Công trình xây dựng ở Venezuela giảm 98% kể từ năm 2012

Chủ nhật, 11/07/2021 06:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại và khách sạn đang được xây dựng ngay trước mắt của một nhóm dân cư đói ăn. Bộ trưởng Xây dựng Venezuela mô tả thực tế của ngành, ngoài những gì mắt thường có thể nhìn thấy.

Năm 2001, xây dựng chiếm 7% GDP của Venezuela. Ngày nay, nó chỉ chiếm 0,7%. (Nguồn: Century 21).

Năm 2001, xây dựng chiếm 7% GDP của Venezuela. Ngày nay, nó chỉ chiếm 0,7%. (Nguồn: Century 21).

Venezuela đã suy thoái trong 8 năm liên tiếp, 4 năm siêu lạm phát, mất giá khủng khiếp và 15% dân số của nước này đã phải di cư. Tuy nhiên, ở một số thành phố, bạn có thể thấy cần cẩu hoạt động khắp nơi, các trung tâm mua sắm, các tòa nhà dân cư, đại lộ, bệnh viện và các trung tâm du lịch đang được xây dựng.

Thực tế này có vẻ như là hư cấu, mặc dù nó đang diễn ra ngay tại Venezuela, và nó hẳn là khó hiểu đối với nhiều người nước ngoài, chứ không chỉ người dân nơi đây.

Theo Tổng thống Nicolás Maduro, các lệnh trừng phạt quốc tế ngăn cản Venezuela nhập khẩu hàng hóa cơ bản, nhưng chính chính quyền đó tuyên bố rằng họ có thể xây dựng hàng triệu ngôi nhà cho người nghèo trong khi hiện nay, cả đất nước đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất.

Trong khi đó, tại thủ đô của đất nước, khách sạn Humboldt đã được mở cửa trở lại, các trung tâm du lịch mới đang được xây dựng ở Margarita và trong các công viên quốc gia như Los Roques hay Morrocoy.

Hơn nữa, các dự án khu dân cư, thương mại và công ty mới cũng đang được phát triển ở quận La Trinidad, Las Mercedes, Altamira, Los Palos Grandes và El Cafetal, cũng như các khu vực khác ở các thành phố Baruta, El Hatillo và Chacao. Làm thế nào để giải thích cho điều này?

Việc rửa tiền đang gia tăng?

Không chỉ một số người Venezuela, những người khi lái xe qua các công trường xây dựng này, đều tự hỏi rằng bao nhiêu tiền đầu tư vào lĩnh vực này đến từ các quỹ hợp pháp và bao nhiêu trong số đó là rửa tiền.

Đây là một câu hỏi hợp lý vì ngay cả Tổ chức Minh bạch Quốc tế Venezuela vẫn cho rằng việc không rõ ràng, tham nhũng và yếu kém về thể chế ở quốc gia này mở đường cho hành vi rửa tiền trong nhiều lĩnh vực. Đô la hóa trên thực tế cũng giúp ích cho các hoạt động kinh tế bí mật.

Enrique Madureri Tejares, Bộ trưởng Xây dựng Venezuela (CVC), nói với tờ Caracas Chronicles rằng: “Về mặt pháp lý, tôi không thể nói dự án nào được sử dụng để rửa tiền và dự án nào thì không. Tất cả những gì tôi có thể nói là nếu chính phủ duy trì thị trường chợ đen trong khi một nửa nền kinh tế là không chính thức, thì sẽ không thể có sự kiểm soát hiệu quả đối với thị trường chợ đen đó. Một khi các khoản đầu tư công và tư trở lại bình thường, thì chúng ta có thể khắc phục được điều đó”.

Nhà chức trách này cũng chỉ ra rằng “nhiều bất động sản đang được phát triển ở Caracas đã được các ngân hàng cấp vốn cách đây 5 năm và chúng gần như đã hoàn thành. Chúng cũng được tài trợ bởi tiền tư nhân, bởi các công ty tái đầu tư thu nhập của họ ở Venezuela vì họ vẫn tin tưởng vào đất nước này và một tương lai tốt đẹp hơn. Vì vậy, thật không công bằng khi một số người làm sai và khiến công sức của tất cả mọi người đều bị vấy bẩn”.

Ông Madureri nói rằng hầu hết các nhà phát triển Venezuela là những công ty tuân thủ các quy định chống rửa tiền và được tài trợ bằng tiền sạch. “Các công ty tuân thủ quy định của ngân hàng và làm cho mọi thứ rõ ràng theo từng trường hợp cụ thể”, ông nói.

Tuy nhiên, một số cuộc điều tra của báo chí cho thấy một số lượng đáng kể người Venezuela đã rửa một số tiền khổng lồ bằng cách sử dụng các hệ thống tài chính truyền thống và các hiệp hội nước ngoài tại các thiên đường thuế, nơi các ngân hàng tại đó không ngăn khách hàng làm giàu bất chính.

Các hồ sơ FinCen liên quan đến Venezuela, chỉ ra một doanh nhân cụ thể tên là Alejandro Ceballos Jiménez, một ông trùm xây dựng, đã bí mật chuyển 116 triệu USD hợp đồng xây dựng nhà ở công cộng cho các công ty nước ngoài và các thành viên gia đình thông qua các ngân hàng ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Theo BBC, Ngân hàng Espirito Santo, một ngân hàng đã bị buộc đóng cửa sau khi chính phủ Bồ Đào Nha can thiệp vào năm 2014, đã chuyển hơn 100 triệu USD bên ngoài Venezuela vào tài khoản của gia đình ông.

Đáng nói, BBC cho biết: “Một phần số tiền đó đến từ công ty dầu khí nhà nước PDVSA, và các chương trình của Chính phủ nước này như Misión Ché Guevara với mục đích chống lại đói nghèo.

Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã phân tích các tệp thông tin FinCen bị rò rỉ và tiết lộ rằng có các báo cáo ngân hàng đáng ngờ liên quan đến Venezuela với số tiền hơn 4.800 triệu USD từ năm 2009 đến năm 2017. Và hơn 70% trong số đó liên quan đến quỹ công thuộc các doanh nghiệp nhà nước.

Sơn Tùng

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp