Công tác xây dựng pháp luật năm 2018: Hết sức nỗ lực, đề cao trách nhiệm

Thứ tư, 18/07/2018 20:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 18/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác, xây dựng pháp luật năm 2018. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng chủ trì Hội nghị.

Theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính từ thời điểm này đến kỳ họp Quốc hội thứ 6 (tháng 10/2018) và năm 2019, nhiệm vụ xây dựng pháp luật vô cùng nặng nề, khối lượng công việc phải thực hiện rất nhiều, thậm chí là quá tải đối với một số cơ quan, trong khi đó kế hoạch bổ sung, điều chỉnh Chương trình chưa rõ ràng.  Do đó đòi hỏi Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan phải hết sức nỗ lực, đề cao trách nhiệm, tính toán kỹ càng, cân đối trong từng giai đoạn cụ thể của Chương trình. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thì  mới có thể hoàn thành đúng, đủ, kịp thời nhiệm vụ được giao.

Báo Công luận
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật trình bày Báo cáo tại Hội nghị (Ảnh: quochoi.vn) 

Để khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm  quan tâm, tập trung thực hiện một số giải pháp. Trước hết là phải chuẩn bị thật kỹ việc đề xuất đưa dự án luật vào Chương trình.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất đưa dự án luật vào Chương trình phải có đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn; dự liệu được hết các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện; tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, nội dung, các chính sách trong dự án. Theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Chính phủ thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong từng đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh và có nghị quyết của Chính phủ trong hồ sơ đề xuất của dự án đưa vào Chương trình.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt việc đề xuất đưa dự án luật vào Chương trình, Báo cáo đề nghị công tác tổng kết phải làm từ sớm, thực chất, bảo đảm thực hiện đầy đủ yêu cầu theo quy định tại Điều 34 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Báo cáo tổng kết phải có số liệu cụ thể phản ánh được tình hình của địa phương và Trung ương.

Báo cáo cũng nêu rõ, việc tổ chức lấy ý kiến thực hiện theo đúng quy định tại Điều 36 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trong hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp  và bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức; khắc phục triệt để tình trạng không có ý kiến hoặc văn bản góp ý có nội dung quá sơ sài, không rõ chính kiến.

Báo Công luận
Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: quochoi.vn) 

Một giải pháp quan trọng khác được đề cập, đó là tăng cường vai trò và đề cao trách nhiệm của Cơ quan soạn thảo. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ, cơ quan được phân công soạn thảo cần sớm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ nội dung, lộ trình soạn thảo xây dựng các dự án được giao phụ trách; sớm thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để chuẩn bị dự án; thực hiện nghiêm các quy định về tiến độ, thời hạn; khắc phục triệt để tình trạng chậm gửi hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến cơ quan thẩm định, Chính phủ, cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Báo cáo cũng khẳng định, trong quá trính chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nếu đề xuất bổ sung chính sách mới vào dự án thì thực hiện đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định. Hạn chế những nội dung giao quy định chi tiết trong dự thảo luật; không ủy quyền quy định chi tiết; kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Chương trình.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đề nghị cơ quan soạn thảo phải chú trọng đến một số vấn đề cụ thể như: các tài liệu quan trọng đề xuất phải là văn bản chính thức, có chữ ký và đóng dấu; hồ sơ đề xuất xây dựng luật của Chính phủ trình phải được Chính phủ xem xét, thông qua, không chỉ đơn thuần là hồ sơ của cơ quan soạn thảo.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị người đứng đầu cơ quan được giao chủ trì soạn thảo đặc biệt chú trọng và đề cao vai trò trách nhiệm trong suốt quá trình xây dựng văn bản từ khâu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện cho đến khi thông qua dự án; trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung, chất lượng, tiến độ trình các dự án do cơ quan mình chủ trì và phải có mặt tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời báo cáo, giải trình khi được yêu cầu.

PV

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức