COP29: Các nước giàu nhất trí tăng hỗ trợ khí hậu lên 300 tỷ USD

Chủ nhật, 24/11/2024 08:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các quốc gia đã nhất trí vào Chủ nhật về mục tiêu tài trợ hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại hội nghị khí hậu COP29 của Liên hợp quốc ở Baku, Azerbaijan.

Thỏa thuận mới này nhằm thay thế cam kết trước đây của các nước phát triển về việc cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm để tài trợ khí hậu cho các quốc gia nghèo vào năm 2020. Mục tiêu đó đã đạt được chậm hai năm, vào năm 2022 và hết hạn vào năm 2025.

cop29 cac nuoc giau nhat tri tang ho tro khi hau len 300 ty usd hinh 1

Các đại biểu vỗ tay sau khi đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển tại COP29 vào ngày 23/11/2024. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

300 tỷ USD vẫn là quá ít

Ban đầu các nước phát triển chỉ đồng ý chi 250 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn mới (2025-2035). Đây được xem như khoản đền bù để hỗ trợ cho các nước đang phát triển ứng phó với sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng phần lớn do các nước giàu gây ra bởi việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch từ trước đến nay. Tuy nhiên, đề xuất trên đã bị phản đối quyết liệt, dẫn đến COP29 phải kéo dài thêm thời gian, trước khi các nước giàu đồng ý nâng mức hỗ trợ 300 tỷ USD kể trên.

Tuy nhiên, ngay cả khi khoản tiền hỗ trợ đã được tăng lên 300 tỷ USD thì nó vẫn được đánh giá là quá ít và không khiến các nhà đàm phán từ những nước nghèo hài lòng, những nước không chịu trách nhiệm gây ra biến đổi khí hậu song đang là những nước phải chịu nhiều thiệt hại nhất do hiện tượng mà phần lớn do những nước giàu gây ra này.

Dẫu vậy, Giám đốc phụ trách khí hậu của Liên hợp quốc Simon Steill vẫn ca ngợi nó như một chính sách bảo hiểm cho nhân loại. "Đó là một chặng đường khó khăn, nhưng chúng ta đã đạt được thỏa thuận", Steill cho biết sau khi thỏa thuận được thông qua.

Hội nghị COP29 dự kiến kết thúc vào thứ Sáu, nhưng đã phải kéo dài thêm thời gian vì các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia gặp khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận về kế hoạch tài trợ khí hậu cho thập kỷ tới.

Các quốc gia cũng đã nhất trí vào tối thứ Bảy về các quy tắc cho thị trường toàn cầu để mua và bán tín chỉ carbon mà những người đề xuất cho rằng có thể huy động thêm hàng tỷ đô la vào các dự án mới giúp chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu, từ tái trồng rừng đến triển khai các công nghệ năng lượng sạch.

Như đã biết, các quốc gia đang đấu tranh tìm nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris là hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp - mức mà nếu vượt quá có thể gây ra những tác động thảm khốc về khí hậu.

Theo báo cáo Khoảng cách phát thải của Liên hợp quốc năm 2024, thế giới hiện đang trên đà nóng lên tới 3,1 độ C vào cuối thế kỷ này, với lượng khí thải nhà kính toàn cầu và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng.

Những quốc gia nào phải đóng góp?

Danh sách các quốc gia được yêu cầu đóng góp - khoảng hai chục quốc gia công nghiệp hóa, bao gồm Mỹ, các quốc gia châu Âu và Canada - có từ danh sách được quyết định trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992.

Các quốc gia châu Âu đã yêu cầu những nước khác tham gia đóng góp, bao gồm Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các quốc gia Vùng Vịnh giàu dầu mỏ. Tuy nhiên, thỏa thuận mới khuyến khích các nước này đóng góp, nhưng không bắt buộc.

Thỏa thuận mới cũng bao gồm mục tiêu xa hơn là huy động 1,3 nghìn tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm trong giai đoạn tiếp theo (từ sau năm 2035) - bao gồm nguồn tài trợ từ tất cả các nguồn công và tư. Theo các nhà kinh tế, số tiền này rất cần thiết để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu khi đó.

Cuộc chiến về tài chính cho các nước đang phát triển diễn ra trong một năm mà các nhà khoa học cho rằng sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. Những tai ương về khí hậu đang chồng chất do sự nóng lên của toàn cầu. Lũ lụt và cả hạn hán trên diện rộng giết chết hàng nghìn người trên khắp châu Phi. Mưa bão và lở đất chôn vùi các ngôi làng ở châu Á. Nắng nóng gây ra cháy rừng và khiến các con sông thu hẹp lại ở châu Mỹ.

Các nước phát triển cũng không thoát khỏi thảm họa. Mưa lớn đã gây ra lũ lụt ở Tây Ban Nha vào tháng trước, khiến hơn 200 người thiệt mạng. Và tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ghi nhận 24 thảm họa thiên nhiên có thiệt hại từ 24 tỷ đô la trở lên, chỉ ít hơn 4 thảm họa so với năm ngoái.

Hoàng Anh (theo COP29, Reuters)

Tin mới

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.

Nghề báo
Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Liên hợp quốc cảnh báo băng tan đe dọa nguồn lương thực và nước uống của 2 tỷ người

Liên hợp quốc cảnh báo băng tan đe dọa nguồn lương thực và nước uống của 2 tỷ người

(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu
Thế giới vừa trải qua thập kỷ nóng nhất

Thế giới vừa trải qua thập kỷ nóng nhất

(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.

Biến đổi khí hậu
Nông dân trồng ca cao ở Indonesia gặp khó vì biến đổi khí hậu

Nông dân trồng ca cao ở Indonesia gặp khó vì biến đổi khí hậu

(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.

Biến đổi khí hậu
Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu 9,3 tỷ USD với các nước đang phát triển

Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu 9,3 tỷ USD với các nước đang phát triển

(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Biến đổi khí hậu
Trung Quốc công bố kế hoạch dự án năng lượng tái tạo lớn để đạt mục tiêu khí hậu

Trung Quốc công bố kế hoạch dự án năng lượng tái tạo lớn để đạt mục tiêu khí hậu

(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.

Biến đổi khí hậu
Cây cối dần mất khả năng hấp thụ CO2 khi lượng khí thải tăng cao

Cây cối dần mất khả năng hấp thụ CO2 khi lượng khí thải tăng cao

(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.

Biến đổi khí hậu
Nhật Bản ra mắt siêu pin năng lượng mặt trời, công suất vượt 20 lò phản ứng hạt nhân

Nhật Bản ra mắt siêu pin năng lượng mặt trời, công suất vượt 20 lò phản ứng hạt nhân

(CLO) Nhật Bản đang chứng kiến sự chuyển đổi lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhờ vào công nghệ pin năng lượng mặt trời perovskite (PSC).

Biến đổi khí hậu
Sáng kiến dùng du thuyền để tạo điện gió và sản xuất hydro trên biển

Sáng kiến dùng du thuyền để tạo điện gió và sản xuất hydro trên biển

(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.

Biến đổi khí hậu
Khi nào oxy trên Trái đất sẽ cạn kiệt?

Khi nào oxy trên Trái đất sẽ cạn kiệt?

(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?

Biến đổi khí hậu
Trung Quốc đầu tư gần 1000 tỷ USD vào năng lượng sạch trong năm 2024

Trung Quốc đầu tư gần 1000 tỷ USD vào năng lượng sạch trong năm 2024

(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.

Biến đổi khí hậu