Cuộc chiến thương mại làm ‘tổn thương’ hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc

Thứ bảy, 13/06/2020 09:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 buộc chính phủ Trung Quốc phải liên tục đưa ra các biện pháp kích thích hào phóng để giảm bớt gánh nặng đóng góp phúc lợi xã hội của các công ty Trung Quốc. Nhưng điều này dẫn đến nguồn thu cho quỹ lương hưu trở nên ít ỏi hơn.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc - Ảnh Reuters

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc - Ảnh Reuters

Tình hình các quỹ an sinh xã hội

Những báo cáo mới nhất cho thấy, chi phí an sinh xã hội cho năm tài khóa 2020 lần đầu tiên kể từ năm 1998 vượt quá doanh thu, tạo ra báo động đỏ.

Điều này đến vào thời điểm đặc biệt đáng tiếc cho mạng lưới an sinh xã hội của đất nước 1,4 tỷ dân khi một phần lớn ‘thế hệ bùng nổ’ của chính Trung Quốc (những năm 1960) đến tuổi nghỉ hưu vào năm 2022.

Chính phủ Trung Quốc hiện cung cấp 7 loại chương trình an sinh xã hội cho công dân, bao gồm lương hưu, bảo hiểm y tế và bảo hiểm bao gồm thương tích lao động, thất nghiệp hoặc thai sản. Tất cả được thu thập trong một quỹ ủy thác chung, giải ngân các khoản thanh toán cho người thụ hưởng.

Tuy nhiên, doanh thu vào quỹ chung sẽ giảm 4% xuống còn 7,73 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,09 nghìn tỷ USD) theo ngân sách năm 2020 được phê duyệt tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc vào tháng trước, trong khi chi tiêu sẽ tăng 10% lên 8,23 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Việc thâm hụt gần 500 tỷ nhân dân tệ sẽ cắt giảm 5% số dư trong quỹ bảo hiểm xã hội xuống còn 8,9 nghìn tỷ nhân dân tệ vào cuối năm, lần đầu tiên thu hẹp như vậy kể từ khi các số liệu công bố năm 1998.

Dân số già của Trung Quốc khiến các khoản thanh toán quyền lợi tăng đột biến. Nên nhớ, bảo hiểm xã hội bắt nguồn chủ yếu từ các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, cũng như các khoản trợ cấp của chính phủ.

Mặc dù các khoản trợ cấp được dự đoán sẽ tăng 12% lên mức kỷ lục 2,16 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng các khoản đóng góp sẽ giảm 9% xuống còn 5,24 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Chi tiêu cho an sinh xã hội Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua - Ảnh: Nikkei

Chi tiêu cho an sinh xã hội Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua - Ảnh: Nikkei

 

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và 'thế hệ bùng nổ' đến tuổi nghỉ hưu

Việc sụt giảm đóng góp có liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Để giúp các công ty tồn tại trong cuộc chiến về thuế quan căng thẳng với Mỹ, Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2019 đã giảm khung phí bảo hiểm xã hội mà các tập đoàn phải nộp, từ 20% xuống 16% tiền lương của nhân viên. Điều này giúp các công ty tiết kiệm được 425,2 tỷ nhân dân tệ trong các khoản đóng góp phúc lợi xã hội vào năm ngoái.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở đất nước này trong năm nay, các biện pháp tương tự theo cũng được thực hiện. Chính phủ Trung Quốc đã giảm bớt lương hưu và đóng góp thất nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa. Khoảng 500 tỷ nhân dân tệ đã không được kê trong biên lai bảo hiểm xã hội trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 6.

Các biện pháp hỗ trợ dự kiến ​​sẽ hết hạn vào cuối tháng 6, nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố gia hạn đến tháng 12 khi ông đưa ra báo cáo công việc của chính phủ vào trong kỳ họp Quốc hội vào tháng trước.

Một yếu tố cũng khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đau đầu là sự già hóa của dân số Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại. Đất nước này đã trải qua một sự bùng nổ dân số sau năm 1962, năm cuối cùng của chiến dịch Đại nhảy vọt gây ra nạn đói lớn. Thế hệ những người sinh năm đó sẽ đến tuổi nghỉ hưu 60 vào năm 2022.

Hơn 20 triệu người được sinh ra mỗi năm từ năm 1962 đến 1976, một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2010 cho thấy. Điều đó tương đương với việc nghỉ hưu hàng loạt diễn ra không dưới 15 năm, gây ra sự gia tăng về lương hưu và chi trả cho chăm sóc sức khỏe.

Trợ cấp của chính phủ năm nay cho chương trình phúc lợi xã hội sẽ vượt quá 70% chi tiêu quốc phòng. Chi tiêu quyền lợi đang có xu hướng gây áp lực mạnh mẽ với ngân khố quốc gia của Trung Quốc, giống như ở Nhật Bản láng giềng.

Trung Quốc sẽ có khoảng 300 triệu lao động nghỉ hưu trong những năm tới. Điều này sẽ gây áp lực lớn đối với quỹ hưu trí - Ảnh: Reuters

Trung Quốc sẽ có khoảng 300 triệu lao động nghỉ hưu trong những năm tới. Điều này sẽ gây áp lực lớn đối với quỹ hưu trí - Ảnh: Reuters

 

Áp lực và những nguy cơ

Chính phủ trung ương không tiết lộ triển vọng mở rộng cho tài chính bảo hiểm xã hội. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc đã công bố một ước tính đầu tiên về quỹ hưu trí của cư dân thành thị. Theo đó, dự trữ của quỹ hưu trí có thể sẽ chạm đáy vào năm 2035.

Một số chuyên gia đã có ý tưởng tăng tuổi nghỉ hưu nhằm duy trì lực lượng lao động và giảm áp lực đối với quỹ hưu trí. Tuy nhiên, việc những người lớn tuổi ở lại làm việc lâu hơn, những người tìm việc lần đầu sẽ bị gạt khỏi thị trường lao động vốn đã bị tác động quá lớn bởi đại dịch Covid-19.

Trong báo cáo công việc của chính phủ, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính của nhà nước cho bảo hiểm y tế và tăng lương hưu, bất kể liên quan đến ngân sách. Song, đây là bài toán khó, bởi chính phủ sẽ phải điều chỉnh một số mục tiêu.

Số lượng người hưu trí tại Trung Quốc được dự báo sẽ đạt gần 300 triệu trong thời gian tới. Áp lực đối với quỹ hưu trí và vấn đề an sinh xã hội trở thành mối thách thức lớn trong bối cảnh Trung Quốc đang tham vọng vươn mình, khẳng định hình ảnh của nhà lãnh đạo thế giới.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế