Công ty sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 có thể sớm bị hủy niêm yết tại Mỹ

Thứ ba, 05/01/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Sở giao dịch chứng khoán New York hủy niêm yết ba tập đoàn viễn hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ vào tuần trước, giới phân tích nhận định một số công ty dầu mỏ hàng đầu của nước này, bao gồm CNOOC (chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981) có thể sẽ là những mục tiêu tiếp theo.

Lĩnh vực quan trọng

 CNOOC là doanh nghiệp dầu mỏ lớn thứ ba do nhà nước Trung Quốc điều hành. Ảnh: Caixin

 CNOOC là doanh nghiệp dầu mỏ lớn thứ ba do nhà nước Trung Quốc điều hành. Ảnh: Caixin

Theo nhà phân tích Henik Fung của Bloomberg Intelligence, Tổng công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC) đang gặp rủi ro cao nhất trong số các công ty năng lượng của Trung Quốc, do bị liệt trong danh sách đen của Bộ Quốc phòng Mỹ với cáo buộc thuộc sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát của quân đội Trung Quốc vào ngày 3/12 năm ngoái.

Không những vậy, theo ông Fung cho biết ngoài CNOOC, PetroChina Co. và Sinopec, cũng là những cái tên tiếp theo có nguy cơ bị hủy niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ. Động thái của Mỹ đánh vào các công ty này được cho là bởi lĩnh vực năng lượng là rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc, đồng thời, ngăn cản hiệu quả của các công ty năng lượng Trung Quốc khỏi các thị trường Mỹ và các mối quan hệ đối tác tiềm năng với Mỹ.

“Dù đã hủy niêm yết của ba tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, những tác động dường như không đáng kể. Sẽ ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết tại Mỹ, và các công ty năng lượng của Trung Quốc có thể là đối tượng mới trong những đợt tiếp theo”, theo ông Steven Leung – giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian tại Hồng Kông nhận định.

 “Một trong ba nhà vô địch”

CNOOC vận hành nhiều mỏ dầu khí của Mỹ và là đối tác quan trọng của một số công ty năng lượng lớn của nước này. Ảnh: Getty

CNOOC vận hành nhiều mỏ dầu khí của Mỹ và là đối tác quan trọng của một số công ty năng lượng lớn của nước này. Ảnh: Getty

Tổng công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC) là chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014. Chính hành động ngang ngược này đã vấp phải sự bất bình mạnh mẽ của công luận thế giới, gây nên nhiều căng thẳng trong mối quan hệ của các bên liên quan.

CNOOC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, sản xuất và kinh doanh dầu khí. Từ nhiều thập kỷ qua, CNOOC được đánh giá là gương mặt quen thuộc nhất trong “ba nhà vô địch quốc gia” của Trung Quốc, luôn luôn đi đầu và được tín nhiệm trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc cũng như việc mở rộng phạm vi đầu tư toàn cầu thông qua việc mua lại các công ty nước ngoài như Canada, Vương quốc Anh, Nigeria, Indonesia và Brazil.

Vào tháng 8 năm ngoái, công ty này cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ. Danh sách đen đó liệt kê 24 công ty Trung Quốc có tham gia bồi đắp và quân sự hóa trái phép các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.

Liên tục giáng đòn

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục ban hành lệnh cấm trong vài tuần cuối cùng trước khi rời nhiệm sở. Ảnh: Getty

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục ban hành lệnh cấm trong vài tuần cuối cùng trước khi rời nhiệm sở. Ảnh: Getty

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái đã ban hành lệnh hạn chế đầu tư vào các công ty dính cáo buộc do quân đội Trung Quốc kiểm soát hoặc sở hữu. Lệnh này sẽ ngăn các nhà đầu tư Mỹ có thể mua chứng khoán của các công ty trong danh sách đen kể từ cuối năm nay.

Động thái của Nhà Trắng này được coi như một đòn giáng vào các công ty Trung Quốc và củng cố thái độ cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Đồng thời, đây cũng là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn cản mục tiêu thu hút các nhà đầu tư Mỹ của Trung Quốc.

Cuối tuần trước, Sàn giao dịch chứng khoán New York đã tuyên bố hủy niêm yết ba tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc gồm có China Mobile, China Telecom và China Unicom Hong Kong. Cụ thể, các mã cổ phiếu này sẽ chính thức bị ngừng giao dịch từ ngày 7/1 tới đây.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hua Chunying phát biểu trong một cuộc họp báo chí tại Bắc Kinh hôm 3/1 cho biết, chính quyền Trung Quốc sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nhà nước.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối hành vi chính trị hóa các vấn đề thương mại và lạm dụng quyền lực quốc gia, cũng như sử dụng khái niệm an ninh quốc gia để đàn áp các công ty Trung Quốc của chính quyền Mỹ. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc cạnh tranh thị trường và các quy tắc thương mại quốc tế”, bà Hua nhấn mạnh.

                                                                                                                                                                                        Hương Vũ                                                                             

                                                                                                

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm