Cuộc đua cho ngày “tái sinh”

Thứ năm, 10/06/2021 13:05 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cần ít nhất 9 tháng nữa để thế giới có thể đạt miễn dịch cộng đồng Covid-19 - đó là dự đoán được đưa ra bởi Hãng thông tin tài chính Mỹ Bloomberg.

Tuy nhiên, với nhiều quốc gia, miễn dịch cộng đồng đã là một cuộc đua thực sự mà ở đó, đích đến rất rõ ràng: cuộc sống có thể “tái sinh” sau đại dịch.

Từ sự hồi sinh thần kỳ của New York

“New York sẽ tổ chức sự kiện âm nhạc lớn tại khu Central Park vào tháng 8 tới mừng thành phố “tái sinh” sau đại dịch Covid-19”- đó là tuyên bố của ông Bill De Blasio - Thị trưởng New York trong cuộc họp báo ngày 7/6 vừa qua. Ông Bill De Blasio cho biết lễ hội âm nhạc này nằm trong khuôn khổ tuần lễ các sự kiện đáng nhớ và có một không hai để mừng thành phố New York “tái sinh” sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Ông Bill De Blasio nhấn mạnh tới hai chữ “hồi sinh”, rằng nó đang diễn ra mạnh mẽ ở thành phố này.

bi-16214858978081372078716

Nếu ai đã chứng kiến hơn một năm trước đây, “thành phố của những tòa nhà chọc trời” đã từng chìm trong tâm dịch mới thấy hai chữ “hồi sinh” ý nghĩa đến mức nào. Trước đó, ngay buổi lễ tưởng niệm tổ chức trực tuyến tối 14/3/2021, ông Bill De Blasio đau đớn khi cho biết chỉ tròn một năm, sau ngày 14/3/2020 - ngày đầu tiên thành phố New York ghi nhận trường hợp đầu tiên chết vì Covid-19, số người chết bởi Covid-19 đã tăng vọt lên hơn 30.000 người. Đài Mỹ ABC News thì đưa ra một so sánh nhói lòng: số người chết trong đại dịch Covid-19 tại New York đã nhiều gấp 10 lần so với số người Mỹ chết trong thảm họa 11/9/2001.

Nhưng thần kỳ thay, tới nay, với tốc độ tiêm chủng “thần tốc”, New York đang tràn đầy cơ hội trở lại “phong độ” của “thành phố không ngủ” tưng bừng bậc nhất nước Mỹ. Hiện nay, đã có khoảng 48% cư dân New York, trong đó có hơn 63% người trưởng thành đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19. Tỷ lệ này đã khiến số ca tử vong, ca nhiễm và nhập viện vì Covid-19 tại thành phố này liên tục giảm mạnh trong các tuần gần đây.

Chuyển động đáng mừng này đã khiến chính quyền thành phố bắt đầu có những sự nơi lỏng hạn chế. Đơn cử như bắt đầu từ ngày 19/5, người dân tại thành phố New York đã được tiêm chủng đầy đủ có thể không cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tới nhà hàng, tiệm tạp hóa, phòng tập thể dục. Các cơ sở kinh doanh cũng sẽ được phép hoạt động hết công suất nếu họ đảm bảo tất cả các khách hàng được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Hệ thống tàu điện ngầm cũng sẽ nối lại hoạt động một cách tối đa.

Lệnh giới nghiêm lúc nửa đêm cho quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng cũng được dỡ bỏ vào cuối tháng 5. Các nhà hát được cho là sẽ bắt đầu các buổi biểu diễn trở lại từ tháng 9. Nhiều công dân của New York giờ đây hồ hởi tuyên bố, 75% cuộc sống của New York đang quay trở lại nhịp bình thường. Một New York tái sinh sẽ không còn xa xôi.

Nghệ sĩ Broadway biểu diễn tại Quảng trường Thời đại.

Nghệ sĩ Broadway biểu diễn tại Quảng trường Thời đại.

Tới “cuộc đua” mới toàn cầu

Không chỉ New York, tiến độ tiêm chủng nhanh chóng đã khiến nhịp sống tại rất nhiều địa phương khác của nước Mỹ đang dần trở lại bình thường: nhà hàng, hộp đêm bắt đầu đông đúc, khách sạn kín phòng, các chuyến bay hết vé, các sự kiện thể thao lại đông nghẹt người xem…

Tại nhiều nước châu Âu, nới lỏng lệnh hạn chế giãn cách, mở cửa lại các dịch vụ công cộng cũng đang được nhiều quốc gia thực hiện. Tại Italia, các quán rượu và nhà hàng đã được mở cửa, học sinh quay lại trường học, người dân được phép tham gia một số sự kiện văn hóa ngoài trời.

Tại Đan Mạch, các cửa hàng và địa điểm ăn uống được mở cửa trở lại, người dân có “giấy thông hành Covid-19” được đi vào các quán rượu, nhà hàng, bảo tàng, tiệm cắt tóc, hoặc khi đi xem các trận bóng đá. Tại Bỉ, trường học đã mở lại, lệnh cấm các hoạt động đi lại không cần thiết đã được dỡ bỏ, các loại hình dịch vụ, nhà hàng, quán cà phê đã được mở cửa trở lại...

Tự do đi lại, mở cửa các dịch vụ công cộng… tất cả những điều đó chỉ có thể có được khi tỷ lệ lớn người dân ít nhất phải được tiêm một mũi vaccine ngừa Covid-19 hay nói cách khác “miễn dịch cộng đồng” phải đạt được. Và bởi vậy, nên “miễn dịch cộng đồng” đang là “cuộc đua” mà tất cả các quốc gia trên toàn cầu đang tích cực nhập cuộc.

phap-3-16214857631201566867259

Tuy nhiên, “miễn dịch cộng đồng” là cuộc đua đòi hỏi rất lớn về tiềm lực của “người chơi”, bởi nếu không đủ tiền bạc, “tiệm cận vaccine” là điều khó có thể đạt được. Thế nên, nhiều thống kê cho biết 27 quốc gia giàu có nhất đã thực hiện khoảng 29% tiêm chủng trên toàn cầu nhưng chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, UAE, Israel, Seychelles, Maldives, Malta, Singapore… được xem là những cái tên dẫn đầu về tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, so với phần còn lại của thế giới, đó thực sự là tỷ lệ còn rất đỗi ít ỏi (theo báo cáo của Bloomberg, trong cuộc chạy đua ngăn chặn đại dịch Covid-19, số lượng chủng ngừa Covid-19 trên toàn thế giới mới đạt mốc 2 tỷ liều).

Việc triển khai tiêm chủng trên thế giới diễn ra không đồng đều, chủ yếu diễn ra tại các nước phát triển trong khi các nước có thu nhập thấp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vaccine Covid-19. Thậm chí, các nhân viên y tế tuyến đầu tại một số quốc gia đang phát triển còn chưa nhận được tiêm mũi vaccine đầu tiên.

Thế nên, để tất cả các quốc gia đều có cơ hội chiến thắng trong “cuộc đua” này, có cơ hội “tái sinh” từ khủng hoảng của đại dịch, các chuyên gia vẫn liên tục nhắc nhớ tới sự chia sẻ từ các quốc gia giàu, phát triển hơn. Những lúc như thế này, vai trò của các thiết chế quốc tế như LHQ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)… có lẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Họ cần tích cực vào cuộc hơn nữa… Có như vậy, thì mốc 9 tháng để thế giới đạt “miễn dịch cộng đồng” - như Bloomberg đưa ra - mới có cơ hội thành hiện thực.

Hà Trang

Tags:

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế