COP28: Liệu thế giới có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C?

Thứ sáu, 01/12/2023 10:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là mục tiêu quan trọng của hội nghị biến đổi khí hậu COP28 của Liên hợp quốc, nhưng không phải ai cũng biết con số cụ thể này mang ý nghĩa như thế nào và điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất vượt qua ngưỡng đó?

Ngưỡng an toàn 1,5 độ C

Kể từ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, mục tiêu quan trọng của hội nghị COP28 cũng như của thế giới được xác định là kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5⁰C, con số này khó đạt được ngày hôm nay, tuy nhiên nó lại rất quan trọng.

cop28 lieu the gioi co the han che su nong len toan cau o muc 15 do c hinh 1

Tấm bảng khổng lồ làm từ 125.000 tấm bưu thiếp riêng biệt, được đặt trên sông băng ở Thụy Sĩ để cảnh báo về sự nguy hiểm của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh: AP

Nói cách khác, mục tiêu của thỏa thuận chính là giảm lượng khí thải nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu của hành tinh ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nó được ví như một cuộc cách mạng trên thế giới.

Các nhà khoa học cho biết ngưỡng 1,5 độ C đối với Trái đất được coi như một tuyến phòng thủ an toàn. Theo đó, việc bám sát ngưỡng này sẽ tạo cơ hội cho con người hành động trước khi các tác động khí hậu trở nên cực đoan do Trái đất nóng lên.

Giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) ở Đức Johan Rockström mô tả giới hạn 1,5 độ C “là một cấp độ mà chúng ta thực sự cần phải cố gắng và duy trì càng xa càng tốt”.

Nhưng để duy trì giới hạn đó, Liên hợp quốc cho biết lượng khí thải toàn cầu hiện nay cần phải giảm một nửa vào năm 2030, tức là thời hạn chỉ còn chưa đầy 7 năm nữa.

Trái đất đang sát ngưỡng 1,5 độ C đến mức nào?

Theo tính toán của các nhà khoa học, nhiệt độ toàn cầu tăng trung bình 0,08 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1880. Tốc độ đó bắt đầu tăng nhanh vào năm 1981 và kể từ đó đã tăng hơn gấp đôi.

Mười năm nóng nhất từng được ghi nhận đều diễn ra sau năm 2010. Hiện các nhà khoa học khí hậu dự đoán rằng năm 2023 sẽ là năm nóng nhất lịch sử với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp là 1,43 độ C.

Hôm 20/11, Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo Trái đất đang bị đẩy vào quỹ đạo nóng lên thảm khốc lên tới 2,9 độ C trong thế kỷ này, do các quốc gia chưa thực sự hành động quyết liệt.

Những ngày trước khi diễn ra COP28, mức nhiệt độ cơ bản đã tăng trung bình 2 độ C, thậm chí tại đất nước Turkmenistan đã ghi nhận mức tăng nhiệt độ kỷ lục, tăng 10 độ C.

Điều gì xảy ra nếu Trái đất vượt ngưỡng 1,5 độ C?

Một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt mức cao mới trong 5 năm tới. Trong khi đó, Liên hợp quốc cho biết việc hành tinh vượt qua ngưỡng 1,5 độ C sẽ đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu.

cop28 lieu the gioi co the han che su nong len toan cau o muc 15 do c hinh 2

Trái đất ấm lên do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự sống của con người. Ảnh: GI

Phó giám đốc Chương trình chung của MIT về Khoa học và Chính sách Thay đổi Toàn cầu Sergey Paltsev cho biết Trái đất vượt qua ngưỡng 1,5 độ C không có nghĩa là thảm họa sẽ ập tới nhân loại ngay lập tức. “Khoa học chưa bao giờ nói rằng ngày nhiệt độ vượt ngưỡng 1,51 độ C là ngày tận thế”, ông giải thích.

Thay vào đó, con người sẽ phải chịu tình trạng những thiên tai như bão, sóng nhiệt, hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn. Đây là yếu tố gây tác động sâu rộng đến đời sống.

Cụ thể, bão và lũ lụt đe dọa nơi ăn chốn ở của người dân cũng như cơ sở hạ tầng nhà nước, trong khi hạn hán kìm hãm nguồn cung cấp nước uống và hoạt động sản xuất lương thực, khiến giá cả tăng vọt. Sóng nhiệt gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi và người có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu.

Liệu tác động ở mọi nơi có giống nhau?

Câu trả lời là không. Chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào lượng khí thải toàn cầu, nhưng họ lại phải chịu những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu. Ví dụ, Pakistan chỉ thải ra ít hơn 1% lượng khí thải carbon trên thế giới nhưng lại là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu.

Ông Muhammad Mumtaz, trợ lý giáo sư tại Đại học Phụ nữ Fatima Jinnah ở Pakistan, cho biết 1/3 dân số sống trong khu vực thành thị nước này đang cảm nhận rõ nắng nóng gay gắt.

“Nhiều thành phố khác nhau trên khắp Pakistan đã ghi nhận nhiệt độ hơn 40 độ C, trong đó có những thành phố lên tới 51 độ C. Điều này rất đáng lo ngại”, ông Mumtaz chia sẻ.

Ông Archibong Akpan, chuyên gia về chính sách khí hậu ở Nigeria tại Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC), chỉ ra các đợt nắng nóng và lốc xoáy, cùng với mức độ nghèo đói cao, là bằng chứng cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lương thực của châu Phi.

“Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực và cây trồng”, ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc gia tăng các tác động hiện có “sẽ tàn phá rất nhiều sinh kế”.

Làm thế nào để thích ứng?

Mặc dù tốc độ nóng lên toàn cầu có thể được kìm hãm bằng cách ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, nhưng các nhà khoa học cho rằng ngay cả khi tất cả khí thải của con người biến mất ngay lập tức, nhiệt độ Trái đất vẫn sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỷ do những tác động từ trước. Nghĩa là biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Vì vậy, việc thích ứng với những thay đổi của thời tiết mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản là rất quan trọng.

Hiện có nhiều quốc gia, khu vực và thành phố đã nghiên cứu thành công các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong một thời gian dài. Ví dụ, Hà Lan có địa hình thấp và bằng phẳng, chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển. Do đó, quốc gia này đã xây dựng tổng cộng khoảng 3.500 công trình lấn biển, thành phố được xây dựng dọc các con kênh. Đáng chú ý, các công trình này được các kỹ sư Hà Lan tính toán rất kỹ về vấn đề thích ứng, chống chọi với các đợt thủy triều và ngập lụt.

Nhiều quốc gia châu Phi cũng đang thực hiện các kế hoạch nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên quy mô còn thấp vì không đủ tài chính.

Từ lâu, các quốc gia đang phát triển đã kêu gọi các quốc gia giàu có chịu trách nhiệm về lượng khí thải khổng lồ thông qua quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” vừa chính thức được thành lập. Số tiền trong quỹ này sẽ được dùng để hỗ trợ các nước đang phải chịu thiệt hại nặng nề bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, giúp họ thích ứng với chúng.

Hoài Phương (theo DW)

Tin mới

Thêm trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, chứng nhận đăng kiểm viên

Thêm trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, chứng nhận đăng kiểm viên

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2024/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, trong đó bổ sung 2 trường hợp đơn vị đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới; bổ sung thêm 1 trường hợp đăng kiểm viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên.

Tin tức
Kết án tù người nước ngoài đến Indonesia 'khai thác trộm' hàng trăm cân vàng

Kết án tù người nước ngoài đến Indonesia 'khai thác trộm' hàng trăm cân vàng

(CLO) Một người nước ngoài chỉ huy hoạt động khai thác vàng trái phép ở Tây Kalimantan, Indonesia đã bị tòa án nước này kết án 5 năm tù và phạt 50 tỷ rupiah (3,2 triệu USD). Nhóm "vàng tặc" của kẻ này đã khai thác trộm khoảng 774 kg vàng và 938 kg bạc.

Thế giới 24h
Cà Mau: Doanh thu du lịch đạt hơn 2.313 tỷ đồng

Cà Mau: Doanh thu du lịch đạt hơn 2.313 tỷ đồng

(CLO) Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Cà Mau đón 1.624.157 lượt khách đến tham quan với tổng doanh thu đạt hơn 2.313 tỷ đồng.

Đời sống
Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông

(CLO) Bộ Công an vừa trình dự thảo Nghị định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ.

Ô tô - Xe máy
Gia Lai: Mâu thuẫn vì chỉ tay vào mặt trong lúc nói chuyện, người đàn ông chém bạn nhậu trọng thương

Gia Lai: Mâu thuẫn vì chỉ tay vào mặt trong lúc nói chuyện, người đàn ông chém bạn nhậu trọng thương

(CLO) Trong lúc nhậu, Khánh vừa nói chuyện vừa chỉ tay vào mặt anh C. nên giữa 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, Khánh về nhà lấy dao rựa quay lại chém bạn trọng thương.

Vụ án
Lý do bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu

Lý do bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu

(CLO) Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08), vừa thông tin về đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu.

Công luận 24H
Dự kiến tháng 5/2025 thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư

Dự kiến tháng 5/2025 thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư

(CLO) Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án cơ quan quản lý tài sản đường cao tốc sẽ trực tiếp tổ chức thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư.

Công luận 24H
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ đạo sau phản ánh của Báo Nhà báo và Công luận

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ đạo sau phản ánh của Báo Nhà báo và Công luận

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài viết phản ánh về việc Công ty tư nhân Tuyết Đông (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai) có nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo kiểm tra, rà soát những nội dung mà Báo phản ánh.

Điều tra
Chiến dịch quân sự của Israel mở rộng sang Bờ Tây, Hamas xác nhận chỉ huy tử vong

Chiến dịch quân sự của Israel mở rộng sang Bờ Tây, Hamas xác nhận chỉ huy tử vong

(CLO) Israel đang mở rộng các chiến dịch quân sự ra khắp khu vực, mới nhất là cuộc không kích vào đêm thứ Năm ở Bờ Tây, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, bao gồm một chỉ huy của nhóm chiến binh Hamas.

Thế giới 24h
Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung

Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung

(CLO) Lãnh đạo Công an TP Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết, Công an phường Châu Khê đã tiếp nhận đơn phản ánh của một nam tài xế về việc bị nhóm người chặn đường, hành hung khi đang lưu thông trên đường Lý Thường Kiệt, đoạn qua phố Đa Hội, phường Châu Khê.

Công luận 24H
Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí: Tăng thời lượng thực hành, thêm kỹ năng nghề

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí: Tăng thời lượng thực hành, thêm kỹ năng nghề

(CLO) Việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, các khóa học của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho mỗi hội viên, nhà báo.

Công tác hội
Nhận định Arsenal vs Southampton, 21h ngày 5/10 tại Ngoại hạng Anh 2024/25

Nhận định Arsenal vs Southampton, 21h ngày 5/10 tại Ngoại hạng Anh 2024/25

(CLO) Nhận định Arsenal vs Southampton, 21h ngày 5/10 tại Ngoại hạng Anh 2024/25; dự đoán tỉ số Arsenal vs Southampton cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Hà Nội chính thức thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công

Hà Nội chính thức thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công

(CLO) HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công. Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội là cơ quan ngang sở, có chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Công luận 24H
Quân đội Mỹ xuất kích tấn công 15 mục tiêu của Houthi ở Yemen

Quân đội Mỹ xuất kích tấn công 15 mục tiêu của Houthi ở Yemen

(CLO) Quân đội Mỹ cho biết họ đã thực hiện 15 cuộc không kích vào thứ Sáu nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến các chiến binh Houthi ở Yemen, nơi người dân báo cáo có các vụ nổ tại các tiền đồn quân sự và thậm chí cả một sân bay.

Thế giới 24h
Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình diễn ra tại Hồ Hoàn Kiếm có gì đặc sắc?

Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình diễn ra tại Hồ Hoàn Kiếm có gì đặc sắc?

(CLO) Ngày 6/10 tới, UBND TP. Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện được kỳ vọng sẽ lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế. 

Đời sống văn hóa
Thắng Hải Phòng, Thể Công Viettel leo lên vị trí thứ 5 tại V.League 2024/25

Thắng Hải Phòng, Thể Công Viettel leo lên vị trí thứ 5 tại V.League 2024/25

(CLO) Thắng lợi với tỷ số 3-2 trước Hải Phòng ở trận đấu diễn ra tối 4/10 trên sân Lạch Tray đã giúp câu lạc bộ Thể Công Viettel tạm thời vươn lên xếp vị trí 5 trên bảng xếp hạng V.League 2024/25.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

Hezbollah hoạt động như thế nào và đóng vai trò gì ở Lebanon?

Hezbollah hoạt động như thế nào và đóng vai trò gì ở Lebanon?

(CLO) Hoạt động như "một nhà nước" trong một nhà nước, vai trò, ảnh hưởng và quyền lực của nhóm vũ trang Hezbollah vẫn khiến nhiều người phải đặt dấu hỏi về hình thái hoạt động và sức mạnh của họ ở Lebanon.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024: Chi tiết màn tranh luận giữa hai 'phó tướng'

Bầu cử Mỹ 2024: Chi tiết màn tranh luận giữa hai 'phó tướng'

(CLO) Cuộc tranh luận giữa ứng viên Phó Tổng thống đảng Dân chủ Tim Waltz và ứng viên đảng Cộng hòa JD Vance là màn tranh luận công khai cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Không giống như Donald Trump và Kamala Harris gặp nhau một tháng trước đó, các đối thủ đã thảo luận chi tiết về các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự của Mỹ, và kết quả có vẻ cũng rõ ràng hơn.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

(CLO) Khi Israel và Iran đang có nguy cơ hướng đến một cuộc chiến trực tiếp, chúng ta hãy xem xét năng lực quân sự của mỗi nước, khả năng tấn công lẫn nhau và cách họ có thể bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

(CLO) Tối 1/10, Iran đã mở cuộc tấn công ồ ạt với khoảng 180 tên lửa bắn vào Israel, trong đó có cả tên lửa siêu vượt âm Fattah-2. Đây là loại vũ khí mà Tehran từng tự hào tuyên bố có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

(NB&CL) “Con số và mức độ thương vong do hậu quả của các cuộc giao tranh thật khủng khiếp. Các nhân viên ngành y đang bị quá tải vì phải cứu chữa cho người bị thương” - khẳng định của những bác sĩ tại các bệnh viện ở Lebanon cho thấy tình hình nhân đạo ở Lebanon hiện nay đã đến mức báo động.

Tiêu điểm Quốc tế
Canh bạc ở Trung Đông

Canh bạc ở Trung Đông

(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông. Liệu vòng xoáy leo thang mới sẽ đẩy các bên rơi vào “miệng hố chiến tranh”?

Tiêu điểm Quốc tế
Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

(CLO) Sáu mươi năm trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, Nhật Bản đã mở ra kỷ nguyên của tàu cao tốc với chuyến tàu Shinkansen đầu tiên trên hành trình Tokyo – Osaka. Đoàn tàu bóng loáng màu xanh trắng, lướt qua khu đô thị và vùng nông thôn của Nhật Bản, đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao thông và vận tải.

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu đang làm nghẹt thở tầng lớp trung lưu

Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu đang làm nghẹt thở tầng lớp trung lưu

(CLO) Giá nhà đã tăng 54% ở Mỹ và gần 15% ở Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2015-2024. Dù một số chính sách đã được thực hiện để tăng nguồn cung và điều chỉnh giá thuê, nhưng tác động của chúng vẫn còn hạn chế.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao tình báo Israel bất ngờ với Hamas nhưng lại khắc chế hoàn toàn Hezbollah?

Vì sao tình báo Israel bất ngờ với Hamas nhưng lại khắc chế hoàn toàn Hezbollah?

(CLO) Tình báo Israel đã hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái. Nhưng họ đang “đạo diễn” màn trấn áp dữ dội nhằm vào Hezbollah, bao gồm cả việc sát hại lãnh đạo tối cao của lực lượng này. Vì sao lại có sự khác biệt như thế?

Tiêu điểm Quốc tế
Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

(CLO) Cách đây đúng 2 năm, vào đêm 26/9/2022, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (North Stream 1) và Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream 2) đã bị vỡ bởi một loạt vụ nổ. Các vụ nổ đã gây ảnh hưởng đến 3 trong số 4 đường ống, chấm dứt một thập kỷ vận hành của đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi dài nhất thế giới, đồng thời cũng khởi đầu cho kế hoạch “cai” khí đốt từ Nga của Liên minh châu Âu.

Tiêu điểm Quốc tế