(CLO) Khi Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) tại Baku, Azerbaijan bước sang tuần thứ hai, những lo ngại ngày càng gia tăng về tiến độ chậm chạp trong các cuộc đàm phán.
Biến đổi khí hậu do nhiệt độ toàn cầu tăng từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, đang gây ra hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán và cháy rừng.
Ngày càng có nhiều hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra trong tuần này sẽ giúp đẩy nhanh các cuộc đàm phán. Ảnh: Sean Gallup/Getty
Thế nhưng, một tuần trôi qua, COP29 vẫn chưa đạt được bước tiến đáng kể nào trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu, đặc biệt là các thỏa thuận liên quan đến tài chính khí hậu – một ưu tiên hàng đầu của hội nghị.
Jan Kowalzig, chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Oxfam, nhận xét: "Tuần đầu tiên của COP29 không đạt được kết quả cần thiết để chúng ta có thể lạc quan về tuần thứ hai. Hai chủ đề chính của hội nghị - tăng tham vọng bảo vệ khí hậu và hỗ trợ các nước thu nhập thấp - đều đang bị cản trở bởi những lập trường đối lập".
Trước tình hình này, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tại G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, đưa ra những giải pháp mang tính quyết định để phá vỡ thế bế tắc tại Baku. Ông nhấn mạnh: "Kết quả thành công tại COP29 vẫn trong tầm tay, nhưng cần có sự lãnh đạo và thỏa hiệp, đặc biệt từ các quốc gia G20".
Số tiền, người chi trả và người nhận
COP29 khởi đầu không suôn sẻ, với sự vắng mặt của lãnh đạo từ các quốc gia quan trọng như Đức, Pháp và Mỹ. Đáng chú ý, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev còn gây tranh cãi khi gọi dầu mỏ và khí đốt – nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu – là "món quà từ Chúa".
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ lần thứ hai rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, còn Argentina rút lui khỏi các cuộc đàm phán, đe dọa khả năng nhận tài trợ khí hậu của nước này.
Một vấn đề mấu chốt là thỏa thuận về Mục tiêu Tài chính Khí hậu Mới (NCQG), cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm phát thải và chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà kinh tế ước tính rằng đến cuối thập kỷ này, các nước đang phát triển (không bao gồm Trung Quốc) sẽ cần khoảng 1 nghìn tỷ USD mỗi năm để đối phó với khủng hoảng khí hậu.
Tuy nhiên, các quốc gia vẫn chưa đạt được đồng thuận về số tiền cuối cùng, nguồn tài trợ và cách phân bổ. Các nước phương Tây muốn Trung Quốc và các quốc gia giàu có ở Vùng Vịnh đóng góp, đồng thời kêu gọi khu vực tư nhân tham gia huy động đầu tư.
Manuel Pulgar-Vidal, chuyên gia khí hậu tại Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) bình luận: "Mọi thứ xoay quanh tiền bạc: số tiền, người chi trả và người nhận là chìa khóa để phá vỡ bế tắc và đạt kết quả mạnh mẽ tại COP29".
G20: Hy vọng cuối cùng?
Tuần này, bộ trưởng các quốc gia sẽ đến Baku để tham gia đàm phán với hy vọng đạt được thỏa thuận cuối cùng trước hạn chót.
Wopke Bastiaan Hoekstra, Ủy viên Liên minh châu Âu về Hành động Khí hậu, lạc quan rằng: "Dù tình hình địa chính trị khó khăn, chúng ta vẫn có thể đạt kết quả tích cực".
Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của G20, nhóm chiếm 85% GDP toàn cầu và 80% lượng phát thải: "Thế giới đang chờ đợi các nước G20 lên tiếng. Đây là cơ hội để họ thể hiện vai trò lãnh đạo".
Trong khi áp lực ngày càng tăng, các nhà đàm phán cần đạt thỏa thuận mang tính đột phá, từ tài chính đến giảm phát thải và thích ứng. Nếu không, COP29 có nguy cơ thất bại, làm chậm tiến độ chống biến đổi khí hậu toàn cầu khi thời gian không còn nhiều.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
(CLO) Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường. Do đó, AI được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa chủ trì, phối hợp các lực lượng nghiệp vụ triệt phá thành công Chuyên án, thu giữ gần 30.000 viên ma tuý tổng hợp, bắt giữ 03 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.
(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.
(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.
(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.
(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.
(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.
(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.