Công trình hơn 1.000m2 Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

Thứ bảy, 02/03/2019 14:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của nhà thơ Chế Lan Viên đối với đất nước và văn học nghệ thuật nước nhà, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với UBND Huyện Cam Lộ đã tổ chức Lễ khởi công công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên.

Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 1.700m2 ngay trên quê hương của Nhà thơ ở An Xuân, xã Cam An. Công trình được thiết kế mô phỏng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống, mái lợp ngói, ba gian, với tổng mức đầu tư 3,6 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, huyện Cam Lộ hỗ trợ 20%, còn lại huy động xã hội hóa.

Lễ khởi công công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên. Ảnh: BaoTNMT

Lễ khởi công công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên. Ảnh: BaoTNMT

Nhà lưu niệm gồm: Gian thờ và nghi thức, gian trưng bày các tác phẩm, hiện vật của nhà thơ Chế Lan Viên và gian trưng bày các tác phẩm nghiên cứu, phê bình viết về Chế Lan Viên. Phía trước nhà lưu niệm có tiền đình và các hạng mục khác như sân vườn, cây xanh…

Dự kiến, công trình sẽ được sẽ hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chế Lan Viên. Đồng thời chào mừng Đại hội Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị lần thứ VI diễn ra trong năm nay cũng như kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Quảng Trị.

Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê quán tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông gắn bó chặt chẽ với đời sống dân tộc và sự nghiệp cách mạng, không chỉ là một nhà thơ lớn, Chế Lan Viên còn là một nhà văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

Nhà thơ để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao gồm: 15 tập thơ, 7 tác phẩm văn xuôi, 8 tập tiểu luận - phê bình. Các sáng tác thơ và tác phẩm phê bình, tiểu luận trên nhiều phạm vi của ông có ảnh hưởng rộng rãi và có tác động tích cực đến đời sống văn học và văn hóa Việt Nam hiện đại.

Nhà thơ Chế Lan Viên được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Hai, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt một). Tên ông được đặt cho đường phố ở Đông Hà, trường học ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị.

PV

Tin khác

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

(CLO) Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, sáng nay 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

(CLO) Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ.

Đời sống văn hóa
Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa