Cục dữ trữ Liên bang Mỹ: Trọng trách thúc đẩy tăng trưởng giữa đại dịch

Thứ sáu, 17/07/2020 22:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã và đang hỗ trợ các thị trường. Dường như không có ai mà Fed sẽ không cho vay. Các nhà kinh tế học dự đoán Fed sẽ bắt đầu chính sách kiểm soát đường cong lợi suất vào tháng Chín.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 tàn phá các thị trường tài chính vào tháng 3, ngân hàng trung ương Mỹ đã cam kết sẽ mua các trái phiếu doanh nghiệp tổng trị giá tới 750 tỷ đô la Mỹ và nợ công cả trung ương lẫn địa phương trị giá tới 500 tỷ đô la Mỹ.

Fed đã hỗ trợ thị trường thương phiếu, các quỹ thị trường tiền tệ và các ngân hàng trung ương nước ngoài có nhu cầu về đô la.

Vào ngày 15/6, các chủ nợ được mời đến để đăng ký cho “Chương trình cho vay Main Street”, với mục đích mua lại các khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cùng ngày, Fed thông báo sẽ mua trái phiếu doanh nghiệp không chỉ thông qua các quỹ hoán đổi danh mục mà còn bằng cách mua trực tiếp.

Việc Fed sử dụng bảng cân đối kế toán một cách không kiểm soát đến vậy gợi nhớ tới câu nói của Walter Bagehot, ông tổ của nghiệp vụ ngân hàng trung ương hiện đại với lời khuyên cho những thời kỳ căng thẳng là hãy cho “các nhà buôn, các ngân hàng nhỏ, ‘người này và người kia’, vay “bất cứ khi nào họ có vật bảo đảm tốt”.

Vật bảo đảm trong trường hợp này phần lớn là sự cam kết của Bộ Ngân khố Mỹ rằng họ sẽ chi trả một phần thua lỗ của Fed. Tuy vậy người hưởng lợi lớn nhất của vòi cứu hỏa tiền tệ vẫn chính là Chính phủ Mỹ.

Từ đầu tháng 2, ngân hàng trung ương đã mua khoản nợ liên bang trị giá 1,7 nghìn tỉ đô la Mỹ, tương đương với 163% toàn bộ lượng phát hành ròng năm 2019 của Chính phủ.

Vào ngày 10/6, Fed đã cam kết sẽ tiếp tục mua các trái phiếu kho bạc dài hạn tổng trị giá ít nhất 80 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng.

Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng vào tháng 9, Fed cam kết sẽ mua đủ số lượng cần thiết để giữ lợi suất trái phiếu ngắn hạn gần mức 0 – một chính sách được gọi là “kiểm soát đường cong lợi suất”.

Vào tháng 3, Fed mua trái phiếu với mục đích là bình ổn các thị trường và ngăn chặn sự tăng lên đáng báo động của lợi suất trái phiếu kho bạc.

Cục dữ trự Liên bang Mỹ và trọng trách thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Satoshi Kambayashi

Cục dữ trự Liên bang Mỹ và trọng trách thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Satoshi Kambayashi

Fed vẫn cho thấy các giao dịch mua trái phiếu này của mình như một cách để duy trì “sự vận hành trơn tru của thị trường”.

Nhưng khi ký ức về tình trạng căng thẳng thị trường phai nhạt dần, Fed sẽ chuyển sự tập trung của mình sang kích thích nền kinh tế thực mà Fed đang ảm đạm.

Chuyên gia định mức lãi suất trung bình của Fed dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ không thấp hơn 6,5% vào cuối năm 2021.

Vào ngày 16/6, Thống đốc Fed là Jerome Powell đã cảnh báo quốc hội về những vết sẹo tiềm tàng mà một cơn suy thoái kéo dài có thể gây ra.

Fed đã thực hiện một cuộc chuyển đổi tương tự từ hỗ trợ các thị trường cho đến kích thích tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Dù vậy, kể từ năm 1951, Fed vẫn chưa thử chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.

Khả năng cân nhắc và quay trở lại với chính sách này đánh dấu sự chuyển hướng trong cuộc tranh luận về việc can thiệp thị trường – liệu giữa việc quyết định số lượng cần mua và giá phải trả thì cái nào sẽ hiệu quả hơn.

Chọn một biện pháp nghĩa là để lại biện pháp kia cho sự tùy hứng của các đối tác.

Vào những năm 2010, Fed đã tiếp tục cố gắng mua số lượng trái phiếu cố định, vì sợ nếu cam kết mua không giới hạn sẽ đi kèm với việc ghìm giữ lãi suất trái phiếu.

Dù là trường hợp nào, các nhà kinh tế học cũng đã vận dụng các nghiên cứu để cho thấy rằng tác động của việc mua trái phiếu đối với lợi suất là điều có thể dự đoán được.

Tuy nhiên, quan điểm của nhà lãnh đạo các ngân hàng trung ương đang dần tiến bộ lên.

Điều này một phần là do các cuộc thử nghiệm gần đây với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.

Vào năm 2016, Nhật Bản bắt đầu cố định lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở khoảng bằng 0; vào tháng 3 năm nay, Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) đã bắt đầu cố định lợi suất ba năm vào khoảng 0,25%.

Sự tiến bộ cũng phản ánh những sự nghi ngờ về cách mà biện pháp nới lỏng định lượng (QE) hoạt động.

Một số nhà kinh tế học, như ông Gertjan Vlieghe - chuyên gia định mức lãi suất tại Ngân hàng trung ương Anh, và ông Michael Woodford từ Đại học Columbia lập luận rằng, khi các thị trường hoạt động bình thường, chính sách QE chỉ làm giảm lợi suất dài hạn trên một cơ sở bền vững nếu biện pháp này báo hiệu cho các nhà giao dịch rằng lãi suất ngắn hạn – công cụ nhàm chán hơn của chính sách tiền tệ - sẽ không tăng trong một thời gian dài.

Vì vậy, chính sách kiểm soát đường cong lợi suất có thể là một biện pháp báo hiệu rõ ràng hơn về lộ trình tương lai của lãi suất ngắn hạn.

Ví dụ, RBA cố định lợi suất ba năm tại mức 0,25% để nhấn mạnh kỳ vọng của họ rằng lãi suất ngắn hạn sẽ dừng ở mức đó trong vài năm.

Hơn nữa, chính sách kiểm soát đường cong lợi suất có thể báo hiệu trong lúc giảm nhu cầu mua nợ với số lượng lớn.

Miễn là các nhà đầu tư tin vào cam kết của ngân hàng trung ương về việc nhắm vào một biến số nhất định nào đó, có thể là lợi suất trái phiếu, tỷ giá hối đoái hay lạm phát, thì chúng có xu hướng tự mang lại kết quả.

Ví dụ, cam kết mua trái phiếu doanh nghiệp của Fed đã bình ổn thị trường vào tháng 3, mặc dù họ đã không bắt đầu mua cho tới tháng 5.

Chính sách kiểm soát đường cong lợi suất cũng vậy.

Để hỗ trợ chính sách cố định lợi suất của họ, RBA đã chỉ mua 50 tỷ đô la Úc (tương đương với 34 tỷ đô la Mỹ), ít hơn 8% cổ phiếu nợ công của Úc.

Mặc dù một số nhà phân tích xem trần đường cong lợi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản như một hình thức đổi mới của gói kích thích kinh tế, nhưng những người quan sát cẩn thận lại xem chính sách này như một lời biện minh cho việc ngân hàng trung ương mua ít hơn.

Khi chính sách này được giới thiệu, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã giữ mục tiêu hiện tại là mua 80 nghìn tỷ yên (tương đương 748 tỷ đô la Mỹ) nợ công mỗi năm – nhưng sau đó lại lờ đi.

Trước đại dịch, Ngân hàng này đang mua trái phiếu ít hơn 1/5 của tốc độ đó.

Đổi chính sách mua vào thành cố định cuối cùng có thể có vẻ hấp dẫn đối với Fed. Fed đã sở hữu hơn 1/5 tổng nợ công ròng, và gần gấp 2 lần mức đó của các trái phiếu có kỳ hạn dài hơn. Fed cũng có thể ngăn chặn những bất đồng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Tới giờ, Bộ Ngân khố đã tài trợ gần như toàn bộ gói kích thích tài chính khổng lồ của Mỹ thông qua các trái phiếu ngắn hạn. Bộ Ngân khố có thể sẽ tái cấp vốn khoản vay đó bằng những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn. Nhưng làm vậy sẽ đưa ngược lại vào thị trường các tài sản dài hạn hơn mà Fed đang mua để giữ lợi suất ở mức thấp.

Vào những năm 2010, việc tái cấp vốn đã dẫn tới những cáo buộc rằng Bộ ngân khố và Fed đang “chèo về hai hướng đối lập nhau”.

Nếu Fed cố định lãi suất, họ sẽ bù đắp được phần ảnh hưởng của bất kì hoạt động nào liên quan đến kỳ hạn nợ của Bộ ngân khố theo cách thụ động, và tránh được tranh cãi.

Việc tìm ra cách làm thế nào để quản lý việc mua vào trái phiếu một cách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng chỉ là một phần trong nhiệm vụ đầy thử thách mà Fed phải đối mặt.

Khi nền kinh tế vực dậy sau phong tỏa, Fed sẽ phải xem xét làm thế nào để rút lại nguồn hỗ trợ to lớn mà họ đã áp dụng cho khối kinh tế tư nhân, và đối mặt với những tổn thất ở một số khoản vay.

Nhưng việc đặt ra chính sách tiền tệ đúng đắn là trách nhiệm quan trọng nhất của Fed – không chỉ cho “người này và người kia” vay, mà còn phải đảm bảo rằng nền kinh tế đủ vững chắc để mỗi người đều làm ăn phát đạt.

Vân Trần

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h