(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu không đồng nghĩa với việc COVID-19 đã hết nguy hiểm và không còn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người dân.
Ngày 5/5 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế đối với dịch bệnh COVID-19. Nhìn lại quãng thời gian hơn 3 năm qua, có thể thấy COVID-19 đã gây thiệt hại to lớn về người và tiền bạc cho nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số liệu thống kê đã có gần 7 triệu ca tử vong được báo cáo nhưng con số thực tế còn cao hơn nhiều, có ít nhất 20 triệu người trên toàn thế giới tử vong vì dịch bệnh này.
Nếu mất cảnh giác sẽ trả giá đắt
TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, điều tồi tệ nhất mà bất kỳ quốc gia nào có thể làm lúc này là sử dụng tin tức (tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế đối với dịch bệnh COVID-19) làm lý do để mất cảnh giác, dỡ bỏ các hệ thống mà họ đã xây dựng hoặc gửi đi thông điệp tới người dân rằng COVID-19 không có gì phải lo lắng. Tin tức này có nghĩa là đã đến lúc các quốc gia chuyển từ chế độ khẩn cấp sang quản lý COVID-19 cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
Những thiệt hại to lớn mà COVID-19 mang đến trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu. Do đó, việc WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế do COVID-19 gây ra nhanh chóng nhận được sự thu hút của dư luận. Nhiều người cho rằng đây là một bước tiến lớn trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Nhiều người đã vui mừng vì đại dịch đã được kiểm soát. Tuy nhiên, không ít người nảy sinh tâm lý chủ quan từ đó thiếu ý thức phòng chống dịch.
Để hiểu hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế để hiểu hơn về ý nghĩa của việc tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe công động gây quan ngại quốc tế đối với COVID-19. Theo chuyên gia này, việc Ủy ban Khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra những bằng chứng cho thấy COVID-19 đã giảm rủi ro đối với sức khỏe con người chủ yếu là nhờ khả năng miễn dịch từ nhiễm bệnh và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trên toàn cầu ngày càng cao.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, kể cả với các biến thể phụ đang lưu hành của Omicron và các biến thể phụ trước đó. Dù SARS-CoV-2 có tiếp tục tiến hóa với các biến thể nhưng nó không liên quan đến mức độ nghiêm trọng và không gây ra yếu tố bất ngờ. Đặc biệt, tỷ lệ nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, không còn gây căng thẳng cho các hệ thống y tế như trước. Sự cải thiện tình trạng bệnh của ca lâm sàng, cải thiện việc quản lý ca bệnh lâm sàng… Những yếu tố này đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19.
Tuy nhiên, chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng, việc WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa sẽ bỏ rơi, không hành động gì. Mà trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã xây dựng và công bố Kế hoạch mới trong phòng chống COVID-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn. Bên cạnh việc duy trì mục tiêu của kế hoạch trước đó là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài, kế hoạch mới sẽ hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 bền vững lâu dài, để không có sự bất ngờ.
Cần chủ động ứng phó với mọi diễn biến
Mặc dù, COVID-19 không còn gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy, số ca mắc mới COVID-19 ở Việt Nam vẫn đang tăng trở lại, số bệnh nhân nặng tăng. Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế. “Các trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Những trường hợp này cũng có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm” – ông Trần Đắc Phu đánh giá.
Cứ 3 phút có một người mất vì COVID-19
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hiện tại cứ 3 phút COVID-19 lại cướp đi sinh mạng của một người – và đó chỉ là những trường hợp tử vong được thông báo. Hiện vẫn còn có hàng ngàn người trên khắp thế giới đang chiến đấu để giành lấy mạng sống của mình tại các đơn vị chăm sóc tích cực. Và hàng triệu người khác tiếp tục sống với những hậu quả gây suy nhược cơ thể của tình trạng hậu COVID-19. Virus này vẫn còn ở đây. Nó vẫn đang gây chết người, và nó vẫn đang thay đổi. Nguy cơ vẫn còn ở các biến thể mới xuất hiện gây ra các đợt gia tăng mới về số ca mắc và tử vong.
Trước thực diễn biến mới, ông Trần Đắc Phu cho rằng, mặc dù công bố xóa bỏ tình trạng khẩn cấp nhưng dịch vẫn lưu hành và lây lan ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy rủi ro mà COVID-19 mang lại vẫn còn cao. “Khi WHO tuyên bố xóa bỏ tình trạng khẩn cấp thì chúng ta cũng không thể bỏ rơi COVID-19 và không có hành động gì. Đó là điều cần phải quan tâm. Mọi người hay so sánh COVID-19 với cúm mùa. Nhưng tôi cho rằng không nên so sánh thế vì mỗi mầm bệnh đều có sự khác nhau. Đặc biệt cúm mùa đã có tính ổn định trong khi COVID-19 vẫn chứa đựng những diễn biến phức tạp, khó lường”.
Do đó, ông Trần Đắc Phu đề xuất nước ta tiếp tục giám sát, phải chuẩn bị chủ động ứng phó khi có dịch dù COVID-19 có ở bệnh nhóm A hay B. Phải luôn luôn đánh giá nguy cơ để có thể chủ động đáp ứng phòng dịch. “Khâu giám sát dịch bệnh COVID-19 phải làm sao không bị bất ngờ. Cần có đủ nguồn lực nếu có tình huống phức tạp xảy ra thì vẫn chủ động ứng phó. Tuy nhiên, trong quá trình dự phòng không nên đầu tư quá tốn kém. Bởi vì đầu tư quá tốn kém cho phòng COVID-19 mà các dịch bệnh khác không quan tâm cũng sẽ xảy ra bất cập” – chuyên gia này phân tích.
Một trong những vấn đề mà vị chuyên gia này băn khoăn nhất chính là việc tiêm vắc-xin COVID-19. Ông cho rằng, cần nghiên cứu đối tượng tiêm, lịch tiêm như thế nào cho hợp lý. Đặc biệt, chú ý nhóm dễ bị tổn thương như người già, người mắc bệnh nền, người chưa được tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch.
“Chúng ta tiếp tục nới lỏng để không hạn chế đi lại. Không cấm đoán đi lại làm ăn kinh tế để đảm bảo an sinh xã hội của người dân. Hiện tại phải thích ứng an toàn linh hoạt kiểm dịch nhưng đảm bảo hiệu quả phòng dịch. Cần chuyển từ tình trạng khẩn cấp sang quản lý lâu dài, đánh giá nguy cơ, đem ra phương án phòng dịch để không bất ngờ trong các tình huống khi dịch xuất hiện. Phải làm sao kiểm soát được dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo quyền lợi, an sinh của người dân nhưng không gây lãng phí, tốn kém” – ông Trần Đắc Phu nêu.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định các biện pháp quản lý về giá để phù hợp với Luật Giá và biện pháp đặc thù trong quản lý giá thuốc là công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến áp dụng đối với thuốc kê đơn.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là cơ sở đầu tiên tại miền Tây Nam Bộ thí điểm mô hình xử lý nước lợ thành nước sạch, mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.
(CLO) Sáng 17/11, Chi Cục thú y vùng V (Cục Thú Y) vừa phát hành thông báo số 1793/TYV5-TH về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nhận từ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.