(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Trong 2-3 năm trở lại đây, xu hướng phi đô la hóa phát triển mạnh mẽ trong kinh tế thế giới, khi các quốc gia đang dần loại bỏ đồng đô la trong thanh toán ngoại thương, thay thế bằng đồng tiền quốc gia và cố gắng xây dựng một cơ cấu thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế.
Đặc biệt, điều này đang xảy ra trong khối các nước BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Trong tương lai, các nước thành viên BRICS sẽ hướng đến thiết lập một loại tiền tệ duy nhất, nhằm đơn giản hóa đáng kể sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên.
Mỹ lo mất sự thống trị của đồng USD
Rõ ràng đây là điều mà Mỹ không hề mong muốn và đang cố gắng chống lại sự xuất hiện của các công cụ có thể hạn chế sự thống trị vô điều kiện của đồng USD, vốn là đặc điểm của kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây.
Việc Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ có thể đánh dấu một sự chuyển dịch quan trọng trong chính sách thương mại của Mỹ, với những biện pháp thuế quan khắc nghiệt và chính sách bảo hộ thương mại.
Chiến lược của "chính quyền Trump 1.0" tập trung vào việc giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước thông qua một loạt biện pháp thuế quan về quy chế giám sát. Trọng tâm trong phương pháp tiếp cận này là sử dụng thuế quan theo các Mục 301 và Mục 232 của Đạo luật Thương mại, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.
Đến nhiệm kỳ thứ 2, ông Trump không ngần ngại “gây chiến” với BRICS, tuyên bố có thể áp dụng mức thuế 100% đối với thương mại với các nước BRICS nếu họ thúc đẩy việc sử dụng một loại tiền tệ duy nhất.
Các quốc gia thành viên BRICS, rõ ràng là không mong muốn và sẵn sàng cho các bước leo thang mới, song với tiềm lực kinh tế như hiện nay, BRICS có thể thách thức sự lãnh đạo của Mỹ và sự thống trị của đồng đô la trong kinh tế thế giới.
Dự án đồng tiền chung BRICS sẽ rất thú vị và nếu được cụ thể hóa, nó sẽ dẫn đến giảm nhu cầu toàn cầu đối với đồng đô la. Xét ở góc độ này, Tổng thống đắc cử Trump, đề xuất mức thuế “hà khắc”, có thể là điều dễ hiểu để bảo vệ Mỹ và củng cố vị thế cho đồng đô la.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, chủ nghĩa bảo hộ thương mại như vậy sẽ chỉ tạo ra sự chia rẽ trong hệ thống thương mại quốc tế thành các khối khu vực và làm tăng thêm mong muốn của các quốc gia BRICS, nếu không muốn đưa ra một hệ thống thương mại, tiền tệ duy nhất, thì cũng sẽ là sự từ chối rõ ràng, công khai hơn đối với đồng đô la, sử dụng đồng tiền quốc gia của mình trong thanh toán quốc tế.
BRICS sẽ giúp thế giới không còn phụ thuộc vào USD?
Mặc dù chưa có một loại tiền tệ duy nhất, song hiện nay thanh toán đang được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia của các nước BRICS, trong khi Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) hoạt động như một nền tảng để tích hợp, chuyển đổi và thanh toán bù trừ.
Khi BRICS tiếp tục thách thức sự thống trị của đồng đô la trên thị trường toàn cầu, việc tạo ra hệ thống thanh toán đã trở thành ưu tiên hàng đầu của khối thời gian qua. Điều này cho phép các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam bán cầu, giảm bớt phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng tiền tện quốc gia của riêng họ để thanh toán thương mại.
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Trump muốn đồng đô la vẫn là đồng tiền dự trữ quan trọng của thế giới, là công cụ chính để thanh toán ngoại thương. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta đều thấy mức thâm hụt thương mại của Mỹ là rất lớn, và sẽ rất khó có thể đồng thời giảm mức thâm hụt này và tăng cường sự thống trị của đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu.
Niềm tin vào đồng đô la, về cơ bản được coi là tài sản quan trọng của Mỹ, rõ ràng đang suy giảm. Đặc biệt, điều này xảy ra do mức nợ công cao khổng lồ của Mỹ, cũng như việc sử dụng đồng đô la như một công cụ trừng phạt tài chính mạnh mẽ đối với các quốc gia khác. Kết quả là, vị trí đặc quyền của đồng đô la trong hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu ngày càng bị đặt dấu hỏi.
Sức mạnh đô la Mỹ đang suy giảm
Đồng đô la mạnh từ lâu đã góp phần mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là trong những năm 1990, thu hút đầu tư nước ngoài lớn, khiến các khoản vay trong nước trở nên rẻ hơn và nói chung, làm tăng sức mua, chi tiêu của các công ty và hộ gia đình.
Tuy nhiên, tình hình bắt đầu xấu đi vào những năm 2000, khi Mỹ mở rộng mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các nước đối thủ cạnh tranh. Tỷ trọng đồng đô la trong dự trữ của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã giảm từ 73% xuống còn 59%.
Theo Vladimir Stroev, Hiệu trưởng Trường Đại học Quản lý Nhà nước (Nga) cho rằng, cách tiếp cận bất thường và cứng rắn của chính quyền sắp tới của ông Trump sẽ khiến cấu trúc trước đây của hệ thống tiền tệ toàn cầu sụp đổ với tốc độ nhanh hơn dự kiến ban đầu.
Thực tế, có nhiều dự đoán trước đây về sự sụp đổ của đồng đô la, nhưng đều đã không xảy ra. Theo đó, khoảng 70% khoản nợ của thế giới được tính bằng đồng đô la và trong các giao dịch ngoại hối quốc tế, tỷ trọng của đồng đô là là 90%. Dầu và nhiều loại nguyên liệu thô tiếp tục được giao dịch bằng đồng tiền của Mỹ. Đồng đô la vẫn là loại tiền tệ được giao dịch tự do và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, chuyên gia người Nga nhận định rằng, sự can thiệp của Tổng thống Donald Trump vào thương mại quốc tế có thể dẫn đến biến động mạnh trên thị trường tiền tệ và những cuộc khủng hoảng mới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia phụ thuộc vào đồng đô la.
Tất nhiên, vị trí của loại tiền tệ này trong nền kinh tế toàn câu không còn như cách đây vài thập kỷ. Song cách tiếp cận hiện tại của ông Trump là một lời nhắc nhở khác về tác động tiêu cực mà chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể gây ra đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.
(CLO) 3 di sản được vinh danh bao gồm: Lễ hội rằm tháng Ba huyện Minh Hóa (thuộc loại hình lễ hội truyền thống), Hát tuồng bội xã Hưng Trạch (Bố Trạch) và Hát sắc bùa huyện Minh Hóa và TP. Đồng Hới (thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian).
(CLO) Deepfake đang trở thành công cụ nguy hiểm trong các âm mưu tống tiền trực tuyến. Mới đây, hơn 100 công chức Singapore, bao gồm các bộ trưởng, đã bị tống tiền qua email với video deepfake yêu cầu tiền chuộc. Các vụ việc này làm nổi bật mối đe dọa ngày càng gia tăng từ AI, không chỉ đối với chính trị gia mà còn với tất cả mọi người.
(CLO) Nga cáo buộc lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công một chiếc xe của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc vào ngày 10/12, và cho rằng có thể có người đã thiệt mạng trong vụ việc.
(CLO) Chiều 11/12, trả lời chất vấn về lĩnh vực đô thị tại phiên họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho rằng, tách được toàn bộ nguồn thải và bổ cập nước là giải pháp căn cơ để làm sạch các dòng sông ở nội thành Hà Nội.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: ADB dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam đạt 6,6%; Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát động toàn thành phố xử lý rác thải, nước thải; TPHCM chi 15,7 tỉ đồng miễn phí vé Metro số 1 trong 30 ngày…
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các Trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh.
(CLO) Cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện cuộc đột kích Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 11/12. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã có hành động tự tử, nhưng bất thành.
(CLO) Khoảng 3-5 tấn cá chim nuôi trong hồ của một hộ dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt, ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Hiện chủ hồ đi thuyền và sử dụng các vật dụng vớt, thu gom số lượng cá chim chết trắng nổi trên hồ để đưa đi xử lý, phòng tránh ô nhiễm môi trường
(CLO) Ngày 10/12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ bắt đầu ngay vào "vào mùa đông này", khi Ba Lan chuẩn bị đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1 tới.
(CLO) Ngày 11/12, lãnh đạo UBND phường Mỹ Xá (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy lớn ở khu vực Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ, vận chuyển phát nhanh Thái Tuấn (tại đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá).
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Các cuộc ném bom đã xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp Syria khi các bên liên quan ở Trung Đông cố gắng bảo vệ lợi ích của họ sau khi phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
(CLO) Sau gần 14 năm nội chiến dai dẳng, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bất ngờ sụp đổ chỉ sau cuộc tấn công 11 ngày của quân nổi dậy. Vì đâu lại có kết cục gây sốc như vậy?
(CLO) Những sự mỉa mai và thiếu cảm thông mới là phản ứng chung của công chúng Mỹ sau vụ sát hại CEO công ty bảo hiểm y tế lớn nhất nước Mỹ - UnitedHealthcare, chứ không phải sự thương cảm. Vì sao sự kiện bi thảm này lại nhận về phản ứng tiêu cực như vậy?
(CLO) Silva, họ hoặc tên của khoảng 5 triệu người Brazil, từ lâu đã được xem như di sản của một chương đen tối trong thời kỳ thuộc địa. Nhưng giờ đây, nhiều người đang nhìn nhận cái tên Silva của mình theo những cách mới.
(CLO) Ngoài nhóm Hayat Tahrir al-Sham và Quân đội Syria Tự do, chiến sự tại Syria thời gian gần đây cũng chứng kiến sự tham gia của Quân đội quốc gia Syria (SNA), vốn được xem là nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy vừa tuyên bố mỗi người Ukraine sẽ được hỗ trợ khoảng 24 USD trong mùa đông năm nay, một khoản tiền nhỏ cho những tính toán lớn của ông trong thời gian tới.
(CLO) Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol tuyên bố áp dụng thiết quân luật ở nước này. Sắc lệnh thiết quân luật cũng liên quan đến việc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc.
(CLO) Từng tuyên thệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al Qaeda, Mohammed Al-Jawlani đã bất ngờ dẫn đầu một lực lượng nổi dậy hùng mạnh tiến đánh và kiểm soát phần lớn thành phố lớn Aleppo của Syria.