COP27 và lý do tại sao nó cần cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Thứ năm, 03/11/2022 18:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong tháng này (từ 6 đến 18/11), các nhà lãnh đạo thế giới và các nhân vật chủ chốt sẽ tới thị trấn ven biển Sharm el-Sheikh của Ai Cập cho vòng đàm phán về biến đổi khí hậu mới nhất của Liên hợp quốc, tức COP27.

Đây được coi là một trong những lần gặp căng thẳng và bất ổn nhất của hội nghị thường niên về khí hậu này, khi đã có ​​nhiều thảm họa gây thiệt hại suốt một năm qua, trong bối cảnh nhiệt độ cao kỷ lục và một cuộc xung đột khu vực lớn gây nên những rối loạn.

cop27 va ly do tai sao no can cho cuoc chien chong bien doi khi hau hinh 1

Thế giới cần nhiều hợp tác và quyết tâm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Ảnh: GI

Bài liên quan

COP, viết tắt của Hội nghị Các bên (Conference of the Parties), là hiệp định khí hậu của Liên hợp quốc được ký kết vào năm 1992. Lần này, lãnh đạo của hơn 200 chính phủ đã được mời tham dự. Dưới đây là những điều quan trọng cần biết về COP27.

Thế giới vẫn chưa làm đủ để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu

Báo cáo mới nhất của LHQ cho thấy trong khi các quốc gia đang giảm dần lượng khí thải, nhưng không diễn ra đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Đó được coi là điểm mấu chốt quan trọng, ngoài ra thiệt hại do biến đổi khí hậu sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Báo cáo được công bố vào tuần trước cho thấy rằng không có "con đường đáng tin cậy nào" để đạt được mục tiêu 1,5 độ C. Thay vào đó, các cam kết hiện tại đến năm 2030 sẽ làm cho hành tinh này nóng lên 2,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, điều sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc.

Thực hiện các cam kết cải thiện khí hậu vào năm 2030 được coi là rất quan trọng. Và trong khi các dự báo hiện tại cho thấy lượng khí thải sẽ không còn tăng sau năm 2030, thì mức giảm nhanh chóng cần thiết để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vẫn chưa xảy ra.

Tại COP26  ở Glasgow vào năm ngoái, các quốc gia tham gia đã cam kết xem xét lại tham vọng khí hậu của họ và quay trở lại Ai Cập với các kế hoạch tăng cường. Chỉ một số ít quốc gia đã làm như vậy.

Bóng đen của các thảm họa toàn cầu bao trùm các cuộc đàm phán

12 tháng qua đã cung cấp một kiểm tra thực tế về mức độ ảnh hưởng của các thảm họa do khí hậu gây ra. Pakistan đã bị lũ lụt tàn phá, Philippines lại hứng chịu những cơn bão chết người trong khi Trung Quốc phải chịu đựng đợt hạn hán lịch sử.

Ngoài ra, Hàn Quốc ghi lại các trận mưa kỷ lục, châu Âu hứng chịu mùa hè nóng nhất trong 500 năm và cháy rừng gây thiệt hại nặng nề. Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi các cơn bão kỷ lục.

cop27 va ly do tai sao no can cho cuoc chien chong bien doi khi hau hinh 2

Cơn bão Ian mới đây đã gây ra thiệt hại lớn cho nước Mỹ và trong khu vực.

Những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng phổ biến và dai dẳng này có liên quan trực tiếp đến lượng khí thải carbon và được dự báo là sẽ trở nên tồi tệ hơn trong nhiều thập kỷ tới.

Một cơn bão địa chính trị, một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Các dự báo về giảm phát thải, đặc biệt là trong lĩnh vực điện gây ô nhiễm cao, đã đổ vỡ do cuộc chiến ở Ukraine. Các nền kinh tế tiên tiến ở châu Âu đột nhiên nhận thấy mình bị thiếu khí đốt tự nhiên và đã chuyển sang mở cửa lại các nhà máy than để cung cấp đủ năng lượng cho người dân.

Chủ tịch hội nghị của Ai Cập đã thừa nhận rằng quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn kế hoạch, với lý do là khủng hoảng tài chính và nợ, khủng hoảng giá năng lượng và khủng hoảng lương thực do tác động của biến đổi khí hậu.

Việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch có thể vẫn thành công nếu các quốc gia đẩy nhanh việc theo đuổi nguồn năng lượng rẻ nhất, điển hình là năng lượng mặt trời hoặc gió. Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ khác nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài.

Các quốc gia đang phát triển cần trợ giúp tài chính

Khoản tiền đã được hứa cho các quốc gia đang phát triển để giúp giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu vẫn chưa được chuyển giao.

Cam kết đưa ra là 100 tỷ đô la Mỹ hàng năm từ các quốc gia giàu có trên thế giới tới các quốc gia nghèo hơn từ năm 2020. Nhưng mục tiêu chưa bao giờ đạt được và kế hoạch đã bị trì hoãn đến năm 2023. 

Cuộc tranh luận về việc bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra là một cuộc tranh luận gay gắt. Điều này có khả năng lần đầu tiên sẽ nằm trong chương trình nghị sự chính thức của COP.

Các quốc gia đang cảm thấy gánh nặng của biến đổi khí hậu và muốn có thêm nguồn tài chính hướng tới việc thích ứng, bao gồm các cơ sở hạ tầng và chính sách có thể bảo vệ họ khỏi các tác động bất lợi.

Người đứng đầu LHQ António Guterres cho biết COP27 sẽ là "phép thử số một" về việc các chính phủ có đang nghiêm túc xem xét vấn đề này hay không.

Bảo vệ rừng sẽ được chú trọng

Theo Đánh giá về Tuyên bố Rừng trên toàn cầu, nạn phá rừng trên toàn cầu giảm 6,3% vào năm 2021, một sự cải thiện khiêm tốn và không đạt các mục tiêu quốc tế.

Tại COP26, 145 quốc gia đã ký cam kết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030 như một công cụ chống biến đổi khí hậu. Điều đó có nghĩa là phải giảm 10% nạn phá rừng hàng năm và phục hồi 350 triệu ha đất rừng.

Tiến độ đã chậm lại kể từ đó. Rừng là công cụ quan trọng trong nỗ lực làm chậm biến đổi khí hậu. Các chuyên gia ước tính rằng rừng hấp thụ gần một phần ba tổng lượng khí thải carbon. Nhưng hiệu quả của chúng đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người.

Đông Nam Á là nơi có gần 15% rừng nhiệt đới trên thế giới, nhưng cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phá rừng nhanh nhất. Nhưng dữ liệu gần đây cho thấy Indonesia và Malaysia đã đạt được những tiến bộ vượt bậc đối với mục tiêu phá rừng năm 2030.

Khoảnh khắc cho châu Phi

Sự kiện tại Ai Cập từ ngày 6 đến ngày 18/11 sẽ là lần thứ năm châu Phi đăng cai COP. Sau khi nhiều đại biểu phải vật lộn để tham dự hội nghị Glasgow do đại dịch toàn cầu và việc triển khai vắc xin không đồng đều, đây sẽ là cơ hội để đưa các ưu tiên của lục địa chủ nhà vào chương trình nghị sự toàn cầu.

Những nội dung đó sẽ tập trung nhiều vào hỗ trợ tài chính nhằm thích ứng và phát triển bền vững. Châu Phi chỉ đóng góp khoảng 4% lượng khí thải toàn cầu nhưng vẫn cảm nhận được tác động của sự nóng lên của hành tinh. Các cộng đồng nông thôn nói riêng đang ngày càng phải gánh chịu sự thay đổi của thời tiết, hạn hán và lũ lụt.

Tuy nhiên, đã có những lo ngại từ các chuyên gia rằng vai trò lãnh đạo thúc đẩy khí hậu của lục địa của Ai Cập có thể bị đe dọa bởi sự phụ thuộc quá lớn trong nước vào nhiên liệu hóa thạch.

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

(CLO) Bóng ma của cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah dường như đang đến gần hơn bao giờ hết. Nhưng liệu hai bên đã sẵn sàng cho cuộc chiến đó?

Tiêu điểm Quốc tế
Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Tiêu điểm Quốc tế