Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Hội nghị thượng đỉnh COP27 diễn ra sau một năm xảy ra nhiều thảm họa, từ lũ lụt giết chết hơn 1.700 người ở Pakistan đến hạn hán làm khô héo cây trồng ở Trung Quốc, châu Phi và Mỹ.
Điều đó đã khiến các nước đang phát triển tăng cường yêu cầu về một quỹ "Tổn thất và Thiệt hại" đặc biệt. Các quốc gia giàu có từng từ chối những lời kêu gọi như vậy, khiến vấn đề đã bị đình trệ trong nhiều năm. Tuy nhiên, COP27 có thể là bước đột phá.
Ngập lụt ở Pakistan. Ảnh: Reuters
Trong các cuộc nói chuyện về khí hậu của Liên hợp quốc, cụm từ "Tổn thất và Thiệt hại" đề cập đến các chi phí đã phải gánh chịu do các tác động hoặc khắc nghiệt của thời tiết do khí hậu gây ra, như mực nước biển dâng cao.
Cho đến nay, nguồn tài trợ khí hậu tập trung vào việc cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide trong nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu, trong khi khoảng 1/3 trong số đó dành cho các dự án giúp cộng đồng thích ứng với các tác động trong tương lai.
Nhưng vẫn chưa có thỏa thuận về những gì nên được coi là "Tổn thất và Thiệt hại" trong các thảm họa khí hậu, điều có thể bao gồm cơ sở hạ tầng và tài sản bị hư hỏng, cũng như các hệ sinh thái tự nhiên khó định giá hơn hoặc các tài sản văn hóa.
Một báo cáo tháng 6 của 55 quốc gia dễ bị tổn thương ước tính tổng thiệt hại liên quan đến khí hậu của họ trong hai thập kỷ qua là khoảng 525 tỷ USD, tương đương khoảng 20% GDP của các nước này. Một số nghiên cứu cho rằng đến năm 2030, thiệt hại như vậy có thể lên tới 580 tỷ USD mỗi năm.
Đây được xem như vấn đề gây tranh cãi nhất. Các quốc gia dễ bị tổn thương và các nhà vận động đã lập luận rằng các quốc gia giàu có đã gây ra phần lớn biến đổi khí hậu sẽ phải trả tiền. Mỹ và Liên minh châu Âu đã phản đối lập luận này, vì lo ngại các khoản bồi thường tăng lên.
Nếu các quốc gia đồng ý thành lập một quỹ, họ sẽ cần phải tìm ra các chi tiết như nguồn tiền sẽ đến từ đâu, số tiền các quốc gia giàu có nên trả và những quốc gia hoặc thảm họa nào đủ điều kiện để được bồi thường.
EU và Mỹ đã chặn một đề xuất tại cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ năm ngoái về việc thành lập một quỹ như vậy, thay vào đó đồng ý với một "cuộc đối thoại" mà không có mục tiêu cuối cùng rõ ràng. Trong tháng trước, họ đã báo hiệu cởi mở hơn trong việc thảo luận về bồi thường tại COP27, nhưng vẫn thận trọng với việc tạo quỹ.
Chỉ có một số chính phủ đưa ra các cam kết tài trợ nhỏ, mang tính biểu tượng cho những mất mát và thiệt hại như Đan Mạch và Scotland, cộng với vùng Wallonia của Bỉ. Hiện cũng có một số tài trợ tới từ LHQ và các ngân hàng phát triển.
Các nước đang phát triển đã đề xuất đưa những tổn thất và thiệt hại vào chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh. Chương trình này đã được thông qua cho việc đàm phán. Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng đã thống nhất yêu cầu thành lập một quỹ hỗ trợ tổn thất và thiệt hại tại COP27.
Các quốc gia đã đưa ra các đề xuất khác nhau về hình thức quỹ. Ngay cả khi COP27 mang lại một thỏa thuận thành lập quỹ, vẫn có thể mất vài năm trước khi nguồn tiền bắt đầu được phân phối. Một số nhà ngoại giao đã đề nghị nên đa dạng hoá các nguồn tài trợ, thay vì một quỹ tập trung.
Một đề xuất khác từ Liên minh các quốc đảo nhỏ đề nghị COP27 đồng ý thành lập một "quỹ ứng phó" do Liên hợp quốc tổ chức để thu tiền mặt từ nhiều nguồn khác nhau cho các quốc gia bị thiên tai.
Quốc Thiên (theo Reuters)
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.