Cuộc chiến tại Ukraine có thể diễn ra như thế nào?

Thứ ba, 25/01/2022 20:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những diễn biến mới nhất cho thấy, Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Đây sẽ không chỉ là một cuộc xung đột cục bộ, mà có thể trở thành cuộc chiến tranh tại châu Âu, giữa Nga và NATO. Vậy một cuộc tiến công trước tiên của Nga vào Ukraine có thể sẽ bắt đầu như thế nào?

Tấn công hay không tấn công?

Sau khi các cuộc đàm phán về Ukraine giữa Nga và phương Tây thất bại, các bên đã gấp rút triển khai quân đội, khí tài và cả những vũ khí hạng nặng đến các điểm nóng. Nga đã mô tả tình hình ở Ukraine là "không thể chịu đựng được" và là "vấn đề sống chết". Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã dự đoán Điện Kremlin “sẽ đưa quân sang” Ukraine. Các quốc gia phương Tây cũng đã lường trước được cuộc chiến sẽ xảy ra khi lần lượt sơ tán các nhân viên sứ quan và gia đình của họ rời khỏi Kiev.

cuoc chien tai ukraine co the dien ra nhu the nao hinh 1

Quân đội Nga đang áp sát biên giới Ukraine

Sự bế tắc xảy ra khi Tổng thống Nga, Vladimir Putin, nhấn mạnh rằng cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine "giống như một cuộc diệt chủng". Nga khẳng định họ đã sẵn sàng triển khai các phương tiện “quân sự-kỹ thuật” để theo đuổi mục tiêu của mình.

Sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tài trợ cho các phong trào ly khai ở Donbas, Nga đang trực tiếp đe dọa một cuộc xâm chiếm thứ ba vào lãnh thổ của Ukraine. Nước này đưa hàng trăm nghìn quân lính và các vũ khí hạng nặng, như xe tăng, pháo và cả tên lửa áp sát biên giới Ukraine, cũng như triển khai cả quân sang Belarus để chuẩn bị cho một mũi tấn công khác.

Ngoài Ukraine, Nga đang gây sức ép lên NATO và EU, đồng thời cố gắng thay đổi trật tự quốc tế. Liệu Moscow đang chỉ gây sức ép, đe dọa hay thực sự muốn tiến hành một hành động quân sự chống lại Ukraine? Nếu vậy, cơ hội để Kiev có thể kháng cự lại người hàng xóm khổng lồ của mình sẽ như thế nào?

Tất nhiên, không phải đến bây giờ Ukraine mới nhận thấy nguy cơ bị Nga tấn công, về cả khía cạnh chính trị lẫn quân sự. Nga từng tiến hành một chiến dịch tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông tiếng Nga nhằm gây bất ổn ở Ukraine trong suốt 8 năm qua, tức kể từ sau khi sáp nhập Crimea và hậu thuẫn cho lực lượng ly khai ở Donbas.

Việc Nga đưa quân đến biên giới Ukraine chỉ là một phương án B, sau khi nỗ lực tấn công chính trị và ngoại giao của họ không đạt được mục đích. Quyết tâm của Nga càng lớn hơn và thậm chí có thể nói không thể dừng được nữa khi Ukraine lên kế hoạch gia nhập NATO. Một khi điều này xảy ra, Ukraine xem như vĩnh viễn thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Nga. Giấc mơ khôi phục lại không gian Xô Viết cũ mà Tổng thống Putin ấp ủ xem như chấm dứt.

Nếu chiến tranh nổ ra

Cho tới thời điểm hiện tại, Nga có thể nói đã chuẩn bị xong mọi nguồn lực quân sự để tấn công vào Ukraine bất cứ lúc nào. Đơn giản, các hoạt động triển khai quân đội và khí tài của họ đã diễn ra trong nhiều tháng qua. Nga được cho rằng đang đóng khoảng 100.000 quân gần biên giới với Ukraine, song có thể huy động thêm quân lực bất cứ lúc nào.

Theo giới quan sát và các chuyên gia quân sự, Nga cũng đã vạch sẵn các kế hoạch tấn công Ukraine từ nhiều hướng. Hay nói cách khác họ sẽ dễ dàng thực hiện việc đưa quân sang Ukraine từ nhiều hướng, đơn giản quân đội và vũ khí ở các hướng đều đã ở tình trạng sẵn sàng.

cuoc chien tai ukraine co the dien ra nhu the nao hinh 2

Các mũi tấn công mà Nga có thể tiến hành vào Ukraine

Phía đông: Nga có thể dễ dàng tiến hành một chiến dịch quy mô lớn từ tỉnh phía đông Donbas, nơi nước này đang hỗ trợ lực lượng ly khai địa phương. Phần chính của việc xây dựng quân đội của Nga là ở khu vực này. Vấn đề chỉ là 2 thành phố chính mà Nga có thể chiếm giữ thông qua mũi tấn công này, Kharkiv và Dnipro, lại rất đông dân cư, nên sẽ rất khó chiếm đóng, bởi có thể vấp phải kháng cự từ các lực lượng kháng chiến địa phương.

Phía Nam: Các vùng lãnh thổ trên Biển Đen sẽ là mục tiêu hấp dẫn đối với chiến lược gia Nga. Việc chiếm giữ khu vực này sẽ cắt đứt đường tiếp cận biển của Ukraine và kết nối các lực lượng Nga từ Donbas tới Transnistria - một khu vực do Nga chiếm đóng ở Moldova, phía tây Ukraine.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng các tuyến phòng thủ ven biển ở phía tây của Ukraine là khá yếu ớt. Nhưng Nga cần phải chiếm thành phố Marioupol ở phía đông và Odessa ở phía tây, nơi mà người dân rất có thể sẽ kiên cường chống lại khi quân đội của Nga tiến vào đây.

Phía Bắc: Kiev, thủ đô của Ukraine, cách biên giới với Belarus chưa đầy 100km, nơi Nga có quân đội đang tiến hành các cuộc tập trận chung với nước này. Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko -  người nắm giữ quyền lực nhờ sự hỗ trợ của Moscow - gần đây đã tuyên bố rằng đất nước của ông "sẽ không đứng sang một bên nếu chiến tranh nổ ra".

Phía Tây: Có lẽ đây là hướng tấn công ít xảy ra nhất nếu như Nga muốn xâm chiếm Ukraine, nhưng cũng không thể loại trừ. Lầu Năm Góc gần đây đã chỉ ra những lo ngại về hoạt động cắm cờ giả của Điện Kremlin tại Transnistria - một khu vực nói tiếng Nga tại Moldova, nơi Moscow đã đóng quân kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Ukraine có đủ sức kháng cự?

Trong 8 năm qua, Ukraine đã chiến đấu ở phía đông đất nước, tăng cường quân đội và chuẩn bị lực lượng dân quân đông đảo để phòng chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, họ khó có thể kháng cự lâu hơn một tuần nếu không có sự trợ giúp của các đồng minh phương Tây.

Nhưng một khi có sự hỗ trợ từ phương Tây, cụ thể là NATO, thì Ukraine vẫn có thể cầm cự được. Hệ thống phòng không của Ukraine trước đây khá yếu, nhưng giờ đã được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, chẳng hạn như máy bay không người lái rất mạnh mẽ do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, tên lửa chống tăng do Mỹ và Anh cung cấp. Ukraine cũng đã phát triển tên lửa của riêng mình, loại tên lửa này đang chứng tỏ hiệu quả trên thực địa.

cuoc chien tai ukraine co the dien ra nhu the nao hinh 3

Phụ nữ Ukraine đã sẵn sàng đứng lên cầm súng

Cũng như quân đội chính quy của mình, Ukraine có lực lượng vệ binh quốc gia, một lực lượng cảnh sát quốc gia có vũ trang. Được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư đáng kể và vũ khí tiên tiến, lực lượng đặc nhiệm này có thể hoạt động như một hậu phương chống lại lính dù hoặc các lực lượng đặc biệt xâm nhập.

Trong khi đó, các tiểu đoàn phòng thủ của Ukraine hiện trải dài trên toàn lãnh thổ, tuân theo Đạo luật Kháng chiến Quốc gia có hiệu lực vào tháng này. Đây là những đơn vị dân sự, được quân đội huấn luyện chiến thuật du kích chống lại lực lượng chiếm đóng.

Người dân Ukraine cũng đã được vận động ủng hộ quân đội kể từ khi Crimea bị chiếm đóng và cuộc chiến nổ ra ở Donbas. Theo một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 12 năm 2021 bởi Viện Xã hội học Quốc tế Kiev, 58% đàn ông Ukraine và gần 13% phụ nữ tuyên bố rằng họ sẵn sàng cầm vũ khí.

Ngoài ra, 17% đàn ông và 25% phụ nữ trong phần còn lại cho biết họ sẽ chống lại quân xâm lược bằng cách khác. Theo chiến lược kinh điển của chiến tranh phi đối xứng, sự phản kháng của người dân Ukraine sẽ trở thành một lực lượng gây ra nhiều sự khó chịu đối với phía Nga nếu họ thực sự muốn thôn tính Ukraine.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế