh, không quyết liệt, thị trường không phát triển kịp thời thì các nhà sản xuất sẽ không dám đầu tư.
Ông Dương cũng đề cập đến vấn đề cần phải ưu tiên giảm thuế đối với xe buýt 16-24 chỗ (đang chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 15%) vì đây là loại xe thương mại, xe kinh doanh dành cho đối tượng thu nhập thấp, nếu không giảm sẽ hạn chế việc sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) chia sẻ, nhiều gia đình ở thành phố cũng như nông thôn muốn mua ô tô nhưng không mua được khi giá xe đắt như hiện nay. Việc nội địa hóa sản xuất ô tô là cần thiết nhưng các giải pháp từ các cơ quan quản lý cũng như việc vay vốn ngân hàng chưa đồng bộ, chưa giải quyết được nhiều vấn đề. Theo ông Huyên, các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay không cho DN vay vốn dài hạn mà chỉ cho vay trung hạn từ 1-3 năm, với thời hạn vay ngắn như vậy, DN không làm được.
Ông Huyên cho chính sách thuế là yếu tố quyết định sự phát triển của CN ô tô. Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, chính sách thuế ưu đãi thì DN sẽ mua được công nghệ sản xuất. Còn về nhân lực, hiện nay chưa có trường đại học nào đào tạo nhân lực chuyên ngành sản xuất ô tô trong khi con người là yếu tố rất quan trọng.
Đại diện Công ty cổ phần Cơ khí 19-8, DN chuyên sản xuất linh kiện xe ô tô cho rằng, việc tăng cường liên kết giữa các DN trong nước với các hãng ô tô lớn nếu chỉ đưa ra mà không có chế tài cụ thể sẽ rất khó để các DN vừa và nhỏ trong nước tham gia thị trường này.
Công ty 19-8 đề nghị cần phải đưa ra tiêu chí cụ thể về số lượng cũng như chất lượng cho linh kiện ô tô. “Chúng tôi chỉ sản xuất nhíp ô tô, khi tham gia vào các công ty lắp ráp có chỗ khen, có chỗ chê nhưng những công ty chê sản phẩm của chúng tôi lại không đưa ra lý do cụ thể. Vì vậy cần có tiêu chuẩn cụ thể cho các loại linh kiện, phụ kiện để các DN nhỏ và vừa thực hiện”. đại diện Công ty này cho biết.
Phải kiên trì và thực tế
Về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), trong Chiến lược đã đề ra giai đoạn từ nay đến năm 2020 đáp ứng 30-40% về giá trị. Trong đó, cơ bản hình thành ngành CNHT cho CN ô tô, chế tạo được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (cho xe khách và xe tải nhẹ) và từng bước tham gia hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng của thế giới.
Về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Thaco Trường Hải cho rằng, nếu CNHT chỉ đơn thuần là thu hút DN vào Việt Nam sản xuất rồi xuất khẩu đi nước khác thì chúng ta chỉ có lợi về cho thuê đất. Vì thế, cần có chính sách tiếp cận, tăng cường liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất nước ngoài và chuyển giao công nghệ. “Làm CNHT không phải nói mà làm được ngay mà phải lâu dài. Chúng ta phải kiên trì và thực tế. Cụ thể là cần phải duy trì được việc lắp ráp, nếu không có lắp ráp sẽ không có sản xuất phụ tùng, nếu bỏ lắp ráp sẽ đặt dấu chấm hết cho CNHT”, ông Dương khẳng định.
Ý kiến của đại diện Bộ Công Thương
Trước những ý kiến của các DN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho rằng việc tăng cường hợp tác trong bối cảnh hội nhập là yếu tố sống còn nhưng để đưa ra chế tài bắt buộc các công ty lớn mua linh kiện của các DN vừa và nhỏ thì không phù hợp mà phải dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, các DN nên lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu quan trọng để thu hút khách hàng, từng bước khẳng định uy tín. Ông Lê Dương Quang cũng nhấn mạnh các DN nên tham gia các hiệp hội để tăng cường sự liên kết và cũng tìm ra lợi ích chung.
Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng là mục tiêu chiến lược nhưng chúng ta không tham vọng tham gia quá nhiều mà nên chọn ra vài linh kiện tiêu biểu để tập trung sản xuất.
Sắp tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, tổ chức, công bố và chỉ đạo việc thực hiện Quy hoạch, rà soát, cập nhật các kiến nghị bổ sung nên rất muốn các DN tiếp tục góp ý để Bộ hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ.
Ông Lê Dương Quang cho biết Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hơp đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ban hành các quy định cụ thể đảm bảo việc sản xuất, nhập khẩu động cơ, xe cơ giới và nhiên liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam; tăng cường quản lý thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Bộ Công Thương khuyến khích các DN nếu gặp bất cứ vướng mắc, khó khăn nào về thủ tục hành chính, cơ quan hành chính nào gây phiền hà cho DN thì hãy phản ánh trực tiếp với Bộ để được giải quyết kịp thời.
Quyết định số 1168/QĐ-TTg (ban hành 16/7/2014) phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 1211/QĐ-TTg (ban hành 24/7/2014) phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp (CN) ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hướng đến mục tiêu xây dựng ngành CN ô tô Việt Nam trở thành ngành CN quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh; tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành CN khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất CN ô tô thế giới. |
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Trường Hải cho rằng, hiện nay chúng ta đang phải giành giật từng phần trăm thị phần ngay thị trường trong nước, nhất là trong khi các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Indonesia đã có nền CN ô tô và chi phí sản xuất thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Vì vậy, để giữ được thị phần trong nước thì việc phát triển công nghiệp hỗ trợ phải là giải pháp.
Theo ông Dương, DN Việt Nam chưa kịp lớn mạnh đã phải hội nhập, vì thế rất cần có sự hỗ trợ để có thể phát triển. Đặc biệt là lộ trình giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu làm không nhanh, không quyết liệt, thị trường không phát triển kịp thời thì các nhà sản xuất sẽ không dám đầu tư.
Ông Dương cũng đề cập đến vấn đề cần phải ưu tiên giảm thuế đối với xe buýt 16-24 chỗ (đang chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 15%) vì đây là loại xe thương mại, xe kinh doanh dành cho đối tượng thu nhập thấp, nếu không giảm sẽ hạn chế việc sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) chia sẻ, nhiều gia đình ở thành phố cũng như nông thôn muốn mua ô tô nhưng không mua được khi giá xe đắt như hiện nay. Việc nội địa hóa sản xuất ô tô là cần thiết nhưng các giải pháp từ các cơ quan quản lý cũng như việc vay vốn ngân hàng chưa đồng bộ, chưa giải quyết được nhiều vấn đề. Theo ông Huyên, các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay không cho DN vay vốn dài hạn mà chỉ cho vay trung hạn từ 1-3 năm, với thời hạn vay ngắn như vậy, DN không làm được.
Ông Huyên cho chính sách thuế là yếu tố quyết định sự phát triển của CN ô tô. Nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, chính sách thuế ưu đãi thì DN sẽ mua được công nghệ sản xuất. Còn về nhân lực, hiện nay chưa có trường đại học nào đào tạo nhân lực chuyên ngành sản xuất ô tô trong khi con người là yếu tố rất quan trọng.
Đại diện Công ty cổ phần Cơ khí 19-8, DN chuyên sản xuất linh kiện xe ô tô cho rằng, việc tăng cường liên kết giữa các DN trong nước với các hãng ô tô lớn nếu chỉ đưa ra mà không có chế tài cụ thể sẽ rất khó để các DN vừa và nhỏ trong nước tham gia thị trường này.
Công ty 19-8 đề nghị cần phải đưa ra tiêu chí cụ thể về số lượng cũng như chất lượng cho linh kiện ô tô. “Chúng tôi chỉ sản xuất nhíp ô tô, khi tham gia vào các công ty lắp ráp có chỗ khen, có chỗ chê nhưng những công ty chê sản phẩm của chúng tôi lại không đưa ra lý do cụ thể. Vì vậy cần có tiêu chuẩn cụ thể cho các loại linh kiện, phụ kiện để các DN nhỏ và vừa thực hiện”. đại diện Công ty này cho biết.
Phải kiên trì và thực tế Về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), trong Chiến lược đã đề ra giai đoạn từ nay đến năm 2020 đáp ứng 30-40% về giá trị. Trong đó, cơ bản hình thành ngành CNHT cho CN ô tô, chế tạo được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (cho xe khách và xe tải nhẹ) và từng bước tham gia hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng của thế giới.
Về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Thaco Trường Hải cho rằng, nếu CNHT chỉ đơn thuần là thu hút DN vào Việt Nam sản xuất rồi xuất khẩu đi nước khác thì chúng ta chỉ có lợi về cho thuê đất. Vì thế, cần có chính sách tiếp cận, tăng cường liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất nước ngoài và chuyển giao công nghệ. “Làm CNHT không phải nói mà làm được ngay mà phải lâu dài. Chúng ta phải kiên trì và thực tế. Cụ thể là cần phải duy trì được việc lắp ráp, nếu không có lắp ráp sẽ không có sản xuất phụ tùng, nếu bỏ lắp ráp sẽ đặt dấu chấm hết cho CNHT”, ông Dương khẳng định.
Ý kiến của đại diện Bộ Công Thương Trước những ý kiến của các DN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho rằng việc tăng cường hợp tác trong bối cảnh hội nhập là yếu tố sống còn nhưng để đưa ra chế tài bắt buộc các công ty lớn mua linh kiện của các DN vừa và nhỏ thì không phù hợp mà phải dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, các DN nên lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu quan trọng để thu hút khách hàng, từng bước khẳng định uy tín. Ông Lê Dương Quang cũng nhấn mạnh các DN nên tham gia các hiệp hội để tăng cường sự liên kết và cũng tìm ra lợi ích chung.
Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng là mục tiêu chiến lược nhưng chúng ta không tham vọng tham gia quá nhiều mà nên chọn ra vài linh kiện tiêu biểu để tập trung sản xuất.
Sắp tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, tổ chức, công bố và chỉ đạo việc thực hiện Quy hoạch, rà soát, cập nhật các kiến nghị bổ sung nên rất muốn các DN tiếp tục góp ý để Bộ hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ.
Ông Lê Dương Quang cho biết Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hơp đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ban hành các quy định cụ thể đảm bảo việc sản xuất, nhập khẩu động cơ, xe cơ giới và nhiên liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam; tăng cường quản lý thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Bộ Công Thương khuyến khích các DN nếu gặp bất cứ vướng mắc, khó khăn nào về thủ tục hành chính, cơ quan hành chính nào gây phiền hà cho DN thì hãy phản ánh trực tiếp với Bộ để được giải quyết kịp thời.
Quyết định số 1168/QĐ-TTg (ban hành 16/7/2014) phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 1211/QĐ-TTg (ban hành 24/7/2014) phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp (CN) ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hướng đến mục tiêu xây dựng ngành CN ô tô Việt Nam trở thành ngành CN quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh; tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành CN khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất CN ô tô thế giới.