Công khai hoạt động của cơ sở giáo dục lên website nhà trường: Có chống được lạm thu?

Thứ tư, 12/06/2024 15:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay lạm thu xảy ra chủ yếu do hoạt động của ban phụ huynh nhưng các khoản thu này lại không thuộc yêu cầu phải công khai, minh bạch, dẫn đến việc nhiều người lo lắng lạm thu vẫn xảy ra trong nhà trường.

Nhà trường phải công khai thu chi tài chính lên website

Lạm thu được xem là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường, cũng là nguyên nhân nhiều lãnh đạo nhà trường bị kỷ luật, thậm chí bị khởi tố. Hàng năm, câu chuyện lạm thu trở thành chủ đề nóng, ngay cả khi năm học cuối thì vấn đề lạm thu cũng trở nên nóng bỏng.

Mới đây, ngày 3/6, Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Phạm Mạnh Hùng (50 tuổi, hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú, tiểu học và trung học cơ sở Bảo Thắng) để điều tra về hành vi tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là minh chứng rõ nét cho thực trạng lạm thu trong trường học và sự thiếu minh bạch trong hoạt động thu chi của nhà trường.

cong khai hoat dong cua co so giao duc len website nha truong co chong duoc lam thu hinh 1

Nhà trường càng minh bạch, trường học càng hạnh phúc (ảnh minh họa - nguồn Trường Phổ thông liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo đó, ông Phạm Mạnh Hùng đã chỉ đạo lạm thu tiền của học sinh để chiếm đoạt và sử dụng mục đích cá nhân với tổng số tiền hơn 374 triệu đồng. Ngoài ra, lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền ngân sách.

Câu chuyện xảy ra tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú, tiểu học và trung học cơ sở Bảo Thắng là một ví dụ điển hình cho việc khuất tất, mờ ám trong thu chi của nhà trường. Bài toán đặt ra lúc này, chính là việc làm sao để hạn chế được tình trạng này, không để lãnh đạo nhà trường lợi dụng để lạm thu, thu chi thiếu minh bạch.

Trước thực trạng trên, mới đây, ngày 3/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, thông tư ra đời với mục tiêu minh bạch các thông tin có liên quan của cơ sở giáo dục để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học, gia đình người học và xã hội biết, tham gia giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục. Tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.

Thông tư yêu cầu các cơ sở giáo dục phải công khai tình hình tài chính của cơ sở giáo dục trong năm tài chính trước liền kề thời điểm báo cáo theo quy định pháp luật, trong đó có cơ cấu các khoản thu, chi hoạt động như các khoản thu phân theo nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, hỗ trợ của nhà đầu tư; học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học;

Kinh phí tài trợ và hợp đồng với bên ngoài; nguồn thu khác) và loại hoạt động (giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; hoạt động khác); Các khoản chi phân theo chi tiền lương và thu nhập (lương, phụ cấp, lương tăng thêm và các khoản chi khác có tính chất như lương cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên,...);

Chi cơ sở vật chất và dịch vụ (chi mua sắm, duy tu sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển đội ngũ,...); Chi hỗ trợ người học (học bổng, trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động phong trào, thi đua, khen thưởng,...); chi khác.

Điểm mới của Thông tư 09/2024, chính là yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông phải công khai trên trang web của nhà trường để phụ huynh và học sinh giám sát.

cong khai hoat dong cua co so giao duc len website nha truong co chong duoc lam thu hinh 2

Lạm thu xảy ra do nhiều ban phụ huynh thu chi nhiều khoản trái quy định (ảnh minh họa- nguồn internet).

Lo lắng lạm thu vẫn tiếp diễn

Theo chị Nguyễn Lệ Thu ở quận Hoàn Kiếm cho rằng, thông tư yêu cầu bắt buộc minh bạch công tác thu chi của nhà trường trên website của trường là một điểm cộng.

Tuy nhiên, thông tư không nói đến các khoản thu của quỹ phụ huynh, các hoạt động thu chi của học sinh. “Tôi cho rằng, hiện nay ngoài nhà trường thu theo quy định thì hội phụ huynh lớp, trường mới là đơn vị tổ chức thu nhiều khoản nhất.

Trong khi đó, các khoản thu trên lại không có yêu cầu phải giải trình, minh bạch. Nếu như vậy lạm thu sẽ còn tồn tại và không thể xóa bỏ” – chị Nguyễn Lệ Thu nêu ý kiến.

Cũng liên quan đến vấn đề công khai, anh Nguyễn Trung Anh cho rằng, ngoài vấn đề tài chính thì các vấn đề khác liên quan đến hoạt động giảng dạy, học tập của các em cũng nên công khai.

Tránh tình trạng, dạy thêm, dạy liên kết tràn lan trong nhà trường. Việc công khai không chỉ bắt nhà trường công khai một lần vào cuối tháng 6 hàng năm mà có nhiều nội dung cần thiết phải được công khai, báo cáo cụ thể hàng tuần để phụ huynh và xã hội giám sát.

“Trong trường học hiện nay, vấn đề lạm thu, dạy thêm học thêm trá hình, an toàn thực phẩm là những vấn đề đòi hỏi phải được công khai minh bạch. Chính vì thế, cần thiết nhà trường công khai theo quy định 09 của Bộ GD&ĐT thì cần minh bạch hơn các thông tin trên để xã hội giám sát” - anh Nguyễn Trung Anh nhấn mạnh.

Thực tiễn cho thấy, các khoản thu chi của nhà trường chưa phải nguyên nhân chính gây mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhà trường mà chính là các khoản thu của ban phụ huynh.

Việc thu chi của ban phụ huynh nhiều nơi không đúng theo quy định nên xảy ra tình trạng người tự nguyện đóng góp nhưng có những người lại không chấp hành, thậm chí chống đối.

Mới đây nhất, Báo Nhà báo & Công luận nhận được phản ánh của phụ huynh tên H. về việc xảy ra tại lớp con chị đang theo học tại một trường tiểu học của quận Bắc Từ Liêm Hà Nội. Theo đó, chị H. phản ánh hàng năm quỹ phụ huynh nộp rất nhiều khoản, ngoài các khoản tiền nộp phục vụ cho việc học tập của học sinh thì còn có quỹ 1 triệu đồng/năm học chỉ để phục vụ đi lễ, tết thầy cô.

Nộp tiền ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, trồng cây xanh… Ngay cả tiền mua giấy khen, tặng phẩm cho học sinh cuối năm phụ huynh cũng đóng góp. Phản ánh của chị H. cho thấy, việc này không chỉ xảy ra tại lớp con chị đang theo học mà còn xảy ra tại nhiều lớp trong nhà trường.

Câu chuyện của chị H. phản ánh là thực trạng chung xảy ra tại nhiều trường học hiện nay. Mặc dù Thông tư 55 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đã quy định rõ, ban đại diện cha mẹ phụ huynh không được thu các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Tuy nhiên trên thực tế ban phụ huynh đang thu nhiều khoản phục vụ cho công tác giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, tặng phẩm cho thầy cô.

Bình luận về vấn đề trên, nguyên đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng, việc Bộ GD&ĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là điều rất tốt.

Đặc biệt, đối với giáo dục phổ thông vì hay xảy ra kiện cáo, đấu tố giữa nhà trường và phụ huynh về các khoản thu, về công tác dạy học trong nhà trường.

Tuy nhiên, nếu quy định trên không đề cập đến việc minh bạch các khoản thu của ban phụ huynh thì đó là thiếu sót. Bà Bùi Thị An cho rằng, hiện nay nhiều nơi ban phụ huynh thu không đúng quy định, nhiều phụ huynh không dám lên tiếng vì sợ con em mình bị vùi dập.

Do đó, minh bạch các khoản thu của ban phụ huynh trong nhà trường thì mới chấm dứt được lạm thu.

“Hiện nay, nhiều trường học đẩy cho ban phụ huynh đứng ra thu đáng lẽ các khoản thu này phải do nhà trường thu như tiền xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, tiền học tập, trải nghiệm của học sinh… các khoản trên nhiều trường học do chính ban phụ huynh thu và chi nên rất khó kiểm soát” – bà Bùi Thị An nêu.

Có thể thấy qua trao đổi với phụ huynh và chuyên gia, việc minh bạch thông tin trong các nhà trường hiện nay là rất cần thiết. Đối với bậc học phổ thông việc minh bạch từ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hoạt động thu chi sẽ làm cho hoạt động giáo dục thêm lành mạnh.

Tuy nhiên, nếu quy định minh bạch đối với nhà trường nhưng không yêu cầu ban phụ huynh minh bạch các khoản thu chi thì nhiều người cho rằng vấn đề lạm thu, tiêu cực trong giáo dục vẫn sẽ tồn tại.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Ngày 19/9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Giáo dục
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục