Nhận định U17 Việt Nam với U17 Úc, 22h ngày 4/4 tại VCK U17 châu Á 2025
(CLO) Nhận định U17 Việt Nam đấu U17 Úc, 22h ngày 4/4 tại VCK U17 châu Á 2025; dự đoán tỉ số U17 Việt Nam đấu U17 Úc cùng các chuyên gia phân tích.
Theo dõi báo trên:
Là một tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, Bình Phước có diện tích tự nhiên khoảng 6.873,56 km2, dân số gần 1 triệu người gồm có 40 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 20,14% dân số toàn tỉnh. Trong đó, người S’tiêng có khoảng 100.000 người. Đồng bào S’tiêng Bình Phước được xem là người dân tộc bản địa, sống lâu đời tại các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, thị xã Bình Long, Phước Long.
Là một trong 54 tộc anh em của Việt Nam, người S'tiêng hiện sinh sống chủ yếu tại tỉnh Bình Phước. Phóng viên báo Nhà báo và Công luận có dịp đến với buôn làng của người S’tiêng tại các huyện Bù Gia Mập hay Bù Đăng, để tìm hiểu nhiều nét văn hóa độc đáo trong cách ăn, mặc, cách sinh hoạt, mối quan hệ gia đình làng xã và đặc biệt là nét văn hóa đặc trưng với điệu nhạc cồng chiêng.
Người S'tiêng đang cùng hòa chung điệu Cồng chiêng - Ảnh: Thanh Hoài
Ông Nguyễn Quốc Duy – Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước cho biết: “Đồng bào dân tộc S'tiêng là một bộ phận dân cư bản địa cư trú lâu đời tại Bình Phước, có rất nhiều nét văn hoá đặc sắc. Chúng ta được biết rằng, ngoài văn hóa Cồng chiêng rất đặc trưng thì trang phục của đồng bào S'tiêng, đặc biệt là bằng chất liệu thổ cẩm là những nét văn hoá mà cần phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, phát triển".
Giống như nhiều dân tộc khác sinh sống ở Tây Nguyên, người S’tiêng cũng từng sống dựa vào núi rừng. Đồng bào S’tiêng ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng sắc thái văn hóa truyền thống, qua làn điệu dân ca, điệu nhạc Cồng chiêng làm nền tảng sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần. Có thể nói, nhịp chày giã gạo của đồng bào S’tiêng cùng với âm thanh trầm bổng của tiếng nhạc từ cồng chiêng là “món ăn” không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào S’tiêng. Cồng chiêng trong đời sống các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người S’tiêng nói riêng có một ý nghĩa lớn lao, trở thành biểu tượng văn hóa tộc người.
Không có lời ca, nhưng với người S’tiêng tiếng khèn, tiếng chiêng đã tạo nên một bức tranh quê hương rất sống động. Theo tài liệu tham khảo, người S’tiêng có hai nhóm chính là S’tiêng Bù Lơ (sinh sống ở vùng cao) và S’tiêng Bù Đế (sống ở đồng bằng hoặc vùng trung du). Với người S’tiêng Bù Lơ, cồng chiêng là tên gọi chung chứ không phân biệt cái nào là cồng, cái nào là chiêng. Còn với người S’tiêng Bù Đế lại có cách hiểu khác, người S’tiêng Bù Đế cũng gọi cồng chiêng như tên gọi chung chung, nhưng gọi chiếc cồng (có núm ở chính giữa) là chiêng.
Người S’tiêng có nhiều nghi lễ trong năm liên quan đến vòng đời hay nông nghiệp, như lễ cúng các vị thần, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới và lễ kết bạn. Đây là dịp để người dân thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong các nhạc khí, nhạc cụ của người S’tiêng ở Bình Phước còn có một nhạc cụ làm bằng ‘’Sừng Trâu’’ mà trước đây nhiều người hay gọi chung là ‘’tù và’’. Mỗi bộ kèn sừng trâu tương thích và dùng cho bộ cồng hoặc một bộ chiêng, điều này đòi hỏi người làm kèn sừng trâu cũng phải hiểu từng cung bậc âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng.
Tiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung - Giảng viên khoa âm nhạc, trường Đại Học Sài Gòn cho hay: "Những nhạc cụ làm từ vật liệu tự nhiên của các đồng bào dân tộc thì sẽ có thanh âm tương đồng với cồng chiêng và cái này cũng phụ thuộc vào trình độ chế tác nhạc khí, những nhạc khí mà người ta dễ tinh chỉnh được sẽ phải lấy theo âm gốc của những nhạc khí mà khó tinh chỉnh hơn. Ví dụ như mình thấy những đàn chẳng hạn, hoặc khèn độ tinh chỉnh âm thanh dễ hơn mình tinh chỉnh một cái cồng cho nên nó sẽ lấy ví dụ như lấy âm thanh của cồng làm âm thanh chuẩn và sẽ được chỉnh theo thanh âm đó”.
Tuy vậy, bộ cồng chiêng của hai nhóm người S’tiêng đều là một bộ cồng (có núm ở giữa) gồm 5 chiếc và một bộ chiêng gồm 6 chiếc, những chiếc cồng hoặc chiêng trong một bộ có nhiều cỡ, đường kính từ 20-60cm, loại cực đại có thể lên tới 120cm và tạo ra âm thanh, âm điệu khác nhau.
Bộ cồng chiêng của người S’tiêng - Ảnh: Thanh Hoài
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm- Giảng viên khoa nghệ thuật, trường Đại học Sài Gòn: “Sự đa dạng ở đây là bài bản chứ không phải là đa dạng với âm thanh của cồng chiêng, dàn chiêng 6 chiếc thì tháng âm 5 âm sẽ có 2 cái lệch nhau một quãng 8 cái chiêng mẹ và cái chiêng con cuối cùng, rõ nhất là chiêng quãng 8 âm thanh thì có thể là các dàn chiêng cũng có lệch không phải là hoàn toàn thống nhất về mặt thanh âm. Về mặt cao độ tuyệt đối thì mình cũng khó có thể cho rằng mình sẽ tương đồng với nhau nhưng mà cái cấu trúc quãng của thanh âm thì lại rất tương đồng”.
Có thể thấy, cồng chiêng S’tiêng không chỉ độc đáo về tiếng nốt trầm bổng mà còn là cuộc sống của người S’tiêng.
Cồng, Chiêng biểu tượng cho sức mạnh vật chất và tinh thần của đồng bào S'tiêng
Tiếng cồng chiêng vang lên như có thể cảm nhận được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy và không gian lễ hội của đồng bào S'tiêng. Chiêm ngưỡng bộ cồng chiêng đen bóng màu thời gian, nghe tiếng rất đẹp, âm vang gần xa, người dân nơi đây tự hào ví đó như giọng nói của một người đàn ông dũng mãnh.
Bộ cồng chiêng như vật báu được truyền qua 3 đời của dân tộc S’tiêng. Có nhiều loại nhạc cụ truyền thống lắm, như trống, đàn bầu, sáo... nhưng cồng chiêng là nhạc cụ tiêu biểu và linh thiêng nhất của người S’tiêng. Gia đình, dòng họ nào có nhiều bộ chiêng quý không chỉ thể hiện sự giàu có, mà còn thể hiện sức mạnh vị trí cao quý trong cộng đồng.
Do giá trị của cồng chiêng quá đắt và quý, nên người S’tiêng không tùy tiện mượn cồng chiêng của người khác để sử dụng, hay cho người khác mượn cồng chiêng của mình. Bởi vì, nếu người mượn làm vỡ hoặc hư hại một chiếc thì phải bồi thường cả bộ.
Theo tục lệ xưa, nếu người mượn không có tài sản để bồi thường thì phải gả bán con cái hoặc bản thân người mượn phải đi làm nô lệ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến người biết sử dụng cồng chiêng trong cộng đồng S’tiêng bị hạn chế. Với người S’tiêng, cồng chiêng là tài sản vô giá, là nét văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian, biểu tượng cho sức mạnh vật chất lẫn sức mạnh tinh thần.
Già Điểu Đố thuộc người S’tiêng - Bình Phước
Theo già làng Điểu Đố, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước: "Một bộ cồng (có núm ở giữa) gồm 5 chiếc và một bộ chiêng gồm 6 chiếc. Những chiếc cồng hoặc chiêng trong một bộ có kích cỡ từ nhỏ đến lớn và cũng tạo ra âm thanh, âm điệu khác nhau. Số lượng cũng như chủng loại, chất lượng bộ cồng chiêng sẽ phản ánh mức độ giàu có của những gia đình người S’tiêng".
Trong phong tục của người S’tiêng, việc lấy cồng chiêng ra đánh thể hiện hàng động báo tin mừng cho cộng đồng, sự cảm ơn của chủ nhà, đối với trời đất cộng đồng. Vì thế, người S’tiêng không lấy cồng Chiêng ra đánh một cách tùy tiện. Từ quan niệm vạn vật hữu linh, người S’tiêng cho rằng cồng chiêng cũng có thần linh, nên đây cũng là lý do không phải cồng chiêng lúc nào cũng đánh được, nếu không có sự kiện lớn và các sự kiện đó phải có rượu cần, thịt để cúng tế thần linh.
Để tỏ lòng tôn kính thần linh, người S’tiêng thường tổ chức một nghi lễ cúng trước khi mang cồng chiêng ra sử dụng. Lễ cúng lớn nhỏ, phức tạp hay đơn giản tùy theo mức độ của Lễ Hội và khả năng, điều kiện tài chính của chủ sở hữu. Đó có thể một nghi lễ như lễ cầu mưa, lễ quay đầu Trâu, lễ mừng lúa mới... Sau khi thực hiện xong, người S’tiêng mới bắt đầu vào lễ chính. Lễ hạ chiêng kết thúc khi tất cả những người trong nhà lần lượt chung uống một chén rượu cần do chính già làng rót mời. Và lúc này âm thanh của cồng chiêng vang lên bắt đầu hòa nhịp theo từng điệu múa, động tác của người nghệ nhân.
Nghệ Nhân Điểu Kiêu - Xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập nói rằng: "Đối với cộng đồng người S’tiêng, cồng chiêng không thể thiếu trong tất cả lễ hội dù người lớn hay nhỏ. Khi nghe tiếng cồng, tiếng chiêng là đến chung vui. Cồng chiêng đã tạo nên sự đoàn kết cộng đồng trong người S’tiêng rất cao".
Hiện hầu hết các thôn, sóc người S’tiêng trên địa bàn Bình Phước đều có các đội cồng chiêng phục vụ đồng bào sinh hoạt cộng đồng. Thông qua các hoạt động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước huy động các đội cồng chiêng, các nghệ nhân người S’tiêng tham gia nhằm truyền cảm hứng và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể cồng chiêng. Bên cạnh đó, các trường dân tộc nội trú cũng được khuyến khích đưa môn cồng chiêng vào truyền dạy cho các bậc học sinh người đồng bào dân tộc S’tiêng.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước, cồng chiêng của Bình Phước là một bộ phận trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong nhiều năm qua, những người làm văn hóa ở Bình Phước đã khuyến khích các hoạt động văn hóa có sử dụng cồng Chiêng, đồng thời duy trì tổ chức các Liên hoan cồng chiêng thường niên ở cấp xã, huyện và tỉnh.
Từ bao đời nay, cồng chiêng là niềm tự hào, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng, nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng nói chung và Bình Phước nói riêng. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng luôn được các cấp, ngành tại địa phương rất quan tâm, chú trọng. Các già làng tại các thôn, sóc vẫn âm thầm “giữ và truyền lửa”cho các thế hệ sau. Điều đó đã góp phần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp của người S’tiêng trên đất Bình Phước nói riêng và nét đẹp văn hóa Việt Nam nói chung.
(CLO) Nhận định U17 Việt Nam đấu U17 Úc, 22h ngày 4/4 tại VCK U17 châu Á 2025; dự đoán tỉ số U17 Việt Nam đấu U17 Úc cùng các chuyên gia phân tích.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Tối 3/4, tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Giá vàng chạm đỉnh 3.167,57 USD rồi quay đầu giảm khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot bày tỏ lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự với Iran trong trường hợp đàm phán hạt nhân thất bại.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tối 3/4, tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng” gây ấn tượng với những giai điệu sâu lắng, hình ảnh sân khấu được dàn dựng công phu.