Công nghệ sản xuất vắc xin COVIVAC ngừa COVID -19 của Việt Nam có gì đặc biệt?

Thứ năm, 21/01/2021 09:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia công nghệ sản xuất COVIVAC đã từng được sử dụng để sản xuất vắc xin dự phòng cúm mùa đang được lưu hành ở Việt Nam.

Sáng ngày 21/1, Lễ khởi động chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC do Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất.

Đây là vắc xin ngừa COVID -19 thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm trên người mang theo hy vọng có thêm một loại vắc xin chất lượng để ngừa COVID -19 do Việt Nam sản xuất.

Theo các chuyên gia, vắc xin COVIVAC là vắc xin phòng bệnh COVID -19, đó là vắc xin toàn hạt vi rút tinh khiết, bất hoạt, dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản.

Sáng ngày 21/1 đã có nhiều sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đến đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC (ảnh Trinh Phúc).

Sáng ngày 21/1 đã có nhiều sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đến đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC (ảnh Trinh Phúc).

COVIVAC là sản phẩn hợp tác của IVAC với các trường đại học, Viện nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế.

Công nghệ sản xuất là vắc xin vector Newcastle, gắn gen biểu hiện Protein S của vi rút SARS- CoV-2, được sản xuất trên công nghệ trừng gà có phôi.

Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vắc xin dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam .

Vắc xin COVIVAC được sử dụng để sản xuất vắc xin dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.

Vắc xin COVIVAC đã được IVAC bắt đầu nghiên cứu từ tháng 5 năm 2020, đã an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm, đạt đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể tiến hành nghiên cứu trên người.

Đề cương nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của vắc xin COVIDVAC đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia – Bộ Y tế và hội đồng đạo đức cấp sở của các đơn vị liên quan thẩm định ngày 19/1.

Thử nghiệm giai đoạn 1 sẽ được tiến hành tại Trung tâm Dược lý lâm sàng – Trường Đại học Y Hà Nội, với sự phối hợp chặt chẽ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, dưới sự giám sát của Bộ Y tế.

Thử nghiệm giai đoạn I được tiến hành dưới sự chủ trì của các nghiên cứu viên chính là  GS. Đặng Đức Anh  - Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương; Giáo sư Tạ Văn Thành Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội; PGS Phạm Thị Vân Anh Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sáng – Đại học Y Hà Nội.

Nghiên cứu giai đoạn 1 dự kiến sẽ tiến hành tuyển chọn 120 người tình nguyện là người khỏe mạnh , chia thành 5 nhóm sử dụng các liều vắc xin 1 mcg, 3 mcg, 5 mcg, 1 mcg có bổ sung tá chất và sử dụng dược.

Mỗi người tình nguyện viên tham gia nghiên cứu sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày. Dự kiến, người tình nguyện đầu tiên được tiêm vắc xin thử nghiệm vào tháng 2/2021.

Sau khi thu thập được kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 vào ngày 43 của tất cả những người tình nguyện, nếu vắc xin cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tọa được miễn dịch có khả năng phòng bệnh thì sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu giai đoạn 2 với cỡ mẫu lớn hơn.

Trinh Phúc

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe