Công chúng kỳ vọng vào sự sáng tạo, trách nhiệm của những người làm báo

Thứ hai, 18/03/2019 21:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội Báo toàn quốc 2019 đã khép lại trong sự hân hoan, phấn chấn nhưng đầy lắng đọng của những người làm báo. Những lời chúc mừng, tôn vinh nghề báo, người làm báo và báo chí nói chung rồi cũng qua đi, điều còn lưu lại là sự kỳ vọng của công chúng về trách nhiệm của báo chí.

 Sự kỳ vọng đó là mong muốn báo chí dù hoàn cảnh nào cũng không đứng ngoài cuộc, báo chí phải đồng hành với nhân dân và dân tộc.

Tin tưởng vào sự dấn thân và trách nhiệm của những người làm báo

Với vai trò của mình, báo chí đã phản ánh kịp thời đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, những thông tin về các mặt đời sống xã hội đến với bạn đọc. Điều đó chính là hướng báo chí vào lòng dân, báo chí nói tiếng nói của dân, phản ánh ý chí và nguyện vọng của dân đến với Đảng, đến với chính quyền để kịp thời tháo gỡ, xử lý. 

Toàn cảnh lễ Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2019

Toàn cảnh lễ Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2019

Những người làm báo Việt Nam đã  thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng và các cấp chính quyền với nhân dân; đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội… thực sự  góp phần dự báo, đón đầu các sự kiện và xu thế phát triển của xã hội. Công chúng vẫn rất cần phải thực hiện quyền được thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến vận mệnh đất nước và cuộc sống con người, không chỉ những người ưu thời mẫn thế cần đến mà là nhu cầu bức xúc của mọi công dân quan tâm đến lợi ích của chính mình trong lợi ích chung của toàn xã hội.

Nguyễn Thị Nguyên (Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội) cùng chồng rất phấn khởi về sự phát triển mạnh mẽ của báo chí hiện nay. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Nguyễn Thị Nguyên (Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội) cùng chồng rất phấn khởi về sự phát triển mạnh mẽ của báo chí hiện nay. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Khi mà đi xem các gian trưng bày của các cơ quan báo chí tôi cũng thấy phấn chấn về quy mô, sự chỉn chu đặc biệt là sự chú trọng vào đầu tư chất lượng của tờ báo. Điều này được thể hiện rõ nét qua chất lượng nội dung thông tin báo chí hàng ngày, hàng giờ đăng tải trên các loại hình báo chí; báo chí phản ánh, bám sát toàn diện mọi mặt của cuộc sống và đáp ứng rất tốt, rất kịp thời mọi nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của xã hội” - Bà Nguyễn Thị Nguyên (Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Những người làm báo chân chính là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. Đặc biệt là những ngòi bút chống tiêu cực, sai trái, chống tham nhũng... “Chúng tôi thấy được ở họ sự dấn thân. Nhiều vụ việc bức xúc, nhiều vấn đề xã hội vẫn xảy ra hàng ngày mà đi cùng với đó là những hiểm nguy cho người làm báo nhưng tôi chưa thấy những nhà báo bị tấn công nào tỏ ra khiếp nhược. Họ vẫn quyết tâm để tiếp tục cầm bút và chiến đấu, đi đến cùng của sự thật để mang lại công lý cho nhân dân. Chúng tôi thực sự cảm phục và tin yêu những ngòi bút dũng cảm đó” - bà Nguyên cho biết thêm. 

Những người làm báo đã có phẩm chất dấn thân như thế sẽ không dễ gì lùi bước trước những lời đe doạ hay hành vi đe doạ, bởi vì nhà báo có lý tưởng, và tin vào điều tốt, tin vào sự nghiêm minh của pháp luật và tin vào sự ủng hộ của dư luận.

Kỳ vọng vào chính kiến, phản biện của báo chí

Báo chí phải bày tỏ chính kiến, phân tích, đánh giá, bình luận, phản biện... thông tin. Chính điều này làm nên bản sắc tờ báo.

 Ngay khi biết được thông tin Hội báo toàn quốc được diễn ra, ông Nguyễn Quốc Văn - nhà nghiên cứu văn hóa đã thu xếp thời gian lặn lội từ Hải Dương lên tham dự chia vui cùng những  người làm báo đồng thời cũng bày tỏ những suy nghĩ để những người làm báo sẽ hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của mình.“Người làm báo thời nào cũng vậy, đòi hỏi phải có chí. Cái chí ở đây thể hiện qua chính kiến của người cầm bút, của cả tờ báo. Nếu báo chí chạy theo thỏa mãn những nhu cầu, thị hiếu tầm thường, xa rời tôn chỉ mục đích của tờ báo nhằm thương mại hóa, câu khách thì tờ báo đó khó lòng đáp ứng đòi hỏi của tất cả tầng lớp bạn đọc. Nhưng dù đại chúng, bình dân hay hàn lâm thì công chúng vẫn kỳ vọng ở báo chí tính trung thực, nhanh nhạy, chính xác và trí tuệ của những người làm báo” - Ông Văn nhận định.

Ông Nguyễn Quốc Văn là một nhà nghiên cứu văn hóa đã lặn lội từ Hải Dương lên chung vui với ngày Hội của những người làm báo. Anh: Nguyệt Hồ.

Ông Nguyễn Quốc Văn là một nhà nghiên cứu văn hóa đã lặn lội từ Hải Dương lên chung vui với ngày Hội của những người làm báo. Anh: Nguyệt Hồ.

Báo chí hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ là kênh chủ lực trong việc chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, báo chí chính thống đã thể hiện rõ bản lĩnh trong phản biện xã hội. 

Đội ngũ báo chí ngày nay với sự rộng khắp của mình đã ngày càng chuyên nghiệp hóa, tri thức, suy nghĩ và cách lý giải vấn đề ngày càng được nâng cao để biết đâu đúng, đâu sai, thậm chí yêu cầu các cơ quan Nhà nước điều tra, xét xử, vạch trần sai phạm. Có điều tôi suy nghĩ, muốn đạt được kỳ vọng của nhân dân và Đảng thì nhà báo phải không ngừng học hỏi, để nâng cao kiến thức về chuyên môn, về tôn chỉ mục đích của báo mình, để khi nhìn vào hiện tượng biết được đâu là đúng đâu là sai”. Ông Văn cũng nhấn mạnh thêm.

Thực hiện chức năng phản biện xã hội là báo chí góp phần khơi thức, tập hợp nguồn lực trí tuệ toàn dân, trước hết là đội ngũ tri thức, góp ý và phản biện các quyết sách lớn của Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Báo chí không lên tiếng, không xã hội hóa các sự kiện thời sự đang diễn ra liên quan mật thiết đến lợi ích cơ bản, lợi ích sống còn của cộng đồng dân cư hay của nhân dân nói chung, thì công chúng và nhân dân khó có thể biết, nên không thể bày tỏ thái độ, phán xét hay đánh giá kịp thời về các sự kiện và vấn đề ấy. Nói cách khác, báo chí không khơi nguồn thì khó có thể bùng lên dư luận xã hội về những vấn đề quốc kế dân sinh.

Đem lại niềm tin và sự công bằng cho người dân

Ở nước ta hiện nay, khi tiêu cực đang bùng phát ở mọi lĩnh vực (giao thông, thương mại, xây dựng, y tế, giáo dục...cản bước phát triển của xã hội thì không nhà báo chân chính nào có thể đứng ngoài. Thực tế cho thấy báo chí Việt Nam thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào thành quả chống tiêu cực, tham nhũng của cả nước.

Bà Bùi Thị Phương, đã 92 tuổi vẫn nhờ con cháu đưa đến Hội báo tham quan đồng thời bày tỏ tin tưởng của mình vào đội ngũ

Bà Bùi Thị Phương, đã 92 tuổi vẫn nhờ con cháu đưa đến Hội báo tham quan đồng thời bày tỏ tin tưởng của mình vào đội ngũ "thư kí trung thành của thời đại". Ảnh: Nguyệt Hồ.

Bà Bùi Thị Phương (Tông Đản, Tràng Tiền, Hà Nội) bộc bạch:“Tôi từng là thành viên của câu lạc bộ thông tin của Hội Nhà báo. Là độc giả nhiều tờ báo, tôi nhận thấy những năm gần đây báo chí đã phát huy và khẳng định được vai trò và sức mạnh của mình trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đặc biệt là công tác giải quyết khiếu nại, tiêu cực".

Có nhiều vụ việc các đối tượng tỏ ra coi thường pháp luật nhưng lại rất ngán ngại bị báo chí phát hiện và thông tin. Một phần sức mạnh xã hội của báo chí là ở chỗ có thể công khai những bí mật mà báo chí điều tra được. Cho nên báo chí có lợi thế nhất định trong việc phòng chống tiêu cực.

Không ít vụ việc tham ô, tham nhũng mà báo chí đưa ra công luận trong những năm qua là bắt nguồn từ sự phát hiện, tố giác của quần chúng. Nhiều vụ việc lớn báo chí đã phanh phui được, đem lại niềm tin, sự mong đợi của nhân dân. “Các phóng viên nhà báo đã lặn lội đi sâu vào các sự kiện mà qua báo tôi cũng mới nắm bắt được các sự kiện xã hội đó. Bản thân tôi cũng có nhiều suy nghĩ, nhiều thông tin muốn được lãnh đạo các cấp lắng nghe giải quyết và các tờ báo chính là cầu nối của người dân với Đảng và Nhà nước để tôi có thể đưa ra được suy nghĩ của mình” - Bà Phương tâm sự.

Qua nhiều vụ việc đã được giải quyết, cũng không ít vụ việc khiếu nại, tiêu cực kéo dài, qua kênh thông tin của báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều hội nghị, qua đó đã chỉ ra những bất cập trong cơ chế chính sách, pháp luật cũng như những thiếu sót, hạn chế của cơ quan chức năng trong việc giải quyết. Đồng thời, có những chỉ đạo cụ thể, các cơ quan chức năng vào cuộc và không ít vụ việc đã được làm rõ, người vi phạm đã bị xử lý, người dân thêm tin vào chính quyền hơn. Báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân.

Bà Phương cũng nhấn mạnh: “Nhiều người dân như chúng tôi khi đi khiếu kiện không được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết hoặc chỉ đạo các cấp, ban, ngành liên quan có trách nhiệm giải quyết dứt điểm. Nhiều nơi, người dân mang nỗi bức xúc của mình đến người có trách nhiệm lại không được tiếp đón. Khi đó, chúng tôi lại gõ cửa các cơ quan báo chí. Nhờ tiếng nói trợ giúp với những hướng dẫn cụ thể của báo chí chúng tôi  đã tìm lại quyền lợi chính đáng của mình”.

Mong rằng các nhà báo sẽ mãi giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với nghề

Thế hệ trẻ như chúng tôi hiện nay cũng có nhiều mối quan tâm, tuy nhiên không ít lần có sự xao nhãng với những vấn đề chung về lợi ích của cộng đồng và xã hội. Nhờ đội ngũ phóng viên nhà báo hàng ngày vẫn lăn xả vào các điểm nóng đã làm dịu đi cơn "thiếu thốn tri thức", những tri thức giúp cho mỗi một con người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng tôi hiểu biết về thời cuộc từ đó hoàn thiện mình hơn." - chị Trần Thị Hương (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) cũng thể hiện sự mến mộ và quan tâm của mình tới đội ngũ nhà báo.

Chị Trần Thị Hương (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) háo hức đưa con trai đến tham quan Hội báo. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Chị Trần Thị Hương (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) háo hức đưa con trai đến tham quan Hội báo. Ảnh: Nguyệt Hồ.

Dù là thời kỳ nào, dù làm báo nào và được phân công lĩnh vực nào đi chăng nữa thì có một thứ duy nhất cần giữ gìn. Đó chính là đạo đức của người làm báo và ngọn lửa đam mê nghề. Nghề báo có sự lựa chọn và đào thải tự nhiên. Nếu không trau dồi đạo đức, không đam mê nghề nghiệp, không sáng tạo, không có tác phẩm hay sẽ bị đào thải..."Chúng tôi những công chúng luôn quan tâm và đồng hành cùng các nhà báo và thực sự mong mỏi các nhà báo sẽ mãi giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với nghề để có nhiều tác phẩm tâm huyết hơn đến được với công chúng"- chị Hương nói.

Nghề báo được ví như một nghề mang nhiều trăn trở và người làm báo được ví như những "con tằm nhả tơ". Khi sự trăn trở ấy “cựa mình” người làm báo phải đem niềm tin, bản lĩnh cũng như sự cần cù, kiên nhẫn của mình ra để ngày ngày cống hiến, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí chân chính. Dù đã thành công hay chưa, nhưng những người làm báo hôm nay, họ luôn mang trong mình bầu nhiệt huyết với nghề.

Trước hy vọng của công chúng, các phóng viên, nhà báo chắc hẳn sẽ tự nhủ hoàn thiện mình hơn nữa cả về chuyên môn, nghiệp vụ, cả về phẩm chất, nhân cách để luôn có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc và nhiều thông tin chính xác mang lại niềm tin cho độc giả.  Đội ngũ báo chí luôn nêu cao tinh thần nhiệt huyết, giữ được ngòi bút công tâm, khách quan của mình để luôn xứng đáng  là “đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng”.

Trọng Diễn

Tin khác

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội
Đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội

Đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội

(CLO) Chiều 18/3, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024 nhằm đánh giá phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội, và trao cờ thi đua, bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

Công tác hội
Chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao: Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

Chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao: Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

(CLO) Tiếp tục chương trình làm việc tại Hội nghị toàn quốc năm 2024 chiều 18/3, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2021 – 2023).

Công tác hội
'Hội Nhà báo Việt Nam tiên phong, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại'

"Hội Nhà báo Việt Nam tiên phong, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại"

(CLO) Đó là nhận định của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 18/3, tại TP HCM.

Công tác hội
Viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

Viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

(CLO) Hiện nay sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng diễn ra tinh vi, khó lường. Chính vì thế, việc nâng cao vai trò của Hội Nhà báo các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.

Công tác hội