Công bố quốc tế có phải “khuôn vàng, thước ngọc” trong đào tạo tiến sĩ?

Thứ sáu, 16/07/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế mới được công nhận đang là chủ đề thu hút sự tranh luận của nhiều nhà khoa học. Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định công bố quốc tế mới đảm bảo được chất lượng của luận án và hạn chế được tình trạng “tiến sĩ giấy”, “lò ấp tiến sĩ”.

Lo lắng về vấn nạn “tiến sĩ giấy”, “lò ấp tiến sĩ”

Chất lượng đào tạo tiến sĩ luôn là vấn đề được dư luận quan tâm trong nhiều năm qua. Có thời gian, vấn đề đào tạo tiến sĩ đã “chạm đáy” khi những danh xưng “lò ấp tiến sĩ”, “tiến sĩ giấy” được đề cập tới. Đỉnh điểm vào năm 2017, nhiều người từng giật mình về những trung tâm “sản xuất” ra hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế. Nhằm siết chặt lại, năm 2017 trong quy chế đào tạo tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã yêu cầu bắt buộc luận án tiến sĩ ít nhất phải có 1 công bố quốc tế.

“Lò ấp tiến sĩ”, “tiến sĩ giấy” đã từng là thực trạng buồn của đào tạo tiến sĩ.

“Lò ấp tiến sĩ”, “tiến sĩ giấy” đã từng là thực trạng buồn của đào tạo tiến sĩ.

Quy định này ra đời đã góp phần như một rào chắn ngăn chặn được tình trạng “tiến sĩ giấy”. Môi trường đào tạo tiến sĩ cũng vì thế mà được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ của Bộ GD&ĐT vừa công bố đã không còn quy định bắt buộc luận án tiến sĩ phải có ít nhất 1 công bố quốc tế. Chính vì lẽ đó đang gây nên sự lo lắng về sự tuột dốc trong chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Các ý kiến phản đối đều viện dẫn, việc đào tạo tiến sĩ tại các nước đang phát triển như Việt Nam nhiều người thường quan tâm đến cần bao nhiêu công bố quốc tế thì được bảo vệ. Bởi đa số quan niệm công bố quốc tế mới khách quan để đánh giá luận án tiến sĩ khi mà trình độ khoa học tại các quốc gia đang phát triển chưa cao. Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 của Việt Nam cũng đã quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. Nhưng hiện nay không còn quy định như vậy nên đó là một bước thụt lùi.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Sóng Hiền - thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia cho rằng, nhìn từ thực tế cho thấy, so với Thông tư 08/2017 thì Thông tư 18/2021 không có nhiều điểm mới ngoại trừ giảm các tiêu chuẩn đầu ra của tiến sĩ. Cụ thể, về công bố quốc tế, Thông tư 18 cho phép chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố trên tạp chí trong nước trong khi độ tin cậy và chỉ số ảnh hưởng của những tạp chí này trong giới nghiên cứu học thuật quốc tế không cao.

Vị này nhấn mạnh: “Chúng ta thà chấp nhận số lượng tiến sĩ ít nhưng những người được xã hội tôn vinh cho học vị này phải thực sự xứng đáng với danh vị đó. Họ phải thực sự là những tinh hoa của đất nước, phải là những nhà khoa học tiên phong, có sức ảnh hưởng đối với lĩnh vực mình nghiên cứu và có đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của nền khoa học nước nhà cũng như cộng đồng khoa học quốc tế. Chúng ta phải hướng đến đào tạo tiến sĩ là để tạo ra những người làm khoa học thực thụ, tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu chứ không phải tạo ra danh xưng để lòe thiên hạ, để lên chức này, ghế nọ”.

Công bố quốc tế có phải “khuôn vàng thước ngọc”?

Cũng liên quan đến vấn đề này, ở một góc nhìn khác, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận,  Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam nêu ý kiến, nếu quy định có 1 hay 2 bài báo công bố quốc tế luận án tiến sĩ mới được công nhận thì cần phải quy định đến từng lĩnh vực cụ thể, không thể quy định chung chung cho đào tạo tiến sĩ ở tất cả các lĩnh vực.

Công bố quốc tế sẽ nâng cao giá trị của các luận án tiến sĩ.

Công bố quốc tế sẽ nâng cao giá trị của các luận án tiến sĩ.

Trong nghiên cứu khoa học, có những chuyên môn không thể đăng ở các tạp chí khoa học quốc tế. Bởi trong đó có nhiều thông tin, đề tài dính dáng đến lĩnh vực nhạy cảm như đường lối chính sách, hoặc những khu vực thuộc bảo mật không thể đăng báo. Thậm chí, có những bài viết đề ra giải pháp giải quyết thực tiễn ở đất nước mình chưa chắc các tạp chí quốc tế đã đăng.

Bài báo quốc tế không thể quyết định chất lượng của luận án. Có khi viết bài báo quốc tế được đăng nhưng luận án lại cất trong tủ vì không có tính thực tiễn. Không thể lấy bài báo quốc tế làm tiêu chuẩn đánh giá chính. Mà thực chất phải là chất lượng của luận án mới quyết định. Tức luận án đó phải tìm ra được các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tế, những giá trị khoa học chứ không quá coi trọng việc công bố trong hay ngoài nước” - Giáo sư Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Vị này còn cho rằng, luận án tiến sĩ chỉ cần viết để công bố cho thiên hạ người ta đang nghiên cứu vấn đề này như thế nào, chứ không phải bắt đăng ở tạp chí nước ngoài mới công nhận. Để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, ông Phạm Tất Dong cho rằng, cần có quy định về người hướng dẫn. Chỉ có cùng chuyên môn mới được hướng dẫn tiến sĩ, không cho người hướng dẫn không đúng chuyên môn. Tình trạng người hướng dẫn không đúng chuyên môn dẫn đến chất lượng tiến sĩ kém.

Trước ý kiến nhiều chiều liên quan đến đào tạo tiến sĩ, đại diện Bộ GD&ĐT, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học bà Nguyễn Thu Thủy cho rằng: Trong giai đoạn trước đây, Quy chế 08/2017 đã có những đóng góp quan trọng trong việc đặt ra các chuẩn đầu ra nhấn mạnh các công bố quốc tế, từ đó tăng cường quản lý chất lượng đầu ra của đào tạo tiến sĩ. Trong giai đoạn mới, nhận thức về sự đa dạng phong phú của các lĩnh vực ngành nghề đào tạo và sự cần thiết của việc ghi nhận và tiếp tục nâng cao chất lượng các công bố trong nước, những thay đổi trong quy chế mới là điều phù hợp.

Ở vai trò quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT cần đặt ra các tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và giám sát việc thực hiện triển khai. “Chúng ta sẽ cùng tiếp tục nỗ lực và có giải pháp cả trong hoạch định chính sách và thực thi trong thực tiễn để đấu tranh và hướng tới chất lượng thực chất” - bà Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

Qua ý kiến của nhiều chuyên gia, có thể thấy việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ là vấn đề cần giải quyết của giáo dục hiện nay. Để nâng cao được công tác đào tạo thì đào tạo tiến sĩ phải hội nhập với quốc tế càng sâu rộng càng tốt mà công bố quốc tế là một trong những tiêu chí quan trọng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục