(CLO) Nếu lấy mốc Nam phong Tết Mậu Ngọ (1918) là tờ báo Tết đầu tiên thì đến nay “phong tục” hay “truyền thống” làm báo Tết đã hơn 100 năm. Giai đoạn từ đầu thập niên 90 cho đến cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 được coi là thời kỳ rất sôi động của báo Tết.
Báo Tết đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu khi Tết đến Xuân về. Báo Tết cũng giống như cỗ Tết, chỉ khác là cỗ tinh thần. Là “cỗ” có nghĩa phải đặc biệt, hơn hẳn ngày thường, chất liệu phải hảo hạng, món ăn phải sung túc, bày biện phải đẹp mắt, hấp dẫn và kỳ công.
Cũng bởi cái sự kỳ công ấy mà chuyện làm báo Tết cũng trăm nẻo thi vị. Những câu chuyện hậu trường viết báo Tết được hé lộ phần nào trong chùm bài viết dưới đây.
Báo xong mới thở phào
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - cây bút nổi tiếng thời kỳ ấy, đã có 30 năm làm việc ở Báo Hà Nội mới và trong thời gian đó có 6 năm tham gia nhóm làm báo Tết ấn phẩm Hà Nội mới Cuối tuần và Hà Nội mới Chủ nhật.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến kể: Thường thì trước Tết khoảng hơn 2 tháng các báo rục rịch chuẩn bị bài vở cho số Tết. Sẽ có 2 cách làm, hoặc thành lập một nhóm chuyên trách, hoặc giao cho bộ phận Thư ký tòa soạn. Sau khi lựa chọn chủ đề và lập đề cương, bộ phận được giao làm báo tết sẽ tổ chức bài vở. Vì nhuận bút báo tết cao hơn số thường nên các báo ưu tiên cho phóng viên nhà có thêm thu nhập để cái tết rôm rả. Vì số trang có hạn trong khi các báo đòi hỏi bài chất lượng nên có phóng viên không có bài số tết. Tuy nhiên chơi làm sang mời những người nổi tiếng viết bài.
Trang bìa luôn đóng vai trò quan trọng của số báo Tết, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí bạn đọc. Đứng giữa rừng báo xuân muôn sắc màu, độc giả loay hoay chọn lựa, và không ít trường hợp, họ bị thôi thúc bởi tờ báo có tấm bìa hấp dẫn, bắt mắt. Ngày trước, bìa báo Tết thường in ảnh các hoa hậu, thiếu nữ, người đẹp, nay chủ đề mở rộng nhiều hình thức, đề tài phong phú, ghi dấu những cảnh đẹp mọi miền cùng sự đổi thay diệu kỳ của đất nước. Bìa báo có thể in tấm ảnh sắc nét được các tay máy chụp đúng khoảnh khắc đẹp nhất hoặc là bức tranh rực rỡ của họa sĩ vẽ phong cảnh non nước hữu tình, lễ hội sinh động.
Ngày đó, hầu hết các báo theo một công thức, trang đầu có thư chúc Tết của Chủ tịch nước, có bài về Đảng về Bác Hồ, trang tiếp theo có bài viết hay trả lời phỏng vấn của người đứng đầu cơ quan chủ quản. Tiếp đó là các bài về kinh tế, xã hội, văn nghệ, thể thao, quốc tế…
Ngoài bài thì ảnh cũng quan trọng, ảnh phải đẹp. Tùy theo tôn chỉ, mục đích của từng báo, nhưng nói chung nội dung báo tết của các báo luôn nhẹ nhàng, vui vẻ, kiêng kỵ “đánh đấm” vì đầu năm mà có đơn từ kiện cáo thì xui xẻo cả năm. Sau khi bài vở hòm hòm thì nhóm bắt tay vào biên tập, dù tiêu chí là chọn bài chất lượng nhưng đôi khi cũng phải đau đầu, nâng lên đặt xuống cân nhắc. Khi nội dung được duyệt và đã sắp trang thì đến nhiệm vụ của họa sĩ. Và biên tập vẫn phải chăm chút từ cái tít, vị trí ảnh. Đưa đi nhà in vẫn phải có người theo dõi, đọc lại có gì sai sót nhanh chóng sửa lại.
“Nói chung làm báo tết chẳng có gì thú vị mà không khí lo lắng bao trùm, liệu có bán được không? Liệu có sai sót không? Thực tế báo Tết phải qua nhiều khâu, bao nhiêu con mắt kiểm tra song tai nạn nghề nghiệp vẫn xảy ra. Chỉ khi tờ báo hoàn thành và không có lỗi mới thở phào nhẹ nhõm. Có chăng cảm giác lâng lâng, khó tả nếu báo mình trình bày bắt mắt, nội dung có bài nổi trội hơn so với các báo bạn”, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến dí dỏm nói.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.
Viết báo Tết phải có phông văn hoá
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tự nhận mình không có trí nhớ siêu phàm hay nhanh nhạy trong phát hiện vấn đề nên ông hay làm theo cách cổ điển đó là ghi chép lại những vấn đề trong quá trình tác nghiệp, họp báo hay trong cuộc sống. Lại có khi ông đọc báo bạn, từ bài này sang bài kia rồi tìm tòi những vấn đề nhỏ để viết. Nếu là vấn đề nóng sẽ triển khai thành bài ngay, còn nếu chưa dùng, coi như của để dành, chờ thời điểm phù hợp.
“Bởi vậy khi viết báo tết nếu không tìm được đề tài mới, tôi vào kho thế nào cũng tìm được cái để làm. Tìm được đề tài có thể viết được bài nhưng muốn bài viết chất lượng thì phải hiểu biết lĩnh vực mình theo dõi và đặc biệt phải có phông văn hóa. Điều đó chỉ có được khi thường xuyên đọc sách. Với tôi khi đã tìm được đề tài và đặt được tít coi như đã xong bài báo vì triển khai thực hiện ý tưởng bài tết cũng không khác gì bài viết đăng hằng ngày”, Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ.
Kể từ khi vào nghề cho đến khi về hưu, tết nào nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cũng có ít nhất một bài. Trong số đó, bài mà ông tâm đắc nhất là “Tết ở biển phía Nam Tổ quốc” năm 2007. Đây là một chuyến công tác do Bộ Quốc phòng tổ chức cho báo chí, các cơ quan thăm bộ đội và người dân trên các đảo ở vùng biển phía Nam Tổ quốc.
Chuyến đi đó đã đưa Nguyễn Ngọc Tiến từ bất ngờ này đến những bất ngờ khác, ông vô cùng ngạc nhiên vì giữa biển khơi lại có quán cà phê giống như trong đất liền và khách chính là ngư dân, họ buông lưới xong lên nhâm nhi ly cà phê rồi lên thuyền thúng ra kéo lưới. Ở đảo Hòn Chuối các anh bộ đội biên phòng dạy chữ cho con trẻ và anh trưởng đồn thông báo rằng gần tết sẽ mổ heo chia cho bà con cùng ăn tết.
Những chuyện rất lạ, cuộc sống của người dân, tình quân dân thắm thiết khiến cảm xúc trong nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến dâng trào và bài báo hoàn thành ngay trên tàu của bộ đội hải quân đang lênh đênh trên biển.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến dưới nét ký hoạ của Kim Duẩn.
Sau khi nghỉ hưu, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến làm hợp đồng cho một tờ báo có số lượng phát hành rất lớn. Ông có 3 năm được giao làm báo tết. Ông Tiến cho biết, quy trình thì vẫn vậy và phóng viên dù rất cố gắng nhưng cũng không có đề tài độc lạ vì trong năm họ đã khai thác đăng báo điện tử hết rồi. Làm báo tết ngày nay khó hơn trước vì báo điện tử như con cá mập, liên tục cho mồi vào mồm mà vẫn đói.
Giờ đây, nếu có dịp ghé qua các toà soạn báo vào những ngày cuối năm sẽ không khó để bắt gặp không khí làm việc rộn ràng, khẩn trương của những người làm báo để cho “ra lò” được số báo Tết với nội dung phong phú, hấp dẫn và hình thức đẹp mắt, lôi cuốn bạn đọc. Bởi vậy, trong những ngày này, cường độ công việc ở các toà soạn luôn “căng” lên vì cần huy động cao độ tư duy sáng tạo từ người viết báo cho đến những người thiết kế nội dung, trình bày trang báo.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến không tiếc nuối thời hoàng kim vì ông đã dốc lòng dốc sức cho những tờ báo Tết giai đoạn đó, và vì mỗi giai đoạn lại có những cách làm khác nhau. Thế nên ông vẫn luôn mong càng về sau báo Tết càng xuân, càng sáng, càng đẹp!
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"
(CLO) Nhà báo Bùi Tấn Sỹ khẳng định: “Mỗi tác phẩm, người làm truyền hình phải xây dựng kịch bản khác nhau, phải đặt tâm huyết mình vào đó và phải có sức sáng tạo riêng, có điểm nhấn, có nút thắt, có mẫu thuẫn để từ đó tạo ra câu chuyện và nhân vật đầy màu sắc”.
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Vượt qua những tường thuật hời hợt, báo chí dữ liệu đang mở ra một kỷ nguyên mới trong việc khám phá và giải mã thông tin. Theo ông Bùi Công Duyến, Giám đốc Sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS, để lĩnh vực này thực sự bứt phá, cần giải quyết bài toán về nhân lực, dữ liệu và công nghệ.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.