Công nghệ vũ khí AI: Cuộc chạy đua tới mối nguy tự hủy diệt

Thứ bảy, 18/02/2023 17:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đầu tiên là thuốc súng. Rồi đến vũ khí hạt nhân. Tiếp theo là vũ khí tự chủ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Loài người đang bước vào một cuộc cách mạng vũ khí mới, với sự nguy hiểm và khả năng mất kiểm soát cao hơn nhiều.

Cuộc cách mạng vũ khí thứ ba

Vũ khí AI có thể xem là cuộc cách mạng vũ khí thứ ba của loài người, sau thuốc súng và vũ khí hạt nhân. Những gì diễn ra trong các cuộc chiến gần đây cho thấy, nhiều loại khí tài đã thông minh tới mức có thể có cả khả năng tự tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt kẻ địch mà hoàn toàn không cần sự tham gia của con người.

cong nghe vu khi ai cuoc chay dua toi moi nguy tu huy diet hinh 1

Máy bay không người lái Harpy của Israel có thể tự dò tìm, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu - Ảnh: Defense News

Một ví dụ là máy bay không người lái Harpy của Israel. Chiếc UAV này được lập trình để bay đến một khu vực cụ thể, săn lùng các mục tiêu cụ thể, sau đó tiêu diệt chúng bằng cách sử dụng loại tên lửa hoàn toàn tự động kiểu “bắn và quên”.

Nhưng một ví dụ đáng nói hơn từng được minh họa trong bộ phim hành động giả tưởng “Slaughterbots”, kể về những UAV nhỏ như một con chim có thể chủ động tìm kiếm một người và bắn một viên đạn xuyên qua đầu người đó. Những UAV này quá nhỏ và nhanh nhẹn để có thể bị chặn lại.

Ví dụ trên không đơn thuần là hư cấu. Một chiếc UAV tương tự đã suýt giết chết Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro vào năm 2018 và ngày nay được chế tạo dễ dàng bởi bất kỳ chuyên gia có kinh nghiệm nào với giá dưới 1.000 USD. Tất cả các bộ phận đều có thể mua trực tuyến và tất cả các công nghệ nguồn mở đều có sẵn để tải xuống.

Sự tiến bộ của AI sẽ khiến những robot sát thủ thông minh hơn, chính xác hơn, nhanh hơn và rẻ hơn; chúng cũng sẽ học các khả năng mới, chẳng hạn như cách tạo thành bầy đàn và tự xây dựng kịch bản tác chiến, khiến cho chúng hầu như không thể bị ngăn cản. Một đàn gồm 10.000 UAV có thể quét sạch nửa thành phố, về mặt lý thuyết, chỉ tiêu tốn vài chục triệu USD.

Lợi và hại của vũ khí AI

Dù vậy, vũ khí AI không phải là không có lợi ích. Chúng có thể cứu sống binh lính nếu chiến tranh được chiến đấu bởi máy móc. Ngoài ra, trong tay của một quân đội có trách nhiệm, chúng có thể giúp nhắm chính xác vào các chiến binh và tránh vô tình giết chết các lực lượng thân thiện, trẻ em và dân thường (tương tự như cách một chiếc ô tô hiện đại có thể chủ động phanh khi sắp xảy ra va chạm).

Nhưng nhược điểm và trách nhiệm của vũ khí AI vượt xa lợi ích. Trách nhiệm nặng nề nhất là về mặt đạo đức - gần như tất cả các hệ thống đạo đức và tôn giáo đều coi việc tước đi mạng sống con người là một hành động gây tranh cãi đòi hỏi phải có sự biện minh và xem xét kỹ lưỡng. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres từng tuyên bố: “Viễn cảnh máy móc có quyền quyết định và quyền tước đoạt mạng sống con người là đáng ghê tởm về mặt đạo đức.”

Với bất một hoạt động tác chiến nào, luôn cần có sự giải trình rõ ràng để biết ai chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra lỗi. Điều này được thiết lập tốt cho những người lính trên chiến trường. Nhưng với một hệ thống vũ khí AI, trách nhiệm giải trình sẽ không, hoặc rất khó rõ ràng (tương tự sự mơ hồ về trách nhiệm khi một chiếc xe tự lái đâm phải người đi bộ). Sự mơ hồ về trách nhiệm khiến những kẻ giết người bớt cảm thấy tội lỗi hoặc tránh khỏi sự trừng phạt vì vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Một mối nguy hiểm khác là vũ khí AI có thể nhắm vào các cá nhân bằng cách sử dụng nhận dạng khuôn mặt hoặc dáng đi và theo dõi tín hiệu điện thoại hoặc IoT (Internet vạn vật). Điều này cho phép không chỉ ám sát một người mà còn có thể diệt chủng bất kỳ nhóm người nào.

cong nghe vu khi ai cuoc chay dua toi moi nguy tu huy diet hinh 2

Một người lính đi tuần với chú chó robot tại căn cứ không quân Mỹ - Ảnh: CNN

Quyền tự chủ lớn hơn của vũ khí cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ chiến tranh và dẫn đến những leo thang thảm khốc, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân. Vũ khí AI thiếu khả năng suy luận, cảm xúc và nhạy cảm chính trị - xã hội của con người. Dù bạn huấn luyện một hệ thống vũ khí AI tốt bao nhiêu đi chăng nữa, giới hạn về miền sẽ khiến nó không hiểu đầy đủ hậu quả do các hành động của mình tạo ra.

Theo đuổi sức mạnh quân sự thông qua vũ khí AI cũng có thể tốn ít chi phí hơn, do đó làm tăng các cuộc xung đột trên toàn cầu. Các quốc gia nhỏ với công nghệ mạnh mẽ, chẳng hạn như Israel, đã tham gia cuộc đua với những robot quân sự tiên tiến nhất, bao gồm một số nhỏ như ruồi. Với việc gần như chắc chắn các đối thủ của mình sẽ chế tạo vũ khí AI, mọi quốc gia đều sẽ cảm thấy bắt buộc phải chạy đua.

Cuộc chạy đua vũ trang này sẽ đưa chúng ta đến đâu? Stuart Russell, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học California (Mỹ) cho biết: “Khả năng của vũ khí tự động sẽ chỉ bị hạn chế nhiều hơn bởi các định luật vật lý, chẳng hạn như các hạn chế về phạm vi, tốc độ và tải trọng - hơn là thiếu sót trong hệ thống điều khiển. Người ta có thể chứng kiến hàng triệu nền tảng vũ khí AI được triển khai, sự nhanh nhẹn và chính xác của chúng sẽ khiến con người hoàn toàn không có khả năng đối phó”.

Vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa hiện hữu, nhưng chúng đã được kiểm soát và thậm chí còn giúp giảm chiến tranh thông thường dựa trên lý thuyết răn đe. Bởi vì một cuộc chiến tranh hạt nhân chắc chắn dẫn đến sự hủy diệt lẫn nhau, nên bất kỳ quốc gia nào bắt đầu tấn công hạt nhân trước đều phải đối mặt với sự đáp trả và do đó tự hủy diệt.

Nhưng vũ khí AI thì khác. Lý thuyết răn đe không được áp dụng, vì một cuộc tấn công đầu tiên bất ngờ có thể không thể kiểm soát được. Các cuộc tấn công bằng vũ khí AI có thể nhanh chóng kích hoạt phản ứng và leo thang xung đột. Cuộc tấn công đầu tiên có thể không được kích hoạt bởi một quốc gia mà bởi những kẻ khủng bố hoặc các chủ thể phi nhà nước. Điều này làm trầm trọng thêm mức độ nguy hiểm của vũ khí AI.

Giải pháp nào để tránh "Kẻ hủy diệt"?

Đã có một số giải pháp được đề xuất để tránh thảm họa hiện hữu này. Một là phải đảm bảo rằng mọi quyết định gây chết người đều do con người đưa ra. Nhưng sức mạnh của vũ khí tự động chủ yếu đến từ tốc độ và độ chính xác khi không có con người can dự. Giải pháp mang tính nhượng bộ này vì thế khó thuyết phục. Chưa kể, sự can thiệp của con người cũng phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức và khả năng phán đoán của cá nhân người đó.

Giải pháp thứ hai là lệnh cấm, đã được phát động bởi “Chiến dịch ngăn chặn robot sát thủ” và nhận được chữ ký của 3.000 người, bao gồm cả tỷ phú Elon Musk và huyền thoại khoa học quá cố Stephen Hawking cùng hàng nghìn chuyên gia AI. Những nỗ lực tương tự đã được thực hiện trong quá khứ bởi các nhà sinh học, hóa học và vật lý chống lại vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân. Nhưng với vũ khí AI, chuyện sẽ khó khăn hơn nhiều.

cong nghe vu khi ai cuoc chay dua toi moi nguy tu huy diet hinh 3

Kịch bản về ngày tận thế khi robot tiêu diệt con người từng được Hollywood mô tả trong phim “Kẻ hủy diệt” - Ảnh: Yahoo Movies

Cách tiếp cận thứ ba là điều chỉnh vũ khí AI. Việc này cũng phức tạp do khó xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật. Điều gì định nghĩa một vũ khí AI? Làm thế nào để bạn kiểm tra các vi phạm? Đây đều là những trở ngại ngắn hạn cực kỳ khó khăn.

Về lâu dài, các giải pháp sáng tạo có thể khả thi, mặc dù chúng rất khó tưởng tượng - ví dụ, liệu các quốc gia có thể đồng ý rằng tất cả các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ chỉ được chiến đấu bằng robot? Hoặc sẽ có một tương lai trong đó các cuộc chiến diễn ra giữa con người và robot, nhưng robot chỉ được phép sử dụng vũ khí có thể vô hiệu hóa các chiến binh robot và vô hại đối với con người?

Dù vậy, thế giới cũng đang có những động thái hướng tới việc kiểm soát vũ khí AI. Hôm 16/2 vừa qua, Mỹ đã đưa ra một sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về việc sử dụng có trách nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và vũ khí tự chủ trong quân sự, nhằm áp đặt trật tự đối với một công nghệ mới nổi có khả năng thay đổi cách tiến hành chiến tranh.

Nhưng đây mới chỉ là tuyên bố chính trị của Mỹ, với những hướng dẫn không ràng buộc về mặt pháp lý về việc sử dụng AI trong quân sự một cách có trách nhiệm. Để việc phát triển vũ khí AI không dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mất kiểm soát và thậm chí có thể tạo ra một thế hệ robot giống như trong serie phim "Kẻ hủy diệt" đe dọa sự tồn vong của nhân loại, thì cần nhận thức chung và sự chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa của tất cả chúng ta.

Nguyễn Khánh

Tin mới

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy

(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong.

Đời sống
Ông Kim Jong Un thử súng bắn tỉa mới

Ông Kim Jong Un thử súng bắn tỉa mới

(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.

Thế giới 24h
'Sáng trong ngọc kính'- Những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt về những nhân vật huyền thoại

"Sáng trong ngọc kính"- Những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt về những nhân vật huyền thoại

(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.

Đời sống văn hóa
EU nhắm vào tỷ phú Elon Musk với mức phạt hàng tỷ USD

EU nhắm vào tỷ phú Elon Musk với mức phạt hàng tỷ USD

(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ba nhà máy hóa chất Nga cùng gặp sự cố trong một ngày

Ba nhà máy hóa chất Nga cùng gặp sự cố trong một ngày

(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.

Thế giới 24h
SpaceX, ULA, Blue Origin giành được hợp đồng phóng tên lửa trị giá 13,5 tỷ USD từ Lầu Năm Góc

SpaceX, ULA, Blue Origin giành được hợp đồng phóng tên lửa trị giá 13,5 tỷ USD từ Lầu Năm Góc

(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.

Thế giới 24h
Bắt tạm giam Giám đốc Công ty khoáng sản Thiên An Phát và đồng phạm

Bắt tạm giam Giám đốc Công ty khoáng sản Thiên An Phát và đồng phạm

(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.

Vụ án
Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.

Công luận 24H
Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế