(NB&CL) Trong thời gian gần đây, Deepfake - với khả năng chế tạo ảnh, video với độ chính xác chưa từng có đang gây nhiều tranh cãi và được cho là nguyên nhân của việc lan truyền tin giả.
Báo chí - sản phẩm thông tin của đời sống xã hội cũng không tránh khỏi tác động ấy. Đối diện vấn đề này như thế nào trong bối cảnh ấy là bài toán mà người làm báo đang đặt ra.
Deepfake ngày càng tinh vi gây ra nhiều thông tin sai lệch
Vào cuối tháng 3 vừa qua, các bức ảnh giả với nội dung “cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt” đã thu hút tới hơn 6,4 triệu lượt xem trong một bài đăng trên Twitter. Theo đó, trên mạng xã hội đã lan truyền một loạt những hình ảnh giả mạo cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cảnh sát bao vây, bắt giữ, bỏ chạy, ngồi buồn thảm trên chiếc ghế trong nhà lao, rồi khoác lên mình bộ đồng phục màu cam của các nhà tù Mỹ... gây hoang mang dư luận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây đều là những hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên gọi Deepfake.
Với sự cải tiến công nghệ ngày càng tinh vi, nhiều hình ảnh Deepfake lan truyền trong thời gian gần đây khiến người xem dễ dàng tin rằng chúng là thật như: Giáo hoàng Francis mặc áo phao màu trắng thời trang, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đụng độ cảnh sát giữa các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Paris... Và gần nhất, vào cuối tháng 7, những kẻ lừa đảo đã làm giả một video về việc phát thanh viên Loke Wei Sue của hãng tin CNA của Singapore “phỏng vấn” với CEO Elon Musk của Tesla. Các hình ảnh của phóng viên và ông Musk hoàn toàn giả tạo, khi đều bị cắt ghép và lồng tiếng.
Vậy Deepfake là gì? Deepfake là một kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra nội dung giả mạo, chẳng hạn như video hoặc hình ảnh, một cách rất thuyết phục. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để tạo ra các video giả mạo của các nhân vật nổi tiếng, các chính trị gia hoặc các nhân vật trên mạng xã hội, và đặc biệt nó có thể được sử dụng để tạo ra các video giả mạo có nội dung gây tranh cãi, xuyên tạc sự thật hoặc phỉ báng. Đối với báo chí, Deepfake có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể. Với khả năng tạo ra các video giả mạo một cách chân thật, Deepfake có thể dẫn đến việc tin tức giả mạo được lan truyền trên mạng xã hội và các trang tin tức. Điều này có thể gây ra sự hoang mang và đánh mất niềm tin của người dùng đối với các nguồn tin tức truyền thống.
Theo nhà báo Hoàng Đức Long - Trưởng phòng Thông tin chính trị xã hội, Truyền hình Thông tấn Việt Nam, công nghệ Deepfake ngày càng tinh vi gây ra nhiều thông tin trái chiều, thông tin sai lệch. Rất nhiều người hiện nay sử dụng phần mềm trên điện thoại di động biến một người trẻ thành già hay người già thành trẻ cũng sử dụng công nghệ tương tự như vậy. Tác động ngấm ngầm của video giả mạo trên các phương tiện truyền thông xã hội là tạo ra một xã hội thiếu niềm tin, mọi người khó có thể hoặc không còn bận tâm đến việc phân biệt sự thật và giả dối. Khi niềm tin của công chúng bị xói mòn, sự nghi ngờ về các sự kiện cụ thể càng nảy sinh.
Truyền thông xã hội là nền tảng chính dễ phát tán mạnh video giả mạo, gây hoang mang dư luận. Phần mềm Deepfake có thể bị biến thành một thứ vũ khí lợi hại để sản xuất thông tin sai lệch. Video giả mạo dễ dàng được tạo và chia sẻ nhanh chóng, cho phép đạt tới hàng triệu lượt xem chỉ trong vài giây. Deepfake đặt ra một mối đe dọa lớn hơn tin giả thông thường bởi vì video giả mạo khó phát hiện hơn và người xem thường có xu hướng tin vào những gì họ được tận mắt thấy. Truyền thông xã hội hiện đang là nền tảng trực tuyến phổ biến, nhưng khi không thể kiểm soát được video giả mạo, niềm tin của người dùng sẽ bị đánh mất.
Bên cạnh đó, những dạng thông tin giả mạo này còn có thể bôi nhọ danh tiếng của những người nổi tiếng hoặc một tổ chức, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. “Khi Deepfake xuất hiện thì các nhà báo và biên tập viên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và xác minh hình ảnh cũng như nguồn thông tin. Nếu không có sự xác minh chuẩn xác, vô tình thông tin giả sẽ được lan truyền. Điều này vô cùng nguy hiểm. Việc tìm hiểu nguồn thông tin có khả năng làm chậm quá trình báo cáo và xuất bản và cũng đặt ra thách thức cho các phóng viên cần trang bị nhiều kiến thức về xu thế công nghệ mới. Khi Deepfake, machine learning và AI ngày càng phát triển nhanh chóng, điều đó có nghĩa là sự phát triển diễn ra gần như hàng ngày. Do đó, việc cập nhật xu hướng mới nhất của Deepfake là cực kỳ quan trọng đối với nhà báo và biên tập viên”, nhà báo Hoàng Đức Long cho hay.
Sử dụng Deepfake làm sao cho đúng?
Nhắc đến việc đối diện với tình trạng này, nhà báo Hoàng Đức Long khuyến cáo người xem nên chú ý đến những điểm bất thường trong hình ảnh và âm thanh. Điều này có thể bao gồm các cử động khuôn mặt không điển hình hoặc các kiểu chớp mắt và các chỉnh sửa đáng chú ý xung quanh khuôn mặt. Người xem cũng nên nhìn kỹ để xem âm thanh có khớp với chuyển động của môi hay không, âm thanh không nhất quán là dấu hiệu nhận biết video sử dụng Deepfake. Đồng thời lưu ý đến sự thay đổi giọng nói đối với âm thanh.
Nhà báo Hoàng Đức Long cũng chia sẻ thêm rằng, mặc dù chúng ta đã nói đến những mặt trái của công nghệ này, song, không thể phủ nhận rằng công nghệ Deepfake có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có báo chí. Các nhà báo có thể sử dụng công nghệ Deepfake để tạo lại các sự kiện, mô phỏng các tình huống có thể xảy ra hoặc trực quan hóa các câu chuyện phức tạp một cách hấp dẫn và dễ hiểu hơn.
Nhà báo Hoàng Long.
Nhà báo Hoàng Đức Long lấy ví dụ về ngày 27/7 vừa qua, khá nhiều những bức ảnh lịch sử được sử dụng công nghệ Deepfake để khôi phục lại. Có thể kể đến chân dung 10 cô gái Đồng Lộc hay một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã được phục dựng lại bức ảnh của con trai mình là chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi còn rất trẻ.
Điều này có ý nghĩa nhân văn lớn khi tái hiện lại hình ảnh những anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, giúp công chúng hiểu hơn về lịch sử cũng như khơi gợi lòng yêu nước, yêu quê hương trong giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đồ hoạ sử dụng Deepfake để minh hoạ lại sự kiện, vụ việc, ví dụ như một vụ cướp, một vụ cháy,... Tuy nhiên, theo nhà báo Hoàng Đức Long, những ứng dụng này phải được sử dụng một cách minh bạch và có hướng dẫn để ngăn chặn việc lạm dụng gây ra hiểu lầm.
Công nghệ Deepfake cũng có thể được sử dụng trong truyền thông và quảng cáo để tạo ra các video quảng cáo hoặc các video truyền thông. Điều này giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức truyền tải thông điệp của mình một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn đến khách hàng hoặc công chúng. Song, việc sử dụng công nghệ Deepfake cần thận trọng và có quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức. Việc lợi dụng công nghệ này có thể mang lại nhiều rủi ro và thách thức cho xã hội nếu không được quản lý và kiểm soát một cách cẩn thận.
Phải thừa nhận rằng, công nghệ đem lại nhiều thuận lợi cho cuộc sống, đồng thời cũng đặt ra những thách thức khó giải quyết triệt để. AI hiện đang là một công cụ đắc lực cho các hãng thông tấn báo chí để cải thiện hoạt động của mình, nhằm tạo ra một môi trường báo chí trong sạch, chính xác và thấu hiểu công chúng. Tuy vậy, các hãng thông tấn cũng cần hiểu rõ mặt trái của AI, đặc biệt là công nghệ Deepfake nhằm tránh tình trạng phát tán thông tin giả mạo.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Sáng 1/4, tại Hội trường Tỉnh ủy Yên Bái đã diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái về việc hợp nhất Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh thành Báo Yên Bái.
(CLO) Sáng ngày 1/4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, đồng thời triển khai công tác cán bộ theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
(CLO) Ngày 31/3, Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên (31/3/1975 - 31/3/2025). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ quan truyền thông hàng đầu thành phố.