Covid-19 là phép thử để chúng ta nhìn lại năng lực điều trị thực sự

Thứ hai, 08/11/2021 11:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, dịch Covid- 19 là phép thử để chúng ta nhìn lại năng lực điều trị thực sự.

Ngày 8/11, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội bắt đầu đợt họp thứ 2, họp tập trung tại Nhà Quốc hội trong 6 ngày (từ ngày 8-13/11).

Sau phần thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Quốc hội thảo luận về Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Đóng góp ý kiến về phòng chống dịch của Chính phủ, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đoàn TPHCM cho biết: Có thể nói chúng ta đã tương đối kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

covid 19 la phep thu de chung ta nhin lai nang luc dieu tri thuc su hinh 1

Đại biểu quốc hội Phạm Khánh Phong Lan - Ảnh: Việt Dũng

Trước hàng ngàn người đã ra đi vì dịch Covid 19 nên cần làm sao để công tác phòng chống dịch của chúng ta hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới và khắc phục được những gì đã xảy ra. Thực tế, nhìn công tác phòng chống dịch từ TP.HCM có thể thấy hậu quả như vậy và đây là những bài học hết sức sương máu và cần thiết.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, chúng ta phải xem lại thực trạng hệ thống y tế cơ sở, đây không phải là lần đầu tiên nói về việc này. ''Bản thân đã tham gia ĐBQH khóa thứ 3, trong tất cả khóa chỉ có chỉ tiêu dành 30% ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng số địa phương thực hiện được điều này còn đếm trên đầu ngón tay, chưa kể 30% chưa đáng kể so với cần thiết nhu cầu của người dân'' - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Bởi vậy, đại biểu cho rằng phải có phân bổ thế nào để thực sự đáp ứng với quy mô dân cư, chứ không phải vấn đề phân chia địa lí. Cần có chính sách xuyên suốt, một chủ trương quan điểm từ Chính phủ và chỉ đạo cho Bộ Y tế để có chính sách cụ thể, đặc biệt trong vấn đề xây dựng về quan điểm.

Có thể nói chưa có giai đoạn nào như giai đoạn vừa qua, Bộ Y tế rất cực khổ không chỉ là làm nhiệm vụ chỉ đạo ở trên về nền pháp lý hướng dẫn cho các địa phương mà thực sự Bộ Y tế đã vào cuộc rất cực khổ nhưng nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề thuộc về căn cơ thì chắn chắn chúng ta tiếp tục bị động.

Nói về vấn đề y tế cơ sở, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng: Không phải chỉ vấn đề về tiền mà còn vấn đề về nhân lực, làm sao để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, có những hiểu biết đủ để có thể hoạt động cho tốt chứ không phải như hiện nay, chính sách như chắp vá thay đổi về tổ chức.

Ví dụ, cách đây mười mấy năm (năm 2006, 2007), các trung tâm y tế quận huyện chúng ta chia ra thành 3 phần là bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế mà trên nguyên lý đã yếu lại còn chia ra nên có thực trạng chúng ta có bệnh viện chưa đến mức bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng què quặc và phòng y tế chỉ làm được công việc hành chính. Bây giờ, trước lúc dịch bùng phát, ngay tại TPHCM theo chỉ đạo về chia tách thì lại là tất cả Trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện quận, huyện lại trực thuộc Sở Y tế và như vậy UBND các địa phương rất khó khăn trong điều phối lực lượng. Và những người người phụ trách y tế ở địa phương thực chất chỉ còn cái phòng y tế, mà phòng y tế chỉ làm chức năng quản lí nhà nước, thực tế chẳng tăng được gì, lương không tăng, người cũng không tăng nhưng sắp xếp lại như vậy là không được - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu ý kiến.

Vấn đề thứ 2, theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan là vấn đề về hệ thống điều trị. Có thể nói, dịch Covid-19 là phép thử để chúng ta nhìn lại năng lực điều trị thực sự của chúng ta như thế nào, chỉ 1 cơn dịch là tan tác hết. 

Theo đại biểu, mặc dù đã thiếu, yếu nhưng lại bỏ quên lực lượng y tế tư nhân, tức là hệ thống y tế tư nhân chưa được huy động kịp thời, chưa có được những cơ chế tham gia phòng chống dịch cho đúng. Bởi cái gì chúng ta cũng muốn bao cấp thì y tế tư nhân không thể tham gia được.

Chốt lại vấn đề, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng: Quan trọng là thay đổi về mặt quan điểm, tất cả những gì chúng ra phải trả giá trong thời gian vừa qua là hệ quả để lại khi mà hệ thống y tế của chúng ta chưa đủ mạnh, mà chưa đủ mạnh thì bên cạnh lỗi chủ quan của mỗi người còn có lỗi của chủ trương, chính sách. Làm sao phải tạo điều kiện cho nhân viên y tế, đặc biệt cho cán bộ quản lí có cơ hội môi trường phát triển về y đức chứ không phải lúc để xảy ra chuyện thì chúng ta lại sử dụng các biện pháp hành chính, tố tụng hình sự để xử lí.  

covid 19 la phep thu de chung ta nhin lai nang luc dieu tri thuc su hinh 2

Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình (ảnh tư liệu)

Trao đổi hành lang Quốc hội, Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn Thái Bình cho biết: ''Cá nhân tôi đồng nhất với các ý kiến của ĐBQH ở mấy điểm, thứ nhất một số ý kiến thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong quá trình chúng ta vừa phồng chống dịch vừa phát triển kinh tế và tôi hiểu rằng, các ý kiến đó nghĩ rằng đó là bài học kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch. Bởi chúng ta đã cố gẵng nỗ lực rất là nhiều, thậm chí đã có sự hy sinh, kết quả đến nay ghi nhận sự nỗ lực của chúng ta nhưng có lẽ bài học sẽ giúp chúng ta có một tư duy làm thế nào để tốt hơn, chúng ta bớt thiệt hại hơn, bớt hy sinh hơn, nhất là đạt được kết quả tích cực hơn thì đó là ý của các địa biểu Quốc hội - Đại biểu Phan Đức Hiếu nói.

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, rất nhiều đại biểu cũng đưa ra các giải pháp mới theo tôi là rất mới so với tờ trình của Chính phủ. Ví dụ như việc phòng chống dịch, rất nhiều đại biểu QH và tôi cũng đánh giá rất cao tại sao chúng ta không có cơ chế mạnh mẽ hơn để huy động nguồn lực của doanh nghiệp, người dân tham gia vào phòng chống dịch, có nghĩa nhà nước đang thực hiện rất nhiều nỗ lực phòng chống dịch nhưng cần cơ chế cho người dân.

Một số đại biểu cho rằng, tại sao không huy động y tế tư nhân, họ cũng có thể tham gia hệ thống phòng chống dịch của Chính phủ nhưng tại sao chúng ta không huy động sự tự nguyện của người dân. Ví dụ, người dân có thể tự chi trả, mong muốn được chi trả, cùng hỗ trợ với nhà nước trong việc thực hiện các dịch vụ y tế từ tiêm, điều trị, tự tri trả, để có được nơi cách ly theo mong muốn của người ta. Nếu có cơ chế huy động, tổng hợp các nguồn lực thì nhà nước có nguồn lực tốt hơn để thực hiện các hoạt động của mình như vậy câu chuyện phòng chống dịch của chúng ta sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và giảm thiểu thiệt hại- đại biểu Phan Đức Hiếu phân tích.

Thành Vinh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

(CLO) Công an Thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tin tức
Kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân có đất thu hồi phục vụ đường Vành đai 4

Kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân có đất thu hồi phục vụ đường Vành đai 4

(CLO) Ngày 24/4, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV. 

Tin tức
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả biên chế được giao

(CLO) Ngày 24/4, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, đã chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo (Phiên họp thứ 3).

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chú trọng '3 tăng cường' và '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số

(CLO) Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, bí thư, chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".

Tin tức
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Tin tức