(NB&CL) Hơn 100 hộ dân ở xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ký hợp đồng liên kết trồng cây sả với một doanh nghiệp ở Thanh Hóa, nay đã quá kỳ thu hoạch nhưng không thấy doanh nghiệp về thu mua như cam kết. Việc doanh nghiệp thất hứa khiến bà con đứng ngồi không yên, nguy cơ mất trắng.
Phản ánh tới Báo Nhà báo & Công luận, nhiều người dân ở xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, cuối năm 2022, hàng trăm hộ dân ở hai xã này đã tiến hành ký kết với Công ty TNHH dược liệu Trương Dương (Công ty Trương Dương), đóng tại địa bàn xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, Thanh Hoá để trồng cây sả chanh làm nguyên liệu. Thế nhưng, đến nay đã quá mùa thu hoạch nhưng vẫn không thấy doanh nghiệp về thu mua như cam kết, khiến cho hơn 100 tấn sả của người dân không biết phải bán cho ai.
Dẫn phóng viên đến khu vườn rộng khoảng 2 sào đang trồng cây sả, đang lụi tàn hằng ngày vì đã quá kỳ thu hoạch, bà Trần Thị Khoát (71 tuổi, ở thôn Trung Xuân, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, khi bà con ký kết hợp đồng trồng sả với Công ty Trương Dương, công ty cam kết sẽ nhận bao tiêu toàn bộ số lượng sả chanh mà người dân trồng. Do đó, gia đình bà đã mua cây giống của công ty với giá 14.000 đồng/kg về trồng trên diện tích khoảng 2 sào.
Vườn sả dược liệu của bà Trần Thị Khoát (thôn Trung Xuân, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) quá kỳ thu hoạch, bắt đầu lụi tàn và chết dần.
Theo tính toán của gia đình bà, khi bán cho công ty theo giá cam kết là 2.800 đồng/kg, chúng tôi sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các loại cây khác đã trồng trước đây. Tuy nhiên đến nay, cây sả phát triển tốt cho đến kỳ thu hoạch nhưng công ty không về thu mua như cam kết bao tiêu, khiến cây sả bắt đầu lụi tàn và chết dần. Nếu không bán được sớm thì gia đình sẽ thiệt hại về vốn đầu tư và công chăm sóc.
“Khi bà con mua cây giống của công ty, họ nói một năm họ sẽ mua cho bà con hai lứa, thế nhưng hiện tại đã một năm rồi mà cũng chưa thấy doanh nghiệp về để thu mua. Nếu họ về thu mua cho dân được 1 lứa thì bà con cũng lấy lại được ít vốn, hoặc ít nhất cũng bù cho cái công chăm sóc. Chứ đằng này, cả năm rồi họ có về thu mua khiến cây sả qua thời kỳ thu hoạch đang tàn dần” - bà Khoát nói.
Bà Hoàng Thị Ái Sa - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Tây cho biết, toàn xã có hơn 80 hộ ký hợp đồng trồng sả dược liệu với Công ty Trương Dương, mỗi hộ trồng từ 1 - 2 sào.
Sau khi bà con phản ánh lên UBND xã Kỳ Tây về vấn đề bị doanh nghiệp thất hứa, không thu mua sả như cam kết, xã đã gửi văn bản cho Công ty Trương Dương theo địa chỉ trong hợp đồng, với nội dung yêu cầu họ thực hiện cam kết thu mua sả. Tuy nhiên, sau đó, xã nhận được điện thoại của nhân viên bưu điện thông báo rằng phía Công ty Trương Dương luôn đóng cửa, không có người nhận thư nên phải chuyển trả lại thư cho bên gửi.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh cho biết, cuối năm 2022, có người về giới thiệu là công ty muốn ký hợp đồng trồng cây sả chanh với các hộ dân trên địa bàn xã. Theo đó, công ty này yêu cầu người dân phải mua sả giống của đơn vị với giá 14.000 đồng/kg. Đến kỳ thu hoạch công ty sẽ bao tiêu toàn bộ đầu ra của cây sả với mức giá 2.800 đồng/kg, thỏa thuận hợp tác kéo dài tới năm 2032.
“Ban đầu họ nói về kế hoạch đầu tư bài bản lắm, thế nhưng đến nay chẳng thấy đâu. Giờ đã quá mùa thu hoạch gần 9 tháng rồi, lại gặp trời mưa khiến nhiều diện tích trồng sả chanh của người dân ngày càng lụi dần” - ông Thắng nói.
Tương tự xã Kỳ Tây, tại xã Kỳ Lạc cũng có hàng chục hộ dân ký hợp đồng hợp tác trồng sả dược liệu với Công ty Trương Dương. Hiện toàn xã Kỳ Lạc khoảng 10 ha trồng sả đã quá kỳ thu hoạch, người trồng sả cũng “dài cổ” chờ doanh nghiệp bao tiêu về thu mua.
Cả trăm tấn sả của bà con đã quá kỳ thu hoạch đang dần lụi tàn.
Theo bà Nguyễn Thị Hiên - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc, địa phương chỉ có chủ trương thống nhất về liên kết với doanh nghiệp, còn về hợp đồng thì phía công ty ký trực tiếp với người dân theo từng tổ hợp tác. Hiện trên địa bàn xã Kỳ Lạc có khoảng 10ha cây sả bao gồm cả diện tích trồng theo hợp đồng và diện tích người dân trồng thêm đều chưa được tiêu thụ.
Theo người dân trồng sả tại 2 xã nói trên, mỗi hộ đã bỏ ra 2 - 3 triệu đồng để mua cây giống và phân bón. Ngoài ra, họ cũng tốn rất nhiều công chăm sóc cây sả trong 6 tháng. Hiện tại, cây sả không bán được khiến họ bị thất thu, đất cũng đang “ngâm” cây sả nên không thể trồng cây khác.
Để giúp người dân trồng sả thu hồi vốn, UBND xã Kỳ Tây đã liên hệ với một đơn vị chế biến dược liệu ở TP. Hà Tĩnh, nhờ họ mua sả cho bà con. Tuy nhiên, đơn vị này cũng chỉ mua với số lượng không đáng kể. Chưa kể, thời gian này thường xuyên có mưa, người dân lại càng lo lắng cây sả bị thối gốc và lụi tàn nếu không được thu hoạch sớm.
(CLO) CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 2024 nhưng vẫn phải đứng ra bảo lãnh khoản vay quy mô lớn cho công ty con.
(CLO) Sự xuất hiện của MG G50 giúp phân khúc MPV cỡ trung sôi động hơn song mức độ cạnh tranh được nhận định là không cao do đối tượng khách hàng khác biệt.
(CLO) Sau khi giật lại 1 điểm từ tay U17 Nhật Bản, đội tuyển U17 Việt Nam bất ngờ nhận được lời chúc mừng đặc biệt từ Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).
(CLO) Dù từng gây sốt đầu năm 2025 với đà tăng 144% trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu TMT của CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) đã lao dốc hơn 30% sau khi doanh nghiệp công bố khoản lỗ kỷ lục 325 tỷ đồng và gánh nặng nợ vay gấp 5,6 lần vốn chủ. Những con số đáng lo ngại khiến tương lai chiến lược chuyển đổi sang xe điện của TMT trở nên mờ mịt.
(CLO) Các chatbot AI như ChatGPT đã trở thành một công cụ phổ biến với hàng triệu người dùng hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân với chatbot có thể dẫn đến rủi ro về quyền riêng tư.
(CLO) Một nhóm du khách nữ khoảng 14 người đã dàn hàng ngang trên Quốc lộ 24 (đoạn qua địa bàn thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum) để chụp hình, khiến giao thông khu vực này bị ách tắc.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng việc bán năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU) sẽ là một trọng tâm chính của chính quyền ông nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại với khối này.
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết với tỷ lệ 5-4, cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục sử dụng Đạo luật Người nước ngoài thù địch năm 1798 để trục xuất nhanh chóng những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng Venezuela, Tren de Aragua.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái vừa đăng tải quyết định lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 12, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái".
(CLO) Gói thầu thi công dự án Trường mầm non Tam Thuấn, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ bị phản ánh có dấu hiệu thực hiện chậm tiến độ, một số hạng mục không đảm bảo chất lượng...
(CLO) Việc Công ty Tuấn Long có dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích tại Cụm công nghiệp xã Ea Ral (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) đã được Công an huyện Ea H'leo xác định. Tuy nhiên, khi thanh tra, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường lại không thể phát hiện ra sai phạm.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.