(NB&CL) Theo các chuyên gia, người bị nhiễm mà triệu chứng nhẹ thì hậu COVID-19 không có gì phải lo ngại. Đa phần người bị hậu COVID-19 nặng là những người phải nằm viện khi điều trị COVID-19.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 kéo dài, lan rộng, số lượng người mắc COVID-19 càng lúc càng nhiều. Điều này khiến nhiều người rất lo lắng về những tổn thương mà COVID-19 có thể mang đến cho người nhiễm bệnh. Đặc biệt, những thông tin về nhiều ca bệnh COVID-19 đột nhiên chuyển nặng, có người triệu chứng nhẹ nhưng sau một thời gian lại bị tổn thương phổi, trẻ em mắc hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu được lan truyền… càng khiến mọi người lo lắng.
Trong khi đó, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, sau khi mắc COVID-19 có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. WHO ước tính 10 - 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến virus, độc tố của virus SARS-CoV-2 gây ra cũng như tình trạng virus còn tồn tại ở trong cơ thể.
Liên quan đến hậu COVID-19 hiện có tình trạng lo lắng thái quá nên nhiều người vội vàng dùng thuốc bừa bãi mà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc trôi nổi trên mạng, truyền tai, rỉ tai nhau về những công dụng thần kỳ của các loại thực phẩm chức năng. Câu hỏi đặt ra lúc này, hậu COVID-19 cần được hiểu như thế nào cho đúng và để phòng trường hợp bị nặng hơn thì cần làm gì? Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông Hải cho biết, có COVID-19 thì có hậu COVID-19.
Ông Hải cho rằng: “Khi bệnh nhân mang bệnh COVID-19 diễn biến nặng thì hậu COVID-19 cũng sẽ nặng. Nhóm bệnh nhân nằm hồi sức tích cực, khi qua được COVID-19 thì sau đó hậu COVID-19 cũng nặng nề hơn. Nhóm này, chủ yếu liên quan đến vấn đề tổn thương phổi”. Ngoài ra, chuyên gia này còn nhận định: Đa số các vấn đề của hậu COVID-19 ở các bệnh nhân khác thì có triệu chứng nhẹ. Sau khi bị bệnh sẽ có cảm giác bồng bềnh, khó chịu, tức ngực, hụt hơi, hồi hộp, mệt mỏi dai dẳng. “Thông thường các triệu chứng này kéo dài sau khi khỏi COVID-19 một tháng. Nếu bị COVID-19 nhẹ thì hậu COVID-19 cũng nhẹ, trong vòng 1 tháng sẽ đỡ dần” - bác sĩ Hoàng Bùi Hải nhấn mạnh.
Bác sĩ Hoàng Bùi Hải chia sẻ thêm, vấn đề hậu COVID-19 đối với các bệnh nhân nặng thì phức tạp hơn. Những người đã từng nằm trong các khoa điều trị tích cực với những biến chứng khác nhau, đặc biệt tổn thương phổi rất xấu cần hỗ trợ máy móc, đặt nội khí quản… thì những tổn thương phổi để lại di chứng khá nhiều. “Với các trường hợp này phải cần thời gian lâu hơn nữa để phục hồi. Chúng tôi chưa gặp trường hợp nào mắc COVID-19 nhẹ mà hậu COVID-19 lại nặng. Y văn thế giới có nói những trường hợp vào nằm viện, ban đầu nặng, điều trị COVID-19 kéo dài, dai dẳng hơn thì có thể nhập viện lại để điều trị. Còn tất cả điều trị theo khuyến cáo tại nhà, ban đầu nhẹ thì hậu COVID-19 cũng nhẹ. Vì thế không nên lo COVID-19 chưa xong lại lo hậu COVID-19” - bác sĩ Hải khẳng định.
Cũng liên quan đến hậu COVID-19 ở trẻ em, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hậu COVID-19 phụ huynh không quá căng thẳng, vì đa số không có vấn đề gì.
“Hãy xem bệnh COVID-19 như một bệnh thông thường. Không chỉ bệnh COVID-19 mà các bệnh khác khi trẻ mắc thì cũng cần thời gian một vài tuần để trẻ trở về trạng thái bình thường” - bác sĩ Trần Minh Điển nhấn mạnh. Ông cũng cho rằng, chúng ta không nên quá phức tạp hóa vấn đề hậu COVID-19 rồi sinh ra hoang mang, lo lắng một cách thái quá.
Trước việc người dân vì lo lắng hậu COVID-19 nên sau khi nhiễm bệnh thì tăng cường bồi dưỡng cơ thể, thậm chí tìm ăn các vật phẩm theo tiêu chuẩn độc, lạ, quý. Xung quanh vấn đề này, theo Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, quận Hoàng Mai, Hà Nội thì cho đến bây giờ các nhà khoa học vẫn khuyên bệnh nhân ăn uống lành mạnh.
Để tốt cho cơ thể thì nên uống đủ nước, ăn trái cây, hoa quả, giảm chất béo, ăn chia nhỏ các bữa, tránh ăn no quá và hạn chế rượu bia, chất kích thích. “Tất cả điều đó là ăn uống lành mạnh còn đến nay chưa có gì chứng minh thực phẩm nào tốt cho người mắc COVID-19” - bác sĩ Hoàng Bùi Hải cho biết.
Theo bác sĩ Hải, khi nhiễm virus SARS-CoV-2 thì đề kháng sẽ bị giảm, cũng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn thông thường khác. Ví dụ như bị sưng loét răng miệng, nhiễm trùng da… Người có tinh thần thoải mái thì bệnh COVID-19 mới khỏi nhanh. Do đó, việc tắm rửa, sinh hoạt hằng ngày trong chừng mực có thể thì giữ được như bình thường là tốt nhất.
Người bệnh vẫn phải đảm bảo được vệ sinh cá nhân, nếu thấy trong người ổn có thể tắm. Khi tắm cần lưu ý tránh bị lạnh, tắm trong thời gian ngắn, bằng nước ấm, tránh bị gió lùa, tránh lạnh đột ngột, tránh sốc nhiệt không tốt. Cũng không nên thấy khó chịu mà tắm suốt. Phải lắng nghe cơ thể để tắm thời điểm phù hợp.
“Người bệnh, không nên tắm quá tối muộn, nơi gió lùa, không nên tắm quá lâu, quá lạnh, duy trì việc đánh răng sau khi ăn, súc họng, nhỏ nước mũi… tất cả những thứ đó giúp cơ thể thoải mái hơn, tránh bội nhiễm như nhiễm trùng trên da, răng miệng, họng. Nếu bị thì rất nguy hiểm trong hoàn cảnh đang bị COVID-19” – bác sĩ Hải cho biết.
Trong khi đó, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, từ trước đến nay nuôi con thế nào thì nuôi như vậy. Trước đến nay chăm đứa trẻ ốm như thế nào ta cũng chăm như vậy, chứ đừng vì COVID-19 mà chăm thái quá lên, đôi khi không tốt cho các cháu. Việc nhiều người quảng cáo thực phẩm, lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân khi mắc COVID-19 để bán hàng đang gây tâm lý không tốt cho các bố, các mẹ.
Như vậy, qua trao đổi với các chuyên gia thì người mắc COVID-19 không nên quá lo lắng về hậu COVID-19. Nếu đã bị triệu chứng nhẹ khi mắc COVID-19 thì hậu COVID-19 cũng nhẹ.
Tái nhiễm COVID-19 gây ra do các biến thể đột biếnHiện nay, có nhiều trường hợp mắc COVID-19 rồi nhưng tái nhiễm lại chỉ sau 1 tháng. Trước vấn đề này, theo bác sĩ Hoàng Bùi Hải thì 2 tháng qua ở nước ta có song song hai chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh. Thời gian đầu là do biến chủng Delta chiếm ưu thế, sau đó là biến chủng Omicron. Nếu ban đầu nhiễm Delta thì sau đó có thể bị tái nhiễm Omicron. Ngay trong chủng Omicron cũng có thể tái nhiễm lại vì có các đột biến khác nhau. Do đó, người nhiễm rồi không chủ quan sẽ không bị nhiễm lại mà cần tuân thủ 5K để giảm bị tái nhiễm.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là cơ sở đầu tiên tại miền Tây Nam Bộ thí điểm mô hình xử lý nước lợ thành nước sạch, mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.
(CLO) Sáng 17/11, Chi Cục thú y vùng V (Cục Thú Y) vừa phát hành thông báo số 1793/TYV5-TH về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nhận từ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
(CLO) Đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh cho một số bệnh viện gồm 5 bệnh viện hạng đặc biệt và khoảng 10 bệnh viện hạng nhất theo mức lương cơ sở mới.
(CLO) Mới đây (ngày 14/11/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.