Cửa khẩu “tắc biên” cuối năm: Bao giờ mới chấm dứt?

Thứ năm, 23/12/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&Cl) Cuối năm, nhu cầu giao thương các loại mặt hàng tăng đỉnh điểm. Nhưng tình trạng xe tải cùng hàng hóa nối đuôi nhau thành từng đoàn dài, ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc là thực trạng đáng báo động, xảy ra trong nhiều năm trở lại đây và trở thành bài toán chưa có lời giải của các cơ quan quản lý.

Điệp khúc ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu dịp cuối năm 

Cuối năm là thời điểm nhu cầu giao thương hàng hóa bước vào thời điểm nhộn nhịp nhất nhưng trong khoảng 2 tuần trở lại đây tình trạng hàng hóa ùn ứ tại cửa khẩu lại tái diễn. Hàng nghìn xe phải đứng “chôn chân” tại khu vực các cửa khẩu biên giới phía Bắc. 

cua khau tac bien cuoi nam bao gio moi cham dut hinh 1

Cần những giải pháp đồng bộ từ nhiều Bộ ngành cũng như thay đổi tư duy trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản để tránh lặp lại điệp khúc được mùa mất giá, ùn ứ dịp cuối năm hay phải giải cứu.

Theo Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tính đến sáng 18/12, tại cửa khẩu Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe container hàng, chủ yếu là mít, thanh long, linh kiện điện tử... Trong khi đó năng lực thông quan xuất khẩu của cửa khẩu Hữu Nghị đạt khoảng 150-200 xe mỗi ngày.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, lượng hàng hóa ùn ứ lên tới hơn 2.842 xe container,  năng lực thông quan xuất khẩu khoảng 180-200 xe/ngày. Mặt hàng tồn chủ yếu là dưa hấu, thanh long, chuối, mít, xoài đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang, Đắk Lắk, Bình Định...

Tại cửa khẩu Chi Ma hiện đang tồn 650 xe. Mặt hàng tồn chủ yếu là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm,…

Nhẩm tính đến thời điểm sáng 18/12 có khoảng 4.800 xe nông sản đang ùn ứ tại 3 cửa khẩu kể trên. Và để có thể xuất khẩu hết số xe hàng đang tồn theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp sẽ phải mất cả tháng trời trong điều kiện xe hàng mới không lên cửa khẩu.

Tài xế Thanh Lâm (37 tuổi, quê Thái Bình) cho biết đã hơn 20 ngày anh “ăn trực nằm chờ” ở cửa khẩu Tân Thanh trong khi hàng tấn thanh long chưa biết khi nào xuất đi. Tình trạng ùn tắc kéo dài khiến hàng nông sản hư hỏng gây thiệt hại lớn. 

Còn với anh Minh Hải (27 tuổi, quê Hà Nam), một lái xe đường dài chở nông sản sang Trung Quốc đã chờ tại cửa khẩu Hữu Nghị 14 ngày ngán ngẩm với điều kiện sinh hoạt tạm bợ, phát sinh nhiều chi phí. 

“Ngoài thời gian, chi phí xăng dầu để duy trì kho lạnh cho container hàng hóa cũng đến tiền triệu mỗi ngày, chưa kể chi phí bến bãi, ăn uống sinh hoạt cũng rất tốn kém. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó khăn cho cả lái xe và chủ hàng...”, anh Hải lo lắng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn ứ trên được cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đánh giá là do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, phía Trung Quốc siết chặt quản lý phòng chống dịch, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn.

Không những thế, xe tải chở hàng sau khi đã vào khu vực cửa khẩu phải dừng ở bãi chờ, lái xe sẽ được cách ly tập trung. Cửa khẩu sẽ bố trí lái xe chuyên trách để lái xe hàng qua cửa khẩu. Việc thông quan hàng hóa với quy trình như vậy khiến tình trạng ùn ứ ngày càng tăng.

Trước đó, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thông tin, phía Trung Quốc từ cuối tháng 11 yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu không cho xe đông lạnh xuất sang nước này dịp trước và sau Tết Nguyên đán truyền thống để cán bộ hải quan Trung Quốc được về ăn tết với gia đình. 

cua khau tac bien cuoi nam bao gio moi cham dut hinh 2

Tình trạng ùn ứ nông sản kéo dài khiến các đơn vị, doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí, lái xe thì mệt mỏi còn hàng hóa hư hỏng gây thiệt hại lớn.

Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Hoàng Khánh Duy cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay của Lạng Sơn là các bãi dừng chờ đã chật kín xe trong khi lượng xe hàng vẫn tiếp tục dồn lên các cửa khẩu và chủ yếu vẫn là hàng nông sản xuất khẩu theo loại hình tiểu ngạch.

Cần sự vào cuộc gấp rút của nhiều bộ ngành

Thực trạng hàng hóa, nhất là nông sản ùn ứ ở cửa khẩu dịp cuối năm đã tồn tại nhiều năm nay và dường như đã trở thành điệp khúc “đến hẹn lại lên”, trở thành bài toán khó mà các cơ quan quản lý, ban ngành chức năng chưa tìm ra lời giải.

Thông tin từ ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, vấn đề trước mắt cần giải quyết tắc nghẽn là cần tìm các tuyến vận chuyển khác thay thế như đi đường biển thay bằng đi đường bộ để giảm ách tắc. Nếu tất cả cứ dồn nên cửa khẩu đường bộ, với năng lực thông quan hạn chế của phía Trung Quốc hiện nay hàng hóa còn tiếp tục diễn ra việc ách tắc. Để giải quyết tình trạng trước mắt, Bộ Công thương yêu cầu các địa phương, các doanh nghiệp nên chọn phương án tiêu thụ nội địa thay vì xuất khẩu. 

Còn theo ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần chủ động tham gia, các chương trình kết nối, tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước như Chương trình Tháng khuyến mại tập trung Quốc gia năm 2021 để thực hiện kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Bên cạnh việc phối hợp với các bộ, ngành để giúp giải tỏa ách tắc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhiều lần điện đàm/hội đàm cũng như gửi công thư và nhiều công hàm của Bộ Công Thương tới lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và cơ quan phía của Trung Quốc thúc đẩy giải quyết những vướng mắc, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Đầu tháng 12, Bộ trưởng Bộ Công Thương một lần nữa có thư gửi tới các đối tác phía Trung Quốc (Bộ trưởng Thương mại, Tổng cục trưởng hải quan, Bí thư Quảng Tây) đề nghị các giải pháp cụ thể tháo gỡ tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới.

Đặc biệt, Bộ này cũng đã trao đổi với đối tác phía Trung Quốc để chuyển sang đi qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai để giảm ùn ứ tại Lạng Sơn. Chuyển phương thức vận tải đi bằng đường biển đến các cảng của Trung Quốc như đối với mặt hàng thuỷ sản.

Tuy nhiên theo đánh giá, giải pháp lâu dài bền vững nhất vẫn là việc chúng ta phải chuyển đổi hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch tức là mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu chính.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 20/12, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết ngay sau khi có thông tin về việc ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bộ đã cử đoàn công tác, phối hợp với UBND tỉnh và các đơn vị chức năng tại các cửa khẩu trên địa bàn khẩn trương nắm bắt tình hình cũng như làm rõ các nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ.

cua khau tac bien cuoi nam bao gio moi cham dut hinh 3

Hàng hóa ùn ứ tại cửa khẩu dịp cuối năm, đặc biệt là những mặt hàng nông sản đã trở thành “điệp khúc”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để khắc phục thực trạng tắc nghẽn cửa khẩu cần giải pháp lâu dài, căn cơ của nhiều ngành, thay đổi từ sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa đến quản lý xuất nhập khẩu. Trong đó ưu tiên nhất là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trên nền tảng internet để tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và sang các thị trường tiềm năng. Mỗi người nông dân cần trở thành “những thương nhân” trên các sàn thương mại điện tử để hàng hóa có thể tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, chất lượng nhất, tránh qua nhiều khâu trung gian. 

Ngành nông nghiệp để hoạt động hiệu quả cần hướng đến việc thị trường cần gì sản xuất cái đó, hướng đến chất lượng chứ không theo số lượng. Sản xuất không chỉ dựa trên mỗi lợi thế về địa hình, hay thổ nhưỡng mà phải tính toán trên nhu cầu tiêu thụ. Khi đó nông sản sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, sẽ không còn ùn ứ hay phải giải cứu như hiện nay.

Hoàng Lan

Bình Luận

Tin khác

Triển lãm, quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024

Triển lãm, quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024

(CLO) Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và Lễ hội Hoa Lư năm 2024, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Triển lãm gian hàng thương mại, dịch vụ quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

Đời sống
TP HCM sẽ đốn hơn 400 cây xanh để xây Metro số 2

TP HCM sẽ đốn hơn 400 cây xanh để xây Metro số 2

(CLO) Có tổng cộng 453 cây xanh hiện hữu bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến Metro số 2. Trong đó, có 449 cây xanh do Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM quản lý. Còn lại 4 cây xanh do quận 10 quản lý. 

Đời sống
Thành kính lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Thành kính lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, TX Hồng Lĩnh long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đời sống
Hải Phòng xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023

Hải Phòng xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023

(CLO) Hải Phòng xếp thứ hạng hai về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 với kết quả đạt 91,81%, tăng 1,72% so với năm 2022.

Đời sống
Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

(CLO) Thành phố Hải Phòng vừa chi 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống