(CLO) Các quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã nhất trí thông qua các tiêu chuẩn chất lượng tín dụng carbon, ngay trong ngày đầu tiên tại sự kiện kéo dài 2 tuần ở Baku, Azerbaijan.
Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động thị trường carbon toàn cầu do Liên hợp quốc hậu thuẫn nhằm tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính, qua đó ngăn tình trạng nóng lên toàn cầu đang rất nghiêm trọng hiện nay.
Một nhà đàm phán cho biết thỏa thuận hôm thứ Hai có thể cho phép thị trường carbon toàn cầu do Liên hợp quốc hậu thuẫn, vốn đã được xây dựng trong nhiều năm, có thể bắt đầu hoạt động sớm nhất vào năm tới.
Các nước cũng có ý định đưa ra một thỏa thuận tài chính khí hậu, mặc dù kỳ vọng đã giảm mạnh bởi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, người đã tuyên bố ông sẽ một lần nữa rút Mỹ khỏi thỏa Thuận khí hậu toàn cầu Paris.
Về mặt lý thuyết, tín dụng carbon cho phép các quốc gia hoặc công ty chi trả cho các dự án ở bất kỳ đâu trên hành tinh nhằm giảm lượng khí thải CO2 hoặc loại bỏ CO2 khỏi khí quyển và sử dụng tín dụng do các dự án đó tạo ra để bù đắp lượng khí thải của chính họ.
Các ví dụ về dự án có thể bao gồm việc trồng rừng ngập mặn hấp thụ CO2 hoặc phân phối bếp sạch để thay thế các phương pháp nấu ăn gây ô nhiễm ở các cộng đồng nông thôn nghèo.
Dù các tiêu chuẩn được phê duyệt tại Baku nhằm mục đích xoa dịu mối lo ngại rằng nhiều dự án không mang lại lợi ích về khí hậu, những người vận động cho biết chúng vẫn còn thiếu sót trong nhiều lĩnh vực, bao gồm bảo vệ quyền con người của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án.
Rebecca Iwerks, đồng giám đốc của nhóm phi lợi nhuận Namati, chia sẻ: "Nhiều nhà tài trợ lo ngại rằng thị trường không đủ ổn định, không đủ uy tín để có thể đầu tư nhiều hơn".
Bà cho biết về thỏa thuận hôm thứ Hai: "Nó thực sự có thể cản trở sự phát triển của thị trường nếu bạn không có một tiêu chuẩn vững chắc".
Một số nhà đàm phán cũng chỉ trích cách thức thực hiện thỏa thuận. Các tiêu chuẩn đã được một nhóm nhỏ các chuyên gia kỹ thuật đưa ra, với một số quốc gia cho biết họ không được trao quyền công bằng trong các quy tắc cuối cùng.
Kevin Conrad, Giám đốc điều hành Liên minh các quốc gia rừng nhiệt đới và cựu đặc phái viên về khí hậu của Papua New Guinea cho biết ban giám sát đã vượt quá thẩm quyền của mình. "Chúng tôi tán thành những gì họ đã làm, chứ không phải cách họ đã làm", ông nói.
Các quốc gia tham dự COP29 cũng sẽ cố gắng hoàn thiện các quy tắc khác nhằm tạo ra một thị trường mạnh mẽ.
Hiệp hội Giao dịch Khí thải Quốc tế, một nhóm kinh doanh ủng hộ thị trường carbon toàn cầu, cho biết tổng giao dịch trên thị trường này có thể tạo ra 250 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2030 và cắt giảm 5 tỷ tấn khí thải carbon hàng năm.
(CLO) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 8 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông, sức gió đã giảm xuống còn cấp 8, giật cấp 10. Dự báo, sang ngày mai bão tiếp tục suy yếu và trở thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp rồi tan trên Biển Đông.
(CLO) Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).
(CLO) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nhằm nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo, đài Trung ương.
(CLO) Chiều 13/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng tổ chức phát động “Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo Luật Tình trạng khẩn cấp, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (gọi là Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh).
(CLO) Tỉnh Lạng Sơn sẽ ưu tiên thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình; các cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí kết nối thuận tiện với các tuyến hành lang kinh tế dọc theo cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Quốc lộ 4A và cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh nối Lạng Sơn với Cao Bằng, Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.
(CLO) UBND TP HCM giao lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử nghiêm các vi phạm liên quan đến tình trạng "xe dù, bến cóc", "xe trá hình tuyến cố định", xe chở quá số người quy định...
(CLO) Ngày 13/11, tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 với 85 đại biểu chính thức.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 14/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
(CLO) Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Thượng viện Nga, ông Nikolay Zhuravlev, phát biểu tại triển lãm "Made in Russia" cho biết, quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc hiện đang đạt mức cao nhất trong lịch sử.
(CLO) Nhờ được cấp chỉ dẫn địa lý, sâm Ngọc Linh trên địa bàn đã có thương hiệu, được người tiêu dùng tín nhiệm lựa chọn để sử dụng bồi dưỡng sức khỏe. Những khu vực được cấp chỉ dẫn sâm củ đang được người dân và doanh nghiệp cùng nhau liên kết trồng sâm Ngọc Linh và làm giàu dưới tán rừng
(CLO) Ông Timon Gremmels, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen Liên bang Đức: "Với vai trò là đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Đức không ngừng được củng cố, vun đắp và phát triển ngày càng tốt đẹp, trong đó có hợp tác ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo".
(CLO) Ngành đường sắt đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố tàu SE7 trật bánh xảy ra vào chiều 13/11 gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc - Nam.
(CLO) Ngày 13/11, tại Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, đã diễn ra Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài này”.
(CLO) Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích.
(CLO) Ngày 11/11, hội nghị COP29 của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã khai mạc, trong bối cảnh thế giới đang trải qua năm 2024 với đầy minh chứng cho thấy tác hại của sự nóng lên toàn cầu đang đáng sợ thế nào.
(CLO) Philippines đã đóng cửa trường học, và ngân hàng trung ương nước này cũng ngừng giao dịch ngoại tệ do bão nhiệt đới Trami đang tiến vào bờ đông của đảo chính Luzon.
(CLO) Lũ lụt ở Bangladesh đã phá hủy ước tính khoảng 1,1 triệu tấn gạo, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp nước này, khiến Bangladesh phải đẩy mạnh nhập khẩu loại lương thực chủ lực này trong bối cảnh giá thực phẩm đang tăng cao.
(CLO) Lưới điện của Cuba lại tiếp tục bị sập vào Chủ nhật, đây là sự cố thứ tư trong vòng 48 giờ khi một cơn bão đang tới gần đe dọa sẽ tàn phá thêm cơ sở hạ tầng của quốc đảo này.
(CLO) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang phải theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến gió mạnh, sóng lớn và mưa giông trên Biển Đông.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình yêu cầu quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc để các dự án điện năng lượng tái tạo sớm được triển khai thực hiện, đi vào vận hành, khai thác, không để lãng phí nguồn lực trong hoạt động đầu tư vào các dự án điện năng lượng tái tạo.
(CLO) Về năm 2025, theo các báo cáo, với nhu cầu điện tăng khoảng 12-13%, cần phải tăng thêm từ khoảng 2.200 - 2.500MW công suất, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đây không phải là vấn đề lớn và yêu cầu dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025 với các giải pháp cụ thể.