Đề xuất công khai các trường hợp trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.
Theo dõi báo trên:
Tuy nhiên, con đường vươn tầm thương hiệu, định vị sức mạnh mềm Việt Nam ở các sản phẩm - dịch vụ công nghiệp văn hóa còn rất khó khăn…
1. Tọa lạc trong một ngõ nhỏ khuất nẻo trên phố Tây Sơn (Hà Nội), Tổ hợp Complex 01 mới khai trương không lâu nhưng đã thu hút đông đảo bạn trẻ đến tham quan, khám phá.
Tương phản với những ồn ào của một đô thị tấp nập và khói bụi, Complex 01 mở ra một không gian xưa cũ hơn 4.000m2 với những kiến trúc xù xì, thô ráp, những mảng tường cũ, những cầu thang bụi bặm, rỉ sét. Nhưng có lẽ chính vì cái ấn tượng “lạ” đó khiến giới trẻ bị thu hút.
Được biết đến với tên gọi “Tổ hợp thế hệ mới từ không gian nhà máy cũ”, Complex 01 là một khu vực đa chức năng độc đáo, thiết kế với tiện ích vui chơi, mua sắm gắn liền với không gian văn hóa - nghệ thuật. Các không gian đa dạng từ phòng triển lãm, không gian workshop, shopping, khu food court, không gian sự kiện âm nhạc… được kết nối thông suốt, liền mạch, đáp ứng các nhu cầu đa dạng cho cộng đồng.
Không chỉ đem đến một không gian thú vị giữa lòng Thủ đô, khu tổ hợp này đã quy tụ nhiều hoạt động hấp dẫn. Tại Complex 01 diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật: Hòa nhạc Schubert in a Mug SiaM, triển lãm các mô hình đồ chơi “In Imagined World I”, Mơ Concert của Ru9 - The Sleep Company, hội thảo “Kịch cho tâm hồn”, chiếu phim hằng tuần...
Complex 01 chỉ là một trong số nhiều không gian văn hóa, sáng tạo nghệ thuật mới được mở ra trong những năm gần đây. Nó là minh chứng cho việc sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa đã “bám rễ” trong đời sống xã hội.
2. Tháng 9/2016, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành. Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, sự ra đời của Chiến lược chính là sự nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc đổi mới thể chế nhằm tháo gỡ nút thắt, thay đổi nhận thức để hình thành một khung chính sách có khả năng tạo nên sự đổi thay và hội nhập của các ngành công nghiệp văn hóa.
Sau 5 năm thực hiện chiến lược quốc gia, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên và thu được những kết quả đáng kể. Sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa thể hiện rõ trong việc đóng góp vào tỷ trọng GDP cả nước. Nếu như năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP thì đến năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đã đóng góp doanh thu khoảng 8,081 tỷ USD, tương đương 3,61% GDP. Thị phần xuất khẩu hàng hóa văn hóa Việt Nam ra thị trường thế giới tăng rõ rệt, năm 2015 chỉ là hơn 586,1 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,36% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu) thì năm 2019 đã là gần 2,5 tỷ USD (0,94%).
Bộ trưởng Bộ Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh rằng, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa và cạnh tranh văn hóa trên thế giới hiện nay, công nghiệp văn hóa đang tạo ra sức mạnh mềm thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước. Quá trình triển khai chiến lược cho thấy, khung chính sách đã thể hiện được khả năng bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, từng bước quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.
3. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng con đường phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn; cả lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa mới chỉ ở giai đoạn đầu. Việc định vị sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam qua các sản phẩm, dịch vụ văn hóa ra thế giới còn không ít rào cản. Nhiều chuyên gia cho rằng, các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam chất lượng chưa đồng đều, thiếu sự độc đáo, tính ứng dụng chưa cao và cách thể hiện sống động bản sắc văn hóa còn hạn chế.
Nói rõ về những bất cập, thách thức này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh một số vấn đề nổi cộm, đó là đầu tư tài chính cho công nghiệp văn hóa còn thiếu tập trung, chưa tương xứng với vai trò vị trí một trong bốn trụ cột phát triển của đất nước; xã hội hóa công nghiệp văn hóa còn nhiều vướng mắc; một hệ sinh thái thực sự để các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế chưa đủ điều kiện cần và đủ để hình thành…
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam), thị trường văn hóa của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé và chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có. Bà Phương cho rằng, hiện vẫn chưa có sự quyết liệt trong mở cửa cho đầu tư tư nhân vào lĩnh vực văn hóa cũng như phá vỡ các rào cản cho các cơ sở hạ tầng văn hóa tìm ra hướng hợp tác công tư hiệu quả.
“Ở Việt Nam, các dự án công tư đã có những thành công trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông. Trong khi đó, một mô hình tương tự ở lĩnh vực văn hóa vẫn chưa hình thành do còn nhiều vướng mắc”, bà Phương đánh giá.
Minh chứng thực tế tại Tổ hợp Complex 01 cho thấy, còn nhiều trở lực để công nghiệp văn hóa phát triển. KTS. Nguyễn Bùi Vũ - người sáng lập Tổ hợp Complex 01 cho biết, đến nay, hệ thống pháp lý cho hoạt động của các không gian sáng tạo hầu như chưa có gì. Bản thân ông đã phải mất nhiều năm để tìm được một khu đất thích hợp, tiếp đó, riêng việc làm các loại thủ tục giấy tờ để được cấp phép, Complex 01 phải mất tới 9 tháng.
“Hoạt động văn hóa - sáng tạo của những doanh nghiệp xã hội chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức. Về đất đai, về thuế… loại hình doanh nghiệp này vẫn đang “bình đẳng” với các doanh nghiệp khác, trong khi cái họ theo đuổi là những giá trị văn hóa mang lại cho xã hội chứ không phải là lợi nhuận”, ông Vũ nói.
Ông Vũ cũng cho rằng, khái niệm “công nghiệp văn hóa” chưa được mọi người biết đến rộng rãi, kinh doanh văn hóa sáng tạo phục vụ như thế nào cho xã hội vẫn chưa thành ý niệm, chưa có hành lang pháp lý nên việc tiếp cận và quảng bá ra bên ngoài đang ở mức độ dè dặt, vì không biết có được ủng hộ hay không. Nhìn ra nước ngoài, ngay trong khu vực ASEAN, các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines có chính sách hỗ trợ rất tốt, nên các không gian sáng tạo ở những nước này được quảng bá rất rầm rộ.
Đặc biệt ở Thái Lan, kinh doanh sáng tạo được chính quyền cấp đất, hướng dẫn kiến trúc, quy hoạch đầy đủ và cấp vốn. Việt Nam không những chưa có hỗ trợ gì, nhà đầu tư đang phải “tự bơi” mà đôi khi họ vẫn còn bị “làm khó”.
“Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045 có đưa ra con số đến 2030 đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa vào GDP là 7%, còn đến 2045 là 10%. Hy vọng, Chính phủ nhận ra kinh doanh văn hóa, sáng tạo là một trong những động lực để hội nhập với thế giới, từ đó có sự đổi mới về chính sách và trong 1-2 năm tới, môi trường hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm văn hóa sẽ tốt hơn” - KTS. Nguyễn Bùi Vũ mong mỏi.
Thế Vũ
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Do mâu thuẫn với gia đình chồng, nên Lê Thị Ngọc Huyền đã bế cháu T. (con ruột Huyền) ném xuống mương nước.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%.
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Giá khí đốt tự nhiên tăng và sự bất ổn chính trị leo thang sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa đông sắp tới, theo Euro News.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Tại Liên hoan Khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ hai, gần 150 diễn viên, nghệ nhân đã mang đến cho nhân dân và du khách 30 tiết mục đặc sắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.