(CLO) Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu xây dựng Đông Anh – 8 quá trình liên doanh liên kết sản xuất với một số doanh nghiệp để các đơn vị này ngang nhiên vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai, xây dựng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên chưa mạnh tay xử lý vi phạm.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường không trung thực
Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh – chi nhánh Hưng Yên (hay còn gọi là Công ty cổ phần đầu tư và vật liệu xây dựng Đông Anh – 8) có địa chỉ tại thôn Hải Yến, xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Sơn Hải.
Trên phần đất sản xuất của mình, Công ty Đông Anh – 8 liên doanh liên kết với Công ty TNHH bê tông và xây lắp Petrolimex (trụ sở chính tại xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) để sản xuất bê tông tươi.
Trạm bê tông Petrolimex nằm trên diện tích đất của Công ty Đông Anh – 8 là cơ sở 3 của Công ty TNHH bê tông và xây lắp Petrolimex.
Theo quy định, công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc thu gom, xử lý nước thải từ trạm trộn bê tông Petrolimex: Nước thải phát sinh từ công đoạn rửa nguyên liệu, trạm trộn bê tông, rửa xe bồn tại hạng mục của trạm trộn bê tông được thu gom, xử lý sơ bộ qua 03 bể lắng với dung tích khoảng 40 m, sau đó chứa tại bể chứa với dung tích khoảng 50m3 để tái sử dụng cho quá trình sản xuất bê tông. Bùn lắng được định kỳ nạo vét đưa vào dây chuyền sản xuất để tái sử dụng.
Hoạt động của trạm bê tông Petrolimex có nhiều dấu hiệu của việc không tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường.
Ngày 28/12/2022, Công ty Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh – chi nhánh Hưng Yên có báo cáo số 17/BC-VLXDĐA về công tác bảo vệ môi trường năm 2022. Trong đó, doanh nghiệp này cũng khẳng định về việc xử lý nước thải như sau: Nước thải sinh hoạt: được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó thoát vào rãnh thoát nước chung của Công ty.
Nước thải sản xuất: tuần hoàn tái sử dụng không thải ra môi trường. Tổng lưu lượng nước thải phát sinh 11m3/ngày đêm.
Nước thải từ sản xuất bê tông tươi không hề được tuần hoàn 100% như trong báo cáo của Công ty Đông Anh - 8. Ảnh: bể lắng trước khi chảy ra môi trường.
Từ thông tin nêu trên có thể thấy, Công ty Đông Anh – 8 dường như không thực hiện xả thải ra môi trường, quy trình xử lý nước thải, chất thải đều khép kín hoặc có đơn vị đến thu gom, xử lý.
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược với những gì Công ty này cam kết và báo cáo đối với Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt là hoạt động của trạm bê tông tươi Petrolimex.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trạm bê tông tươi Petrolimex được coi là một trong những mục tiêu của dự án nhưng hoạt động sản xuất, xử lý nước thải, chất thải dường như không có bất kỳ liên quan gì đến Công ty Đông Anh – 8; tách bạch hoàn toàn với khu sản xuất tấm lợp Fibroximăng.
Nước thải từ sản xuất bê tông từ bể lắng tràn qua một khe cống và chảy ra ngoài môi trường.
Mặc dù khẳng định “nước thải sản xuất tuần hoàn tái sử dụng không thải ra môi trường” nhưng trạm bê tông Petrolimex thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường bằng quy trình xử lý nước thải đơn giản là “qua bể lắng”. Nước thải theo rãnh cống được thải thẳng ra sông Luộc.
Trong khi đó, tại khuôn viên trạm bê tông Petrolimex, chúng tôi không nhận thấy bất kỳ khu vực chứa chất thải rắn (bã bê tông, bùn) phát sinh từ quá trình sản xuất. Theo một nhân viên tại trạm bê tông cho biết, bã bê tông và bùn lắng được đổ ra khu vực khác nằm trong cảng Triều Dương.
Việc trạm bê tông Petrolimex xả thải thẳng ra môi trường không chỉ “ngày một, ngày hai” mà đã diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chính quyền địa phương là UBND xã Hải Triều, UBND huyện Tiên Lữ dường như lại thiếu giám sát, phát hiện kịp thời để báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Đường thoát nước thải từ quá trình sản xuất bê tông tươi của trạm bê tông Petrolimex.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên về sự việc nêu trên, ông Ngô Xuân Hiếu – Phó phòng Quản lý môi trường (Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên) cho biết, Công ty Đông Anh – 8 không nằm trong diện bị thanh kiểm tra năm 2022. Trước đó, năm 2021, doanh nghiệp này cũng đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tại cuộc trao đổi, chúng tôi đã cung cấp một số hình ảnh liên quan đến việc trạm bê tông Petrolimex hoạt động xả thải trực tiếp ra môi trường. Việc này được ông Ngô Xuân Hiếu ghi nhận và cho biết, báo chí nếu có phản ánh Sở TN&MT sẽ ghi nhận, tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường đối với doanh nghiệp.
Đường nước thải bê tông đục ngàu chảy thẳng ra sông Luộc.
Ngang nhiên lắp đặt trạm bê tông nhựa nóng trái phép
Gần đây, Công ty Đông Anh – 8 tiếp tục liên kết kinh doanh với Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên có địa chỉ tại số 4, đường Nguyễn Văn Linh, phường An Tảo, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Theo đại diện Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên cho biết, Công ty Đông Anh – 8 đang xin cấp có thẩm quyền để bổ sung mục tiêu của dự án trong đó có việc lắp đặt một trạm bê tông nhựa nóng (Asphalt) để sản xuất.
Theo chúng tôi được biết, đến nay, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Hưng Yên chưa có bất kỳ một văn bản nào đồng ý để Công ty Đông Anh – 8 được bổ sung nội dung trên vào chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên đã cho tiến hành đổ bê tông làm móng, lắp đặt hoàn chỉnh trạm sản xuất bê tông nhựa nóng (Asphalt) trên diện tích hơn 300m2 và chỉ chờ ngày đi vào hoạt động. Không những vậy, doanh nghiệp này còn ngang nhiên biến khu vực đê sông Luộc bị xẻ trước đó để phục vụ thi công dự án đường 378 làm lối riêng cho người, phương tiện ra vào.
Trạm bê tông nhựa nóng được Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên lắp đặt trái phép.
Theo ông Trần Văn Hạnh – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lữ (NN&PTNT) cho biết, việc Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên lắp đặt trạm sản xuất bê tông nhựa nóng (Asphalt) là trái phép. UBND huyện Tiên Lữ đã lập đoàn kiểm tra liên ngành vào tháng 9/2022 và yêu cầu doanh nghiệp phải dừng ngay việc lắp đặt, tháo dỡ, di dời ra khỏi vị trí vi phạm.
Cũng theo ông Trần Văn Hạnh, UBND huyện Tiên Lữ đã báo cáo, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm.
Được biết, UBND tỉnh Hưng Yên vào tháng 2/2023 đã có chỉ đạo về sự việc nêu trên. Tuy nhiên, đến nay, vi phạm của Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên vẫn “trơ gan” trước pháp luật.
Trạm bê tông nhựa nóng trái phép chỉ cách khu vực công trình thủy lợi có vài chục mét.
Trong khi đó, Công ty Đông Anh – 8 mặc dù biết lắp đặt trạm sản xuất bê tông nhựa nóng (Asphalt) của Công ty Cổ phần đường bộ Hưng Yên là trái phép nhưng dường như lại có dấu hiệu tiếp tay cho vi phạm?
Đường đê sông Luộc trước đó bị xẻ làm lối đi khi thi công đường 378 nay là lối xuống trạm bê tông nhựa nóng của Công ty cổ phần đường bộ Hưng Yên.
Trước những vi phạm về đất đai, môi trường của Công ty Đông Anh – 8 cùng các đơn vị liên doanh liên kết. Báo Nhà báo và Công luận đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên, Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên, Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Tiên Lữ chỉ đạo, xử lý quyết liệt, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan và công khai trước công luận.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.