Cú sốc Covid-19 phơi bày chứng ‘nghiện tiền’ của châu Á

Thứ năm, 28/05/2020 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO Đại dịch Covid-19 không chỉ tác động mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các quốc gia châu Á, mà nó còn phơi bày sự phụ thuộc của khu vực này vào nguồn ngoại tệ bên ngoài từ những người đi xuất khẩu lao động.

Người lao động Philippines mang về 35 tỷ đô la hàng năm cho quốc gia Đông Nam Á này - Ảnh: Reuters

Người lao động Philippines mang về 35 tỷ đô la hàng năm cho quốc gia Đông Nam Á này - Ảnh: Reuters

Trong 20 năm qua, kinh tế châu Á tăng trưởng bùng nổ nhờ tác nhân không nhỏ là "kiều hối”, nguồn tiền gửi về trong nước từ những người công nhân lao động tại nước ngoài.

Từ Manila đến New Delhi, hàng triệu người làm việc ở nước ngoài đã gửi tiền về cho gia đình họ. Đây là một nguồn tiền quan trọng đối với các chính phủ trong việc cân đối tài chính và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Cho đến bây giờ, mô hình xuất khẩu lao động đã cho thấy sự hiệu quả. Nó đã sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2018. Chẳng hạn, trong năm đó, dòng vốn châu Á đã lần đầu tiên đạt 300 tỷ đô la.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang làm hỏng chiến lược này. Trên toàn cầu, lượng kiều hối đạt mức kỷ lục 554 tỷ đô la vào năm 2019, vượt qua đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nhiều nước thu nhập thấp đến trung bình. Hiện Ngân hàng Thế giới dự đoán kiều hối sẽ giảm khoảng 20% vào năm 2020, tương đương 109 tỷ đô la, xuống còn 445 tỷ đô la.

Châu Á sẽ là khu vực bị tác động mạnh khi các công trường xây dựng ở khắp mọi nơi im ắng, khách sạn và nhà hàng vẫn đóng cửa, tàu du lịch nằm trong cảng, trong khi giá dầu rớt thê thảm làm giảm nhu cầu sử dụng lao động nhập khẩu.

Ví dụ như Ấn Độ, điểm đến của 83 tỷ đô la kiều hối, khoảng 15% tổng số kiều hối toàn cầu trong năm 2019. Quốc gia Nam Á này mất rất nhiều vốn nước ngoài khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi vật lộn với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong ít nhất một thập kỷ và tập đoàn Moody đã hạ cấp triển vọng tín dụng của New Delhi.

Song, Ấn Độ chỉ là một trong một số quốc gia “nghiện kiều hối” ở châu Á. Trong một báo cáo ngày 15/5, các nhà phân tích tại Fitch Solutions đã cảnh báo về sự bất ổn chính trị từ việc kiều hối giảm ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Pakistan và Bangladesh. 

Một điều đáng lo ngại xuất hiện là nhiều chính phủ đang kiềm chế dòng người lao động nhập từ sau cú sốc từ đại dịch Covid-19.

Các nhà phân tích tại Fitch chỉ ra rằng, những gì 5 nền kinh tế nêu trên đều có điểm chung là "dân số đông, tương đối nghèo", trong đó "sự hỗ trợ của chính phủ có thể không đủ để bảo tồn và đảm bảo việc làm cho số lượng lớn làm việc trong khu vực phi chính thức". Nói cách khác, nhiều người không có bảo đảm công việc.

Đại dịch Covid-19 đã cho thấy thực trạng đáng lưu ý tại những quốc gia “nghiện kiều hối”, khi mà chính phủ coi mô hình chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về là điều hiển nhiên.

Philippines là một trường hợp. Mười hai triệu người lao động hoặc công nhân của quốc gia này đã gửi về hơn 35 tỷ đô la hàng năm, hoặc tương đương 10% tổng sản phẩm quốc nội, và họ thường được ca ngợi là những người hùng, với lối đi VIP tại các sân bay Phillippines.

Họ chấp nhận cuộc sống xa nhà ở New York, Dubai hoặc Hong Kong, để đổi lại sự phát triển có thể tại nước mình.

Có điều, nó vô tình trở thành một tác nhân gây ra sự trì trệ trong hoạt động của chính phủ, khi chính quyền Philippines gần như “bỏ bê” nhiệm vụ tạo ra việc làm.

Kể từ năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã hợp tác để đưa nhiều tài năng hơn ra nước ngoài. Cùng với việc đảm bảo nhiều thị thực ở nước ngoài, Duterte đã tạo ra một ngân hàng với các chi nhánh ở nước ngoài dành riêng cho người xuất khẩu lao động và cố gắng tạo ra một bộ phận phụ trách các vấn đề về người xuất khẩu lao động cấp nội các.

Nói cách khác, ông đã thể chế hóa chính sách của con người là hàng hóa chính của Philippines.

Tổng thống Rodrigo Duterte và những người lao động xuất khẩu tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino năm 2016 - Ảnh: AP

Tổng thống Rodrigo Duterte và những người lao động xuất khẩu tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino năm 2016 - Ảnh: AP

Điều này xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Xuất khẩu rất nhiều thứ tốt nhất và sáng nhất không chỉ khiến lao động gặp rủi ro, mà nó làm suy yếu nguồn lao động địa phương, làm cho nền kinh tế kém năng suất và chậm đổi mới.

Nó cũng làm cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương, đặc biệt đối với một đại dịch gây ra tình trạng “đóng băng” toàn cầu. Indonesia nhận được 43% kiều hối từ các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh ở Trung Đông hiện đang bị ảnh hưởng do giá dầu giảm.

Kiều hối “đã trở thành một nguồn thu nhập nước ngoài quan trọng cho các nền kinh tế không thể cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu", nhà phân tích Vincent Tsui của Gavekal Research cho biết. "Cắt giảm chúng có thể thúc đẩy một vòng xoáy nghèo đói và cuộc biểu tình kết thúc bằng các khoản nợ mặc định hút vào các thị trường mới nổi được quản lý tốt".

Chủ nghĩa dân tộc nổi lên giữa đại dịch có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm vấn đề. Fitch Solutions cảnh báo rằng, "các chính sách bảo hộ lao động có thể sẽ tăng đáng kể trên khắp châu Á và phần còn lại của thế giới sau COVID-19".

Điều này có nghĩa là ước tính chuyển tiền năm 2020 của Ngân hàng Thế giới có thể sẽ không quá lạc quan.

Vì thế, các chính phủ châu Á cần phải có một loạt các chính sách phản ứng, nhằm chống lại “chứng nghiện kiều hối”.

Trong ngắn hạn, các chính phủ phải tăng cường kích thích nhắm vào các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn. Điều đó bao gồm các khoản trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hỗ trợ sức khỏe, dinh dưỡng và thu nhập cơ bản. Nếu thất bại, nó sẽ kéo lùi những gì đạt được trong quá trình phát triển ấn tượng của châu Á suốt hai thập kỷ qua.

Thách thức lớn với các chính phủ châu Á lúc này là phải tạo ra nhiều việc làm trong nước và cân đối quốc gia theo thứ tự ưu tiên các lĩnh vực quan trọng.

Kiều hối giúp cuộc sống trở nên quá dễ dàng, với các chính phủ từ Malina tới New Delhi. Nhưng, đến lúc các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Á cần phải biến nền sản xuất, dịch vụ trở nên sôi động và cạnh tranh hơn ở trong nước. Chỉ như thế mới tạo ra nhu cầu trong nước và doanh thu thuế, khiến nền kinh tế bớt bị tổn thương với các tác động bên ngoài.

Nhân lực không nên là “nguồn xuất khẩu chính” của bất cứ quốc gia nào, kể cả khi nền kinh tế trong nước không cung cấp đủ cơ hội việc làm. Đại dịch Covid-19 là cơ hội để tất cả nhận ra điều đó một một sự thật hiển nhiên.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế