Công bố thông tin doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều bất cập

Thứ sáu, 05/04/2019 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giao dịch đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, số vi phạm trong việc công bố thông tin còn nhiều, quá trình giám sát đến thực thi vẫn còn nhiều bất cập.

Đã có nhiều cải thiện

Năm 2018 cơ quan chức năng đã ra gần 400 quyết định xử phạt về công bố thông tin trên TTCK (Ảnh TL)

Năm 2018 cơ quan chức năng đã ra gần 400 quyết định xử phạt về công bố thông tin trên TTCK (Ảnh TL)

Theo UBCKNN, tính đến cuối năm 2018, tổng số công ty đại chúng đã đăng ký với UBCKNN là 1.926. Trong đó có 754 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) và 805 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.

Đánh giá về thực trạng công bố và minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong những năm gần đây, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN cho biết: Ở góc độ tích cực trong 5 năm qua số doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin giảm rất nhiều, số doanh nghiệp đáp ứng trong năm 2018 tăng gấp đôi so với 2017.

Theo Bà Nguyễn Thị Nguyệt Anh, Chuyên gia quản trị công ty, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thì chất lượng công bố thông tin đã đi lên. Lấy ví dụ giải báo cáo tài chính thường niên của HoSE phối hợp với VIR và Dragon Capital tổ chức tại TP. HCM cho thấy chất lượng báo cáo đã thay đổi.

"Cách đây 5 năm, chúng ta chỉ có 30 công ty có báo cáo bằng tiếng Anh, được chọn tham gia đánh giá. Đến 2018 đã có 70 công ty, điểm số cũng tăng lên. Hệ thống luật pháp Việt Nam đã có thông tư, nghị định, Luật Doanh nghiệp, quy định ngành ngân hàng, có thay đổi rõ rệt, đưa các chuẩn mực quốc tế vào định hướng cho công ty Việt Nam”, bag Anh nhấn mạnh.

Theo thống kê, tỷ trọng vi phạm về minh bạch hóa thông tin DN trên TTCK trong tổng vi phạm giảm từ 86,7% năm 2013 xuống còn 60,7% năm 2016. Theo kết quả khảo sát năm 2018 của Vietstock thực hiện với 686 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, có 266 công ty đạt chuẩn công bố thông tin theo các tiêu chí khảo sát đề ra, chiếm 38,78%, tăng vọt so với con số 16,96% của năm 2017.

Minh bạch thông tin vẫn còn nhiều bất cập

Giám sát sẽ tăng mức minh bạch trên TTCK (Ảnh TL)

Giám sát sẽ tăng mức minh bạch trên TTCK (Ảnh TL)

Mặc dù việc minh bạch thông tin DNNY trên TTCK đã có những sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh trong thời gian tới. Theo đại diện UBCKNN, năm 2018 cơ quan chức năng đã ra gần 400 quyết định xử phạt, trong đó có hơn 100 quyết định xử phạt vi phạm về công bố thông tin.

Xét về mặt pháp lý, những quy định về hệ thống pháp luật về chứng khoán của Việt Nam là theo chuẩn mực của Quốc tế, thậm chí còn hơn. Theo quốc tế, DN chỉ CBTT hàng quý, hàng năm kiểm toán. Còn Việt Nam, DNNY công bố thông tin hàng quý, 6 tháng soát xét, hàng năm đều có kiểm toán. Và hiện tại, hệ thống quản lý DN ở quốc tế chủ yếu được thực hiện theo bộ thông lệ. Ở Việt Nam thì đưa vào quy định của pháp luật, cụ thể Nghị định 71, tới đây đưa hẳn vào trong luật. Khuôn khổ thì chặt chẽ nhưng việc thực hành thì có rất nhiều vấn đề.

Theo ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam: “Nếu nhìn tổng thể thì chúng ta đang đi lên. Tuy nhiên vị thế của chúng ta rất là thấp. Lý do thứ nhất tính tuân thủ và tự giác tuân thủ của các doanh nghiệp chưa cao. Quy định của chúng ta có thể rất chặt chẽ nhưng nói chung thì các quy định dù có chặt chẽ đến mấy thì vẫn có lỗ hổng. Nhất là quy định của pháp luật lại không đồng nhất. Nếu như vận theo quy định này thì có kết quả này nhưng vận theo quy định khác thì có kết quả khác”.

Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc viện quản trị công chứng Australia, cho biết thêm: Theo thống kê, Việt Nam hiện nay nằm trong số 12 quốc gia đi theo con đường riêng chứ không nằm trong chuẩn nào. Như vậy chất lượng công bố tài chính cũng chịu ảnh hưởng. Đối với công bố thông tin phi tài chính thì chúng ta có thể thấy hiện nay chúng ta có báo cáo thường niên và báo cáo bất thường. Đối với báo cáo thường niên thì giúp cho báo cáo tài chính đẹp hơn rất nhiều và như vậy độ chính xác không cao.

“Sự giám sát từ thị trường là quan trọng nhất. Các nhà đầu tư cần có sự giám sát 1 cách đúng nghĩa đó là đánh vào lợi ích, như vậy họ sẽ phải làm thật thì thị trường mới có sự đón nhận”, ông Long nhấn mạnh.

Theo ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam: “Thị trường có tốt thì quan trọng là phải xuất phát từ sự nỗ lực của người lãnh đạo cao nhất. UBCK cứ tăng cường kiểm tra giám sát thì sẽ giảm đi phần nào những khuyết điểm. Đối với những công ty chứng khoán như chúng tôi thì chúng tôi cũng phải học hỏi, rút kinh nghiệp, nâng cao đào tạo của mình, sàng lọc khách hàng”.

Quỳnh Chi

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp