Công nhân lao động tham gia bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa

Thứ sáu, 29/03/2024 22:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường là cơ hội để các nhà quản lý, tổ chức công đoàn, doanh nghiệp và người lao động ngồi lại với nhau, tìm ra các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Ngày 29/3, tại Hà Nội, Báo Lao Động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường. Diễn đàn có sự tham dự của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các doanh nghiệp cùng đông đảo công nhân, người lao động.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Đức Thành - Phó Tổng biên tập Báo Lao Động cho biết, tại Hội nghị COP 26, các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang ưu tiên năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm.

cong nhan lao dong tham gia bao ve moi truong chong rac thai nhua hinh 1

Quang cảnh Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường (ảnh Tô Thế).

Kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đến nay sau 10 năm, công tác này đã và đang đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Để làm được như Nghị quyết 24 đặt ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường tới mọi tầng lớp nhân dân, trong đó đoàn viên công đoàn là lực lượng xung kích, đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và tại địa phương nơi ở.

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Dương Trung Thành cũng chia sẻ, thế kỷ 20 là kỷ nguyên cách mạng của ngành nhựa khi sản xuất quá nhiều sản phẩm từ nhựa, thì thế kỷ 21 là lúc phải đối mặt với những hậu quả của nó. Quản lý không đúng cách, thiếu thông tin về tác động tiêu cực của nó và việc sử dụng vô trách nhiệm cũng như việc xả rác các sản phẩm nhựa đã biến hành tinh này thành “hành tinh nhựa”. Nó không chỉ làm ô nhiễm hệ sinh thái trên cạn mà còn làm ô nhiễm đại dương của chúng ta. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế -xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi.

Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2018, mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ túi nhựa, 13 triệu thùng dầu để sản xuất nhựa, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 100.000 động vật biển bị chết vì rác thải nhựa mỗi năm. Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lần trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới và được dự báo tới 1.124 triệu tấn nhựa vào năm 2050. Rác thải nhựa đã tác động không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động dân sinh.

Sớm nhận ra được những tác hại và tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thể hiện vài trò, trách nhiệm của Việt Nam đối với thế giới, Bộ tài nguyên và Môi trường đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm quản lý rác thải nhựa, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ Chính phủ giao.

cong nhan lao dong tham gia bao ve moi truong chong rac thai nhua hinh 2

Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Dương Trung Thành cũng chia sẻ tại diễn đàn (ảnh Tô Thế).

Đặc biệt là Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025 như sau: “Sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi ni lông khó phân hủy; Tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; Giảm 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; Phấn đấu 100% các khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;…”

Nói về vấn đề rác thải nhựa, bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cũng cho biết, rác thải nhựa hiện là vấn đề toàn cầu, trong đó có cả của Việt Nam. Chỉ riêng tại thủ đô Hà Nội, mỗi ngày có 7.000 - 7.500 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, trong đó có 8 - 12% rác thải nhựa, giấy.

Những khó khăn còn tồn tại trong công tác thu gom rác như nước rác thải chảy ra đường, công tác thu gom gây ùn tắc giao thông và thiếu thùng rác công cộng. Công việc của công nhân môi trường khá vất vả, tập trung vào việc làm sạch các tuyến đường, tuyến phố, mật độ dân cư đông, lượng rác phát sinh hằng ngày lớn.

Hiện nay, việc phân loại rác vẫn chưa được triển khai thường xuyên, rộng rãi và đồng bộ với hoạt động thu gom và xử lý. Công tác này mới được thực hiện thí điểm tại một số đô thị lớn. Phần lớn rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom. Tỉ lệ tái chế còn thấp (trung bình 5%). Hoạt động tái chế còn gây ô nhiễm môi trường.

cong nhan lao dong tham gia bao ve moi truong chong rac thai nhua hinh 3

Được biết, hiện Urenco thực hiện chương trình thu gom rác tái chế đối với công nhân. Chương trình đang thí điểm tại quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần. Kết quả bước đầu đã hình thành ngành tái chế thành 1 ngành trọng điểm. (ảnh Tô Thế).

Bà Hạnh cũng đưa ra một vài giải pháp như phân biệt các loại nhựa phổ thông bằng cách xem ký hiệu tại đáy hoặc thân; phân biệt dựa trên màu sắc tự nhiên, độ trong suốt của mẫu; so sánh tính chất nhiệt (đơn giản là đốt): nếu châm bật lửa đốt, không có mùi khét thì đấy là PE, HDPE hay PP, nhựa PET, ABS cháy với ngọn lửa có khói đen và có mùi khét, còn nhựa PVC không cháy thành ngọn lửa; kiểm tra độ cứng của nhựa.

Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Nguyễn Anh Thơ cũng thông tin về kết quả các hoạt động dịch vụ an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường lao động. Các đơn vị thuộc Viện đã thực hiện quan trắc môi trường cho 7.577 đơn vị, ước tính đến hết năm 2023 quan trắc môi trường cho khoảng 8.805 đơn vị. Kết quả quan trắc cho thấy có khoảng 32% số đơn vị được quan trắc có ít nhất 1 yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

Kết quả quan trắc môi trường đã góp phần tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động, giảm thiểu các tác động tiêu cực của các yếu tố có hại giúp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.

Trong quá trình quan trắc cũng phát hiện ra một số yếu tố mới xuất hiện trong môi trường lao động mà Việt Nam chưa quy định ngưỡng tiếp xúc nghề nghiệp, đây là căn cứ để đề xuất bổ sung, cập nhật vào danh sách ngưỡng tiếp xúc nghề nghiệp đối với các yếu tố có hại mới này.

Quang Hùng

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 16/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 17/5/2024, cả nước trời nắng, phía Nam có nơi nắng nóng trên 35-36 độ C.

Đời sống
Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

(CLO) Nguyễn Xuân Hải uống rượu say, sau đó điều khiển ô tô gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn vào Quảng Bình.

Đời sống
Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

(CLO) Chiều 16/5, tại phiên họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM, ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức thông tin về dự án hệ thống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) "thất thủ" trong trận mưa lớn chiều qua (15/5).

Đời sống
Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị các địa phương bổ sung, hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đê, kè, cống; các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, quy trình vận hành xử lý lũ, nhất là tại các khu vực trọng điểm.

Đời sống