Cuộc chiến thuế quan: Căng thẳng ngay từ những ngày đầu của 'kỷ nguyên Trump 2.0'

Thứ tư, 05/02/2025 17:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, các nước này lập tức có động thái đáp trả. Điều này cho thấy cuộc chiến thuế quan đang bước vào giai đoạn căng thẳng ngay từ những ngày đầu của chính quyền Trump 2.0.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố quyết định áp thuế 25% đối với 155 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Mỹ; trong đó, thuế quan đối với hàng hóa trị giá 30 tỷ USD sẽ được áp dụng vào ngày 4/2, và đối với các sản phẩm trị giá 125 tỷ USD khác dự kiến sẽ được áp dụng trong 21 ngày tới, “để các công ty và chuỗi cung ứng của Canada tìm kiếm các giải pháp thay thế”. Theo thông tin từ Chính phủ Canada, các hạn chế sẽ áp dụng đối với xe điện, xe tải, xe buýt, thép, sản phẩm nhôm, một số loại trái cây và rau quả, sản phẩm hàng không vũ trụ, sản phẩm từ sữa, thịt lợn và thịt bò.

Mexico cũng tuyên bố sẽ trả đũa sau động thái thuế quan của Chính quyền Tổng thống Donald Trump, mặc dù thông tin chi tiết về kế hoạch trả đũa vẫn chưa được tiết lộ. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum chỉ trích thuế quan của ông Trump, đồng thời cho biết bà đã chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Kinh tế nước này “thực hiện Kế hoạch B, bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ lợi ích của Mexico”.

cuoc chien thue quan cang thang ngay tu nhung ngay dau cua ky nguyen trump 20 hinh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Nhà Trắng

Bộ Thương mại Trung Quốc đe dọa sẽ đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, điều này khó có thể thay đổi lập trường của Tổng thống Donald Trump, vì Mỹ đã ngăn chặn hoạt động của cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại của WTO (Hội đồng Phúc thẩm) kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama (2009-2017) bằng cách tẩy chay việc xác nhận thẩm phán. Nghĩa là trên thực tế, cơ quan này không hoạt động.

Thuế quan - “con bài” mặc cả của Mỹ

Tổng thống Donald Trump đã sử dụng Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 (IEEPA) để áp mức thuế quan mới, đánh dấu lần đầu tiên luật này được sử dụng để áp thuế đối với các quốc gia. Trên mạng xã hội X, ông Trump nhấn mạnh, các khoản thuế quan được áp dụng là “vì mối đe dọa lớn từ nhập cư bất hợp pháp và các loại thuốc gây chết người đang hủy hoại công dân của chúng tôi, bao gồm cả fentanyl”.

Hoạt động thương mại hằng năm giữa Mỹ với Canada, Mexico và Trung Quốc đạt khoảng 1.600 tỷ USD. Chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ sử dụng các mức thuế quan như một “con bài” mặc cả và là công cụ để tạo ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại, cụ thể là liên quan đến các vấn đề nhập cư và buôn bán ma túy.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết để bảo vệ lợi ích và quyền của mình. Phía Trung Quốc gọi cuộc thảo luận về fentanyl là “cái cớ” để đưa ra các biện pháp hạn chế và nhấn mạnh rằng vấn đề fentanyl là vấn đề của Mỹ.

Đối với những người nhập cư bất hợp pháp, theo dữ liệu từ chính quyền Mỹ, dòng người nhập cư chủ yếu đến từ Mexico, trong khi đó vẫn ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng biên giới Mỹ-Canada để xâm nhập vào Mỹ từ phía bắc. Theo Viện Chính sách di cư Mỹ, có khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở nước này (song con số thực tế có thể cao hơn).

Theo Vladimir Vasiliev, chuyên gia Viện Mỹ và Canada, Viện Hàn lâm khoa học Nga, nhận định, ngoài việc muốn gây áp lực lên Mexico và Canada thông qua thuế quan để mặc cả trong vấn đề di cư và đàm phán định dạng lại thỏa thuận USMCA theo hướng có lợi, Tổng thống Donald Trump muốn thúc đẩy lợi ích chính trị trong nước.

Ưu tiên hàng đầu của ông Trump là giảm thuế doanh nghiệp, tuy nhiên điều này có thể khiến ông đứng trước nhiều chỉ trích bởi nó sẽ làm tăng lỗ hổng ngân sách quốc gia. Và do đó, theo Tổng thống Trump, chính sách thuế quan khắc nghiệt đối với Mexico, Canada và Trung Quốc ít nhất sẽ giúp hạ nhiệt tình hình.

Được biết, Tổng thống Donald Trump có kế hoạch gia hạn luật thuế năm 2017, trong đó đặc biệt giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 21% và nhìn chung giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho người dân. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump hứa sẽ cắt giảm thuế doanh nghiệp xuống còn 15% cho các công ty sản xuất tại Mỹ.

Theo Văn phòng Ngân sách quốc hội, chỉ việc gia hạn luật năm 2017 cũng có thể làm tăng thâm hụt ngân sách thêm 4,9 nghìn tỷ USD trong 10 năm. Theo CBS News ước tính, việc áp dụng mức thuế cơ bản chung là 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp nền kinh tế Mỹ tăng thêm 1,9 nghìn tỷ USD trong cùng 10 năm.

Hệ quả khó lường

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã áp thuế đối với Canada và Mexico, nhưng các hạn chế này chỉ ảnh hưởng đến từng mặt hàng riêng lẻ chứ không phải tất cả hàng hóa từ các quốc gia đó. Ngoài ra, một số hạn chế nhất định cũng được chính quyền Mỹ áp đặt đối với các nước châu Âu. Với Trung Quốc, giai đoạn 2018-2020, giữa hai cường quốc đã xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại, áp đặt thuế quan lẫn nhau.

Đến giữa tháng 1 năm 2020, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về thỏa thuận thương mại giai đoạn một được coi là bước ổn định quan hệ song phương, nhưng việc thực hiện thỏa thuận này gần như bất khả thi sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, áp lực thuế quan đối với Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Chính sách thuế quan khắc nghiệt của Tổng thống Donald Trump không nhận được sự ủng hộ của giới chức nước này. Tờ The Wall Street Journal (thuộc sở hữu của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch) đã chỉ trích mức thuế quan hiện tại, gọi đây là “cuộc chiến thương mại ngu ngốc nhất trong lịch sử”. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Pauk cũng lên tiếng phản đổi mức thuế quan này, cho rằng chúng chỉ làm tăng giá cả.

Tờ Vedomosti dẫn nhận định của Andrei Kochetkov, một chuyên gia về đầu tư cho rằng, thuế quan có thể hữu ích nếu chúng làm tăng hiệu quả của nền kinh tế trong nước, nhưng mức thuế 25% đối với Canada và Mexico có vẻ như là một đòn giáng mạnh vào chính các nhà sản xuất Mỹ, những người sẽ phải chịu áp lực vì chi phí đầu vào tăng, sản xuất gặp khó khăn.

Người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ khó tránh khỏi bị tác động ảnh hưởng: việc đánh thuế hàng hóa Trung Quốc, hiện đang chịu mức thuế 10%, sẽ đẩy giá hàng hóa tăng cao, đặc biệt ảnh hưởng đối với người dân có nhu nhập thấp và trung bình. Theo chuyên gia Andrei Kochetkov, quốc tế có thể một lần nữa chứng kiến lạm phát leo thang, chi phí tín dụng tăng và nguy cơ đình lạm đối với nền kinh tế Mỹ.

Trong khi đó, Alexander Daniltsev, Giám đốc Viện Chính sách thương mại tại Trường Kinh tế cao cấp Moscow, cho biết quyết định của Tổng thống Donald Trump có thể làm gián đoạn các hoạt động giao thương, làm phức tạp quan hệ giữa Mỹ và các nước. Thuế quan sẽ làm gián đoạn hoạt động cung ứng hiện nay, đặc biệt với Mexico và Canada, nơi tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng có thể xảy ra ở biên giới hai nước. Kết quả sẽ là sự đổ vỡ trong chuỗi sản xuất, mối liên kết hợp tác, cũng như kéo theo các vụ kiện tụng, trả đũa thuế quan sau này.

Hùng Anh

Tin mới

Đảng bộ Chính phủ cần tích cực tổng kết thực tiễn, góp phần bổ sung, phát triển lý luận của Đảng

Đảng bộ Chính phủ cần tích cực tổng kết thực tiễn, góp phần bổ sung, phát triển lý luận của Đảng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Đảng bộ Chính phủ cần tích cực tổng kết thực tiễn, góp phần bổ sung, phát triển lý luận của Đảng ta. Quyết tâm xây dựng Đảng bộ Chính phủ trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa".

Tin tức
Bộ Nội vụ: Tiền trả cho cán bộ tinh giản thấp hơn tiền lương công tác 5 năm

Bộ Nội vụ: Tiền trả cho cán bộ tinh giản thấp hơn tiền lương công tác 5 năm

(CLO) Ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả với trường hợp thôi việc do tinh giản bộ máy thấp hơn số tiền trả lương, khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.

Tin tức
Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục sự cố sạt, lở bờ kênh

Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục sự cố sạt, lở bờ kênh

(CLO) Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra thực tế hiện trường, đánh giá nguyên nhân và triển khai các giải pháp khắc phục sự cố sạt, lở bờ kênh sông Mơ thuộc hệ thống kênh Nhà Lê tại xã Đông Nam (TP Thanh Hóa).

Đời sống
Thanh Hoá: Nghi phạm ra tay sát hại vợ vì ghen

Thanh Hoá: Nghi phạm ra tay sát hại vợ vì ghen

(CLO) Bước đầu, theo lời khai của đối tượng, do nghi ngờ, ghen tuông vợ ở nhà có quan hệ với người đàn ông khác nên Nhựa đã ra tay sát hại vợ tại nhà bố vợ là ông Đ.V.H ở thôn Bắc Bằng 1, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa rồi bỏ trốn.

Đời sống
Hà Nội: Độc đáo 'kiệu bay' được tổ chức 5 năm một lần ở làng Phú Đô

Hà Nội: Độc đáo 'kiệu bay' được tổ chức 5 năm một lần ở làng Phú Đô

(CLO) Được tổ chức 5 năm một lần, “kiệu bay” đang là lễ hội nổi bật và đặc sắc nhất của làng Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống
Thông tin mới nhất về trường hợp bệnh nhân mắc cúm A phải đặt máy thở nhân tạo

Thông tin mới nhất về trường hợp bệnh nhân mắc cúm A phải đặt máy thở nhân tạo

(CLO) Theo thông tin từ bác sĩ, các trường hợp mắc cúm A chuyển biến nặng đều là người mang bệnh nền, có tiền sử về bệnh lý phổi hoặc hút thuốc lá lâu năm.

Sức khỏe
Thực hiện nghị định 168, người dân chấp hành quy định ngay cả khi không có Cảnh sát giao thông

Thực hiện nghị định 168, người dân chấp hành quy định ngay cả khi không có Cảnh sát giao thông

(CLO) Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - người phát ngôn Bộ Công an, sau hơn một tháng triển khai Nghị định số 168, ý thức và hành vi tham gia giao thông chuyển biến rất tích cực, người dân nghiêm túc chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông ngay cả khi không có Cảnh sát giao thông.

Tin tức
TP HCM: Gần 1.300 tỷ đồng chăm lo cho hơn 1,3 triệu người dân dịp Tết

TP HCM: Gần 1.300 tỷ đồng chăm lo cho hơn 1,3 triệu người dân dịp Tết

(CLO) Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP HCM chăm lo cho 1.331.521 người dân, với tổng kinh phí hơn 1.295 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm ngoái.

Đời sống
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo 'nóng' nhiều nội dung để 'hồi sinh' sông Tô Lịch

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo 'nóng' nhiều nội dung để 'hồi sinh' sông Tô Lịch

(CLO) Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 40/TB-VPUB ngày 05/2/2025 về kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.

Tin tức
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện hơn 650 tỷ đồng tại phía Nam

Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện hơn 650 tỷ đồng tại phía Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 chấp thuận Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đầu tư Dự án “Cải tạo đường dây 220kV Châu Đốc - Kiên Bình 1 mạch thành 2 mạch”. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 653 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đóng điện trong năm 2027.

Tin tức
Nóng 18h: Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng “chiến tranh thương mại” thế giới

Nóng 18h: Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng “chiến tranh thương mại” thế giới

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng “chiến tranh thương mại” thế giới; Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ tăng 7,6%; Cháy lớn tại công ty giấy ở Bắc Ninh…

Bản tin nóng 18h
Bộ Quốc phòng công bố Quyết định sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật

Bộ Quốc phòng công bố Quyết định sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật

(CLO) Ngày 5/2, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố Quyết định sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Tin tức
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn

(CLO) Nhân dịp đầu xuân năm mới và dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới chúc Tết và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Tin tức
Google Maps cho Android thêm tính năng tùy chỉnh biểu tượng xe hơi

Google Maps cho Android thêm tính năng tùy chỉnh biểu tượng xe hơi

(CLO) Google Maps cho Android cập nhật tính năng tùy chỉnh biểu tượng xe hơi, cho phép người dùng chọn kiểu xe và màu sắc theo sở thích, mang lại trải nghiệm cá nhân hóa khi điều hướng.

Sức sống số
Meta ra mắt tính năng chia sẻ nguồn cấp dữ liệu tùy chỉnh trên Threads

Meta ra mắt tính năng chia sẻ nguồn cấp dữ liệu tùy chỉnh trên Threads

(CLO) Meta ra mắt tính năng chia sẻ nguồn cấp dữ liệu tùy chỉnh trên Threads, giúp người dùng dễ dàng chia sẻ và khám phá nội dung yêu thích, kết nối cộng đồng tốt hơn.

Sức sống số
Cháy lớn tại cơ sở sản xuất cồn xã Song Phương

Cháy lớn tại cơ sở sản xuất cồn xã Song Phương

(CLO) Vào khoảng 15h10, đám cháy lớn bất ngờ bùng lên ở cơ sở sản xuất cồn Gia Phát thuộc xã Song Phương. Ngay sau đó, ngọn lửa nhanh chóng lan sang hai khu xưởng bên cạnh.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn ở Mỹ do thuế quan mới: Từ thực phẩm, nhiên liệu đến đồ điện tử

Hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn ở Mỹ do thuế quan mới: Từ thực phẩm, nhiên liệu đến đồ điện tử

(CLO) Vào thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump đã áp thuế quan cao đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Trung Quốc và Mexico, viện dẫn tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến dòng chảy fentanyl và người nhập cư không có giấy tờ vào nước này.

Tiêu điểm Quốc tế
Bắc Cực đang 'nóng' lên, theo bất cứ nghĩa nào!

Bắc Cực đang 'nóng' lên, theo bất cứ nghĩa nào!

(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.

Tiêu điểm Quốc tế
“Kỷ nguyên Trump 2.0” và những tác động đến trật tự thế giới mới

“Kỷ nguyên Trump 2.0” và những tác động đến trật tự thế giới mới

(NB&CL) Trật tự địa chính trị toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc với sự trỗi dậy của các tập hợp lực lượng mới, có khả năng dịch chuyển cán cân quyền lực. Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ tạo ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đến phần còn lại của thế giới.

Tiêu điểm Quốc tế
Đông Nam Á trong thế giới đa cực: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Đông Nam Á trong thế giới đa cực: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

(NB&CL) Đông Nam Á đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi cơ cấu quyền lực toàn cầu chuyển từ đơn cực sang đa cực, được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trên trường quốc tế, nhưng sự thống trị của quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, dẫn đến một trật tự toàn cầu ngày càng phân mảnh và cạnh tranh hơn.

Tiêu điểm Quốc tế
BRICS: “Kiến ​​trúc sư” chính cho một trật tự thế giới mới?

BRICS: “Kiến ​​trúc sư” chính cho một trật tự thế giới mới?

(NB&CL) Trong kỷ nguyên được định hình bởi toàn cầu hóa nhanh chóng và động lực quyền lực thay đổi, khối BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã nổi lên như một thế lực quan trọng trên trường quốc tế. Với số lượng thành viên ngày càng mở rộng, BRICS không còn chỉ là một khối kinh tế mà còn đang trở thành “kiến ​​trúc sư” chính của một trật tự thế giới mới, thách thức sự thống trị lâu đời của các cường quốc phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Những kỳ vọng “hàn gắn” một thế giới nhiều chia rẽ

Những kỳ vọng “hàn gắn” một thế giới nhiều chia rẽ

(NB&CL) Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình. Đây cũng sẽ là năm mà chủ nghĩa đa phương, nền tảng cơ bản của hòa bình quốc tế, được kỳ vọng sẽ phát triển. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, các quốc gia mới có thể chống lại sự chia rẽ và khủng hoảng ngày càng sâu sắc.

Tiêu điểm Quốc tế
“Hiệp ước cho tương lai” - Cột mốc mở đường cho sự thay đổi

“Hiệp ước cho tương lai” - Cột mốc mở đường cho sự thay đổi

(NB&CL) Một trong những kỳ vọng lớn của thế giới khi bước vào năm 2025 chính là hàng chục cam kết trong “Hiệp ước cho tương lai” - văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9/2024. Nó được kỳ vọng sẽ chuyển hóa thành hành động mạnh mẽ, tạo ra bước đột phá cho chủ nghĩa đa phương và hòa bình chung của thế giới.

Tiêu điểm Quốc tế
Hãy là đa phương để cùng nhau phát triển!

Hãy là đa phương để cùng nhau phát triển!

(NB&CL) Thế giới tất nhiên không thay đổi chỉ sau một đêm. Xu hướng đa cực, đa phương là một quá trình dài và là sự kết nối của nhiều mắt xích. Tuy nhiên, đến lúc này, cục diện mới đó của thế giới đang dần hình thành. Nó được xem là nằm trong dòng chảy của lịch sử, phản ánh quy luật khách quan và nhu cầu của nhân loại.

Tiêu điểm Quốc tế
Chân dung tỷ phú bất động sản giúp hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Chân dung tỷ phú bất động sản giúp hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Đằng sau thỏa thuận ngừng bắn mà Israel và Hamas đạt được cuối tuần qua có dấu ấn của một nhân vật đặc biệt. Đó là Steve Witkoff, tỷ phú bất động sản người Mỹ được Tổng thống Donald Trump cử tới Trung Đông để phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán.

Tiêu điểm Quốc tế