Cục An toàn thông tin cảnh báo về việc mạo danh nhân viên ngân hàng lừa hướng dẫn xác thực sinh trắc học

Chủ nhật, 07/07/2024 18:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 5 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần đầu tháng 7/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đặc biệt lưu ý chiêu lừa mới, mạo danh các ngân hàng lừa hướng dẫn người dân thực hiện xác thực sinh trắc học để chiếm đoạt tài sản.

Mạo danh nhân viên ngân hàng lừa hướng dẫn xác thực để chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng quy định yêu cầu cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến có hiệu lực từ ngày 1/7, những ngày vừa qua, một số đối tượng đã mạo danh cán bộ làm việc tại ngân hàng để chủ động liên hệ với người dùng và thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, khi liên hệ với người dùng dịch vụ ngân hàng, đối tượng mạo danh yêu cầu nạn nhân cung cấp các dữ liệu cá nhân như địa chỉ nhà, ảnh chụp 2 mặt căn cước công dân, thông tin tài khoản ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, kẻ lừa đảo còn dụ dỗ người dân thực hiện cuộc gọi video để thu thập giọng nói, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ của nạn nhân. Sau khi thành công đánh cắp dữ liệu, đối tượng sẽ dễ dàng đăng nhập được vào các ứng dụng ngân hàng, thanh toán trực tuyến và thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân, chiếm đoạt tài sản.

cuc an toan thong tin canh bao ve viec mao danh nhan vien ngan hang lua huong dan xac thuc sinh trac hoc hinh 1

Mất 1,2 tỷ đồng vì cài ứng dụng dịch vụ công trực tuyến giả

Mới đây, một người dân sống tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa bị đối tượng mạo danh công an lừa chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng, với chiêu trò hướng dẫn cài ứng dụng dịch vụ công trực tuyến giả mạo. Ứng dụng giả mạo này được đối tượng lừa đảo gửi qua đường dẫn đính kèm trong tin nhắn, sau khi liên hệ và thông báo tài khoản định danh của nạn nhân bị lỗi, phải cài ứng dụng để được hỗ trợ từ xa. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn, kẻ lừa đảo sẽ chiếm được quyền điều khiển thiết bị, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Điều đáng nói, thủ đoạn lừa cài phần mềm dịch vụ công giả mạo đã liên tục các lực lượng chức năng cảnh báo, song đến nay vẫn có những người dân bị lừa mất hàng tỷ đồng. Cục An toàn thông tin đề nghị người dân không truy cập đường link lạ. Khi nhận được thông báo liên quan tới việc sử dụng phần mềm dịch vụ công, người dân chỉ nên tải ứng dụng từ nguồn chính thống như các kho ứng dụng AppStore, CH Play. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần nhanh chóng báo với lực lượng chức năng.

Chiếm đoạt hàng tỷ đồng bằng thủ đoạn ‘việc nhẹ, lương cao’ biến tướng

Một phụ nữ sống tại thị xã Chơn Thành (Bình Phước) vừa bị đối tượng xấu lừa chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng, qua thủ đoạn biến tướng của hình thức lừa đảo ‘việc nhẹ, lương cao’. Cụ thể, đối tượng kết bạn với nạn nhân qua Telegram, sau đó giới thiệu cho nạn nhân việc làm thêm tại nhà – ‘nghe các bài nhạc được chỉ định, đăng nhập và bỏ phiếu bình chọn ca sĩ’, với thù lao được hứa hẹn là 35.000 đồng/lượt bình chọn. Sau khi đồng ý tham gia, tải ứng dụng Zing MP3 giả mạo và ứng tiền đặt cọc để thực hiện các nhiệm vụ theo sự dẫn dụ của các đối tượng, nạn nhân đã bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã chuyển.

Mạo danh Trung tâm phòng chống lừa đảo để chiếm đoạt tài sản

Theo Cục An toàn thông  tin, mới đây Cảnh sát tỉnh Ontario (Canada) đã có cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo giả mạo Trung tâm phòng chống lừa đảo Canada – CAFC. Cụ thể, đầu tiên đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng, đơn vị cung cấp thẻ tín dụng hoặc các sàn thương mại điện tử để tiếp cận, thông báo tài khoản của người dùng đã bị tấn công và có dấu hiệu thực hiện những giao dịch đáng ngờ. Sau đó, đối tượng gửi email có logo CAFC nhằm gia tăng mức độ uy tín, yêu cầu nạn nhân cung cấp các dữ liệu cá nhân, thông tin ngân hàng và thực hiện các giao dịch, đánh cắp tiền.

Cảnh báo lừa đảo qua ứng dụng WhatsApp

WhatsApp là ứng dụng trò chuyện trực tuyến phổ biến, được nhiều người dân ở mọi độ tuổi trên toàn cầu sử dụng rộng rãi. Vì thế, đây cũng là nền tảng thuận lợi cho các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Qua nền tảng trò chuyện trực tuyến này, các đối tượng đang sử dụng nhiều thủ đoạn lừa đảo như giả mạo người thân, bạn bè; Thông báo tham gia nhận quà trúng thưởng; Lừa nâng cấp ứng dụng; Yêu cầu nhập mã xác nhận...

Để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo qua ứng dụng WhatsApp, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận được tin nhắn từ đối tượng lạ; Không bấm vào các đường link được đính kèm trong tin nhắn, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không giao dịch chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng lạ. Khi nhận được tin nhắn vay tiền, người dân cần cẩn thận xác minh danh tính của người gửi qua thông tin trên trang cá nhân của các tài khoản đó.

Vũ Phong

Tin khác

Thái Nguyên một cá nhân bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật

Thái Nguyên một cá nhân bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật

(CLO) Ngày 16/9, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mức 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật, đối với anh P.P.T.G. (sinh năm 1984, ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai).

Chống tin giả
Xuất hiện các đối tượng mạo danh VTV tổ chức chương trình tìm kiếm tài năng nhí

Xuất hiện các đối tượng mạo danh VTV tổ chức chương trình tìm kiếm tài năng nhí

(CLO) Ngày 16/9, Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) thông báo về việc xuất hiện các đối tượng mạo danh Đài THVN tìm kiếm tài năng nhí trên mạng xã hội.

Chống tin giả
Thái Nguyên cương quyết ngăn chặn tin giả, tin xấu, độc trên nền tảng mạng xã hội

Thái Nguyên cương quyết ngăn chặn tin giả, tin xấu, độc trên nền tảng mạng xã hội

(CLO) Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to gây ngập lụt tại nhiều khu vực trên địa bàn. Bên cạnh những thông tin tích cực, khẩn trương từ các cơ quan báo chí, cũng xuất hiện nhiều thông tin không đúng sự thật nhằm câu view, câu like.

Chống tin giả
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cảnh báo người dân về tin giả

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cảnh báo người dân về tin giả

(CLO) Trả lời nội dung liên quan đến xử lý tin giả trong thời điểm bão số 3 tại họp báo thường kỳ Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 13/9, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết: Cần xác thực thông tin qua các nguồn chính thống; xác minh từ chính quyền địa phương..., nếu không sẽ vô hình trung trở thành người phát tán các thông tin giả.

Chống tin giả
Ma trận tin giả về bão lũ: Hãy tiếp nhận thông tin bằng sự cẩn trọng và trách nhiệm

Ma trận tin giả về bão lũ: Hãy tiếp nhận thông tin bằng sự cẩn trọng và trách nhiệm

(CLO) "Tôi luôn tin rằng, sự thật và lòng tin giữa cộng đồng là sức mạnh lớn để chúng ta cùng bước qua những thử thách khắc nghiệt nhất của thiên nhiên", PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội nhấn mạnh điều đó trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo và Công luận xung quanh việc vô số tin giả xuất hiện trong cơn bão số 3 cũng như lũ lụt hiện nay.

Chống tin giả