(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử (TMĐT) Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Nửa đầu năm nay, tổng giá trị giao dịch (GMV) trên sàn này đạt 20 tỷ USD, vượt con số 18 tỷ USD của năm 2023. Temu đã thay thế eBay trở thành website thương mại điện tử được truy cập nhiều thứ hai trên thế giới, với 684,4 triệu lượt truy cập toàn cầu vào tháng 8 năm nay. Hãng dữ liệu thương mại điện tử ECDB cho biết, lượt truy cập nhiều thứ hai chứng tỏ mức độ phổ biến rất lớn tại thị trường quốc tế.
“Cơn lốc” Temu có được nhờ áp dụng kinh nghiệm từ phiên bản nội địa Trung Quốc là Pinduoduo. Cụ thể, họ sử dụng các lượt giới thiệu tặng chiết khấu cao trên mạng xã hội hay còn gọi là tiếp thị liên kết, trò chơi quay trúng phiếu giảm giá và các ưu đãi thời gian ngắn. Mô hình bán hàng giá rẻ tận xưởng giúp họ thu hút tập người dùng tìm kiếm sản phẩm giá phải chăng.
Temu chính thức có “động thái” sau phản ánh chưa đăng ký hoạt động tại Việt NamThông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013 ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2021). Ngày 24/10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
Với khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”, người phát ngôn của Temu cho biết sứ mệnh của họ là cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn về các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng. “Chúng tôi đạt được điều này thông qua một mô hình kinh doanh hiệu quả giúp loại bỏ những trung gian không cần thiết để chuyển khoản tiết kiệm trực tiếp cho khách hàng”, người này nói.
Từ đầu tháng 10, Temu đã tạo ra cơn sốt tại thị trường Việt Nam dù chưa công bố chính thức vào Việt Nam, nhưng người dùng có thể vào các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.
Hình thức kinh doanh của các sàn thương mại điện tử như Temu là kết nối trực tiếp người mua hàng với nhà sản xuất. Mô hình bán hàng giá rẻ tận xưởng giúp họ thu hút tập người dùng tìm kiếm sản phẩm giá rẻ. Trong thời gian đầu, hàng bán trên nền tảng này được quảng cáo rầm rộ, giảm tới 70-90%, vận chuyển vào Việt Nam qua các doanh nghiệp hậu cần của Trung Quốc, là Best Express và Ninja Van.
Trước đó, những nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc khác như Taobao, 1688, Shein đã tiếp cận thị trường Việt Nam.
Cần siết quản lý sàn thương mại điện tử
Temu xuất hiện không phép, bán hàng rầm rộ ở thị trường Việt Nam đặt ra trách nhiệm cho cơ quan quản lý cần sớm siết quản lý đối với sàn thương mại điện tử.
Chúng ta đã có đầy đủ quy định pháp luật về việc quản lý các sàn thương mại điện tử. Vì vậy, những sàn thương mại điện tử như Temu xuất hiện không phép, bán hàng rầm rộ ở thị trường Việt Nam suốt thời gian qua, cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp nội địa, đặt ra trách nhiệm cho cơ quan quản lý cần phải sớm rà soát và chấn chỉnh lại hoạt động quản lý đối với các sàn này tại Việt Nam.
Điều này càng cần thiết hơn khi hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc đang tràn ngập ngày càng nhiều hơn vào thị trường. Cần nhìn nhận và đánh giá kỹ lưỡng thực tế này, bởi sự xâm lấn thị trường của hàng hóa Trung Quốc đang tạo sức ép rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và sản xuất trong nước. Đặc biệt, nếu như hàng hóa đó xâm nhập một cách bất hợp pháp, trốn thuế và gian lận thương mại hoặc hoạt động khi chưa được cấp phép thì chúng ta cần phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát.
Với hàng loạt vụ việc đã được lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện thời gian qua, việc quản lý hàng hóa ngày càng chặt chẽ hơn, từng bước ngăn chặn và loại bỏ được hàng gian, hàng giả và trốn thuế trên thị trường. Đồng thời, hiện chúng ta cũng đang sửa một số luật thuế nhưng để đảm bảo tính đồng bộ, ngăn chặn được các sản phẩm gian lận thương mại, trốn thuế trên các kênh thương mại điện tử là vấn đề cần phải đánh giá thấu đáo.
Chúng ta cũng nhìn thấy rõ sự xâm nhập của hàng nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc, đã gây khó khăn cho nhà sản xuất Việt Nam, làm giảm và thu hẹp thị trường, giảm biên lợi nhuận và thậm chí không cạnh tranh nổi, có doanh nghiệp phải phá sản.
Điều đó cho thấy sức cạnh tranh hàng Việt đang bị yếu thế, nhưng chúng ta cần tìm rõ lý do vì sao hàng Việt bị thua trên sân nhà? Là do năng lực tổ chức sản xuất của ta yếu, sản phẩm kém tính cạnh tranh hơn hay vì lý do gì?
Ở khía cạnh khác cũng phải nhìn nhận không nên quá cực đoan với hàng Trung Quốc. Trước đây hàng Trung Quốc có thời kỳ tràn ngập, giá rẻ và đánh bại nhiều hàng hóa trong nước.
Nhưng sau đó hàng Việt quay trở lại, nhờ chính sức ép cạnh tranh của hàng Trung Quốc đã giúp hàng Việt phải chủ động thúc đẩy, đổi mới và nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, tồn tại trên thị trường. Tất nhiên, sức ép cạnh tranh hiện nay đối với hàng Việt là khốc liệt hơn do thương mại điện tử là kênh phân phối rất đặc thù. Vì vậy, cần phải nhìn nhận và đánh giá chính xác nguyên nhân để có giải pháp ứng phó cần thiết.
Đó là cần hoàn thiện hệ thống luật pháp thuế và thị trường để thực thi hiệu quả, chặt chẽ hơn. Tăng cường biện pháp quản lý thuế, thị trường để hàng hóa bên ngoài bình đẳng với hàng sản xuất trong nước. Tiếp tục cần phải quay trở lại rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, xem thực sự có hiệu quả hay không và hiệu quả đến đâu, bất cập chỗ nào để có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và hàng nội trên chính sân nhà.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì?
Theo tìm hiểu của phóng viên, các DN ngành hàng dệt may, cao su - nhựa, gia dụng... quy mô nhỏ tỏ ra khá lo lắng khi hàng giá rẻ tràn vào thị trường Việt Nam.
Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jeans - đề nghị Nhà nước xây dựng chính sách thuế theo hướng phân biệt giữa hàng nội địa và ngoại nhập. Bên cạnh đó là đầu tư bài bản để cải thiện logistics, từ đó giảm giá thành sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Chủ tịch Hiệp hội Cao su - Nhựa TP.HCM, so sánh trong khi các DN nội địa phải gánh chịu nhiều loại thuế như thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất... thì các sàn TMĐT xuyên biên giới được hưởng ưu đãi về thuế, thậm chí không phải nộp thuế khi bán hàng vào Việt Nam. Chỉ rõ đây là bất công lớn, gây bất lợi cho DN trong nước, ông Quốc Anh thay mặt các DN trong ngành đề xuất Chính phủ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc được bán qua các sàn TMĐT xuyên biên giới vào Việt Nam
Cũng nhìn nhận việc các sàn TMĐT giá rẻ như Temu, 1688, Taobao... chưa đăng ký nhưng vẫn bán hàng rầm rộ ở Việt Nam là mối đe dọa rất lớn đối với DN trong nước, ông Lưu Thanh Phương, chuyên gia TMĐT, góp ý cơ quan quản lý có thể sử dụng giải pháp tạm thời để ngăn chặn, gồm chặn IP, domain, yêu cầu các nền tảng gỡ ứng dụng cho đến khi đáp ứng đầy đủ quy định để được hoạt động ở Việt Nam. Về lâu dài, giải pháp căn cơ là sử dụng công nghệ kiểm soát hoạt động thông quan, nhận diện hàng hóa của sàn TMĐT hoạt động không phép, ngăn chặn sản phẩm “rác” tuồn vào Việt Nam, qua đó giúp tránh thất thu thuế.
Theo ông Phạm Bảo Trung - cố vấn giải pháp tăng trưởng khách hàng của nền tảng phân tích dữ liệu TMĐT Metric, số liệu phân tích quý III và dự báo quý IV/2024 thể hiện phân khúc hàng hóa giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn chiếm tới hơn 50% doanh số toàn thị trường, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Điều đó cho thấy người tiêu dùng vẫn quan tâm đến giá cả khi mua sắm trên sàn TMĐT và làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc chắc chắn sẽ tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn cho nhà bán hàng của Việt Nam.
“Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kinh nghiệm mua sắm online, đồng thời cũng luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nên trong giai đoạn đầu, chắc chắn sẽ có không ít sự dè dặt từ phía người mua khi trải nghiệm trên nền tảng mới, nhất là khi Temu chưa hỗ trợ thanh toán trả sau” - ông Trung nhận định.
Để ứng phó với sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đại diện Metric cho rằng DN nội địa cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu uy tín và câu chuyện gắn kết, đổi mới sản phẩm và thiết kế, đặc biệt là đầu tư vào các dòng sản phẩm độc đáo, thiết kế riêng biệt, đáp ứng nhu cầu đặc thù của người Việt. Bởi lẽ, DN trong nước gần như không thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc.
“Các sản phẩm mang đậm nét văn hóa, truyền thống hoặc thích ứng với xu hướng tiêu dùng hiện tại có thể tạo lợi thế cạnh tranh. DN cũng cần chú trọng dịch vụ khách hàng, hậu mãi, tận dụng công nghệ và dữ liệu để hiểu khách hàng, qua đó tối ưu hóa sản phẩm và có chiến lược bán hàng cho từng phân khúc” - ông Trung khuyến cáo.
Ông Nguyễn Mạnh Tấn - Giám đốc marketing Haravan - công ty cung cấp giải pháp TMĐT và bán lẻ, cho rằng việc quản lý bằng thủ tục, chính sách thuế... sẽ có tác dụng trong ngắn hạn nhưng có thể có nguy cơ hàng hóa trong nước, nhất là nông sản, gặp rủi ro không xuất khẩu được sang Trung Quốc. Điều này gây tác động ngược đáng kể đến nền kinh tế của nước ta.
“Sàn Temu đánh vào tâm lý thích giá rẻ cùng cam kết hoàn trả hàng trong vòng 90 ngày nhưng thực tế chất lượng kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Khi nhận hàng, nếu thấy hàng kém chất lượng thì người tiêu dùng sẽ đánh giá, bình luận không tốt trên sàn và quay lưng. Đây là rào cản tự nhiên mà thị trường tạo ra và cũng chính là cơ hội “vàng” để hàng Việt nâng chất thương hiệu, tăng vị thế cạnh tranh” - ông Tấn chỉ ra.
Theo các chuyên gia, không chỉ Indonesia mà nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Hàn Quốc... cũng có chính sách ngăn chặn sàn TMĐT bán hàng giá rẻ song không thật sự hiệu quả, chỉ có tính chất tạm thời. Cốt lõi vẫn là DN nội địa phải tự nâng sức cạnh tranh và các cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường... cần phối hợp chặt chẽ để hạn chế tối đa sự xâm nhập của hàng giá rẻ xuyên biên giới kém chất lượng..
(CLO) Hoạt động khai thác và vận chuyển đất tại phường Bách Quang (TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) thời gian quan đã bộ lộ nhiều bất cập; gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
(CLO) Đường ống dẫn dầu Druzhba sẽ vẫn là tuyến đường chính cung cấp dầu từ Nga đến Hungary vì đường ống Adria từ Croatia đang thiếu hụt công suất, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
(CLO) Trụ sở của Đảng Jatiya, một đảng chính trị lớn thứ ba ở Bangladesh và từng ủng hộ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina đã bị đốt phá vào tối thứ Năm (31/10) ở thủ đô Dhaka.
(CLO) BYD Atto 3, mẫu xe điện Trung Quốc vừa ra mắt thị trường Việt Nam hồi giữa tháng 7/2024, nhận đánh giá an toàn ở mức tệ nhất là “không khuyến nghị” từ Euro NCAP cho hệ thống ADAS.
(CLO) Festival Ninh Bình được kỳ vọng sẽ trở thành thương hiệu văn hóa đặc trưng của tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, với định hướng phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ và trung tâm văn hóa du lịch của quốc gia.
(CLO) Theo thông tin từ Axios, cơ quan tình báo Israel cho rằng Iran đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công từ lãnh thổ Iraq, dự kiến sử dụng nhiều máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo, có thể xảy ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11.
(CLO) CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm - Lideco (Mã: NTL) chỉ ghi nhận doanh thu ở mức tượng trưng trong Quý 3/2024, nhưng vẫn có lãi nhờ vào hoạt động tài chính.
(CLO) Sau 30 năm thành lập, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện 3.592 cuộc kiểm toán. Qua đó, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý hơn 738.455 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 2.181 văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hoàn thiện hơn cơ chế chính sách của Nhà nước.
(CLO) Đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai đã 3 lần lỡ hẹn bàn giao mặt bằng cho Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dù tỉnh này đã phải phát động chiến dịch "30 ngày đêm" chỉ để tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, mỗi học sinh “không đợi lớn” mới tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Không chỉ có nhận thức, mà phải có hành động. Hiểu và ý thức về pháp luật là hết sức quan trọng, nhưng không chỉ đọc, tìm hiểu mà không làm.
(CLO) Ông Amir Ali Salemi, Giám đốc điều hành Tập đoàn đầu tư và tư vấn quốc tế (JTA) cho biết rất hâm mộ môn bóng đá. Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ người dân Việt Nam cũng rất yêu môn thể thao này và đề nghị JTA, các bên liên quan nghiên cứu phát triển một câu lạc bộ bóng đá tầm cỡ tại Việt Nam.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Qatar Mohammed bin Ali bin Mohammed Al Mannai mong muốn Việt Nam mở trung tâm doanh nghiệp công nghệ tại Qatar để sản xuất các sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho không chỉ Qatar mà cho cả khu vực; cho biết Qatar sẽ lập nhóm công tác để kết nối, thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh việc này, cho rằng đây là ý tưởng hoàn toàn khả thi.
(CLO) Chỉ tính riêng trong tháng 10/2024, thị trường ô tô Việt Nam đã chào đón ít nhất 15 mẫu xe mới ra mắt, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện trải dài ở nhiều phân khúc khác nhau.
(CLO) Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phượng Hoàng (Công ty Phượng Hoàng) là một trong những nhà thầu thường được nhắc tên trong những gói đầu tư công có giá hàng trăm tỷ. Nhưng bên cạnh đó, đây cũng là nhà thầu trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm chỉ nằm ở mức tượng trưng.
(CLO Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin hôm thứ Sáu (1/11) rằng nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới Hwasong-19 và gọi đây là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới".
(NB&CL) Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia trong chuyến thăm làm việc tại New York, Hoa Kỳ tháng 9/2024 vừa qua, người đứng đầu Đảng ta khi đề cập tới một số vấn đề trong con đường hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã nhấn mạnh: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc - COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tuyên bố Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Chinh phục Net Zero, vì thế, là bước đệm cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, và cần sự chung tay vào cuộc hành động hết sức quyết liệt để biến quyết tâm thành hiện thực.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”, “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Trong đó, cái hại lớn nhất, nguy hiểm nhất là làm suy giảm nguồn lực, tạo rào cản vô hình cho mọi sự phát triển. Vì thế, để đất nước không bỏ lỡ cơ hội lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình, thì một trong những mệnh lệnh cấp bách, từ mỗi người dân Việt, là diệt cho được “giặc từ chính trong lòng mình”.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.
(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt.
(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.
(NB&CL) Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn so với trước đây. Siêu bão Helene đang quần thảo nước Mỹ khiến hàng trăm người thiệt mạng, mưa lớn trăm năm gây lũ lụt lịch sử ở châu Âu thời gian qua, hay cơn bão Yagi - số 3 và hoàn lưu của nó với những hậu quả khủng khiếp đã, đang gây ra tại nước ta… đều là những minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đi liền với thời tiết cực đoan đã trở thành xu hướng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu. Ứng phó với biến đổi khí hậu một cách nhanh hơn, quyết liệt hơn, do đó, đã trở thành yêu cầu hết sức bức thiết với hết thảy các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
(NB&CL) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 tới đây. Nhiều ý kiến kỳ vọng, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động quảng cáo phát triển.