Cuộc hội ngộ đặc biệt của những ấn phẩm báo chí số 1

Thứ năm, 19/11/2020 09:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa đã nhấn mạnh như vậy khi nói về ý nghĩa của chương trình Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề mang tên: “Báo chí Việt Nam 1865-2020: Những ấn phẩm đầu tiên” vừa chính thức khai mạc vào sáng ngày 18/11/2020 tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam.

Đây là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt do những người làm Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức nhân dịp Ngày Di sản Việt Nam 23/11 và là sự kiện thiết thực chào mừng Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.

Ấn phẩm số 1 - sự khởi đầu của một diễn đàn ngôn luận

Cuộc trưng bày các tờ báo, tạp chí số 1 lần thứ nhất này nhằm giới thiệu một số tư liệu quý hiếm; thể hiện quyết tâm của Bảo tàng Báo chí Việt Nam trong việc hướng tới một bộ sưu tập càng ngày càng trọn vẹn hơn những ấn phẩm đầu tiên, cũng như các hiện vật, tư liệu có giá trị khác, nhằm khắc họa ngày một đầy đủ diện mạo của lịch sử báo chí nước nhà.

Thực ra, những người làm Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sớm xác định được ngay từ khi mới ra đời rằng việc sưu tầm những tờ báo, tạp chí số 1, những số đầu tiên – những ấn phẩm gắn với sự mở đầu, sự sinh thành và phát triển của một cơ quan báo chí là rất khó.

Từ năm 2014 đến cuối năm 2020, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được gần 30 nghìn hiện vật; trong đó có hàng trăm tờ báo và tạp chí số 1 xuất bản từ năm 1865 đến năm 2020. Con số này còn rất nhỏ bé, nhưng bước đầu cũng đủ nói lên theo cách riêng của mình những bước đi, những thời khắc, những dấu son của lịch sử báo chí, lịch sử đất nước và con người Việt Nam. Và đây chính là thành quả đầu tiên được tập hợp, nghiên cứu, phân loại và giới thiệu, lần đầu tiên đến với công chúng, đồng nghiệp. Tâm huyết, nỗ lực và nay bộ sưu tập quý “Những ấn phẩm báo chí đầu tiên” đã thành hiện thực, với 111 ấn phẩm, gồm 99% các tờ báo và tạp chí số 1, 80% là bản gốc” – nhà báo Kim Hoa xúc động chia sẻ.

Các nhà báo tham quan và chiêm ngưỡng các ấn phẩm báo chí số 1 được trưng bày. Ảnh: Sơn Hải

Các nhà báo tham quan và chiêm ngưỡng các ấn phẩm báo chí số 1 được trưng bày. Ảnh: Sơn Hải

Cũng tại buổi lễ này, các nhà nghiên cứu, các nhà báo lão thành, các nhà sưu tầm hiện vật... đã cùng nhau nhắc lại một chặng đường lịch sử của báo chí Việt Nam, những câu chuyện gắn với tên tuổi của nhiều tờ báo rất giá trị. Đặc biệt, trong không gian ấm áp của phòng Đương đại, những tờ báo đầu tiên vô cùng quý hiếm được trưng bày, mang trong mình rất nhiều câu chuyện của lịch sử, đã và đang tự mình tỏa sáng cùng thời gian. Bởi vậy, nói đến số 1 cũng là nói đến số phận, vai trò, dấu ấn mà một ấn phẩm, một thương hiệu báo chí có thể tạo dựng. Báo chí dù ở đâu, thời kỳ nào, thì việc cạnh tranh sinh tử về chất lượng bài vở, số lượng phát hành, những áp lực cơm áo gạo tiền và đồng nhuận bút khiêm tốn đều ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến tuổi thọ ngắn hay dài, từ đó để lại dấu ấn mờ nhạt hay sâu đậm trong đời sống đương đại…

Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Trần Kim Hoa nhấn mạnh: “Ấn phẩm đầu tiên, bao gồm những số báo hoặc tạp chí số đầu, hay còn gọi là Số Ra Mắt của một cơ quan báo chí. Là sự khởi đầu của một diễn đàn ngôn luận, là tiếng nói, ý chí của một bộ phận, một giai tầng xã hội. Số đầu tiên cho biết tôn chỉ, mục đích; cho biết người làm, người viết và hướng đi của tờ báo hay tạp chí ấy. Những số báo, tạp chí đầu tiên xếp lại sẽ là những hạt ngọc kết nên chuỗi ngọc. Chuỗi ngọc ấy lấp lánh ánh nhìn lịch sử”.

Lấp lánh ánh nhìn lịch sử” là bởi dù ra đời và tồn tại trong điều kiện bị đe đọa bởi những tác động của chiến tranh, sự chìm lấp bởi những lớp bụi thời gian... thì suốt 155 năm qua, hàng ngàn ấn phẩm báo chí số 1, số ra mắt, số đầu tiên liên tục nối tiếp nhau ra đời và đến với công chúng, từng bước kiến tạo một cách bền bỉ, oanh liệt, rạng ngời nền báo chí Việt Nam đặc sắc sánh với các nền báo chí ra đời sớm và đi trước trên thế giới và khu vực.

Lời Ra mắt – sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tồn tại của ấn phẩm báo chí

Nhà báo Trần Kim Hoa cũng gợi mở thêm tại buổi trưng bày: “Ngay trong khuôn khổ cuộc trưng bày này, Ban Tổ chức đã có sáng kiến tập hợp thành một allbum gồm những bản chụp Lời nói đầu (Lời ra mắt, Phi lộ, Bố cáo…) của các tờ báo, tạp chí số đầu tiên để phục vụ các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các nhà giáo và sinh viên báo chí. Hy vọng mọi nỗ lực sẽ giúp chúng ta hiểu hơn, tin hơn, tự hào hơn về tinh thần, ý chí, ý nguyện và trách nhiệm cũng như tài năng và thành tựu nghề nghiệp của các thế hệ nhà báo, của cha ông ta và chính chúng ta hôm nay”.

Lý do để BTC tiếp tục những sáng kiến ấy cũng bởi từ Lời nói đầu đó. Như chia sẻ của TS. Nguyễn Thu Hiền - cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam thì điều đặc biệt thú vị đó là thông qua lời ra mắt có thể cho biết về tôn chỉ, mục đích, phương châm hoạt động, cơ quan chủ quản và tác giả của những bài viết của từng ấn phẩm đó. Ngoài ra, ngay trong lời ra mắt, nhiều ấn phẩm cho ta biết cơ quan chủ quản, nguồn gốc xuất thân tờ báo của Nhà nước hay tư nhân; hoàn cảnh ra đời và có khi là cây bút tiêu biểu, tên tuổi trong làng báo chí.

Tại buổi lễ, BTC cũng tiếp nhận hiện vật từ các nhà báo, nhà sưu tầm. Trong ảnh: Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi tiếp nhận tờ báo Sự thật số 1 từ nhà sưu tầm Hà Huy Chiến.

Tại buổi lễ, BTC cũng tiếp nhận hiện vật từ các nhà báo, nhà sưu tầm. Trong ảnh: Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi tiếp nhận tờ báo Sự thật số 1 từ nhà sưu tầm Hà Huy Chiến.

“Mục sở thị” càng cho thấy, rất nhiều những lời nói đầu giống như một lời hịch, lời hiệu triệu rất hấp dẫn, thể hiện rất rõ tôn chỉ mục đích, quan điểm của tòa soạn. Chẳng hạn như trên Báo Quân Đội Nhân dân năm 1950: “...Chúng tôi có nhiệm vụ góp phần vào việc đem đường lối, chủ trương của Bộ Tổng Tư Lệnh, Chính phủ, đoàn thể thấm nhuần vào toàn thể Quân - đội và Nhân – dân để ai nấy ngùn ngụt lửa căm thù, kiên quyết diệt mọi gian khổ chiến thắng giặc Pháp xâm lược và bọn Mỹ can thiệp. Nhiệm vụ nặng nề ấy, chúng tôi kiên quyết làm tròn như đã hứa với Hồ Chủ Tịch và Đại tướng Tổng Tư Lệnh”… Hay như trên Báo Cứu Quốc năm 1942 có viết những lời nói đầu rất thấm thía: “…Cứu Quốc cảm thấu và hiểu rõ tất cả những nỗi ấy: cái nỗi nhục nhằn của một dân tộc lầm than, cái xót xa của những tâm hồn yêu nước. Cứu Quốc cảm thấu và hiểu rõ vì chính mình cũng đã phải vượt qua bao nhiêu trở ngại mới trình bày được số này với đồng bào các giới”…

Còn trên Báo Kiến Quốc năm 1947 cũng mở đầu: “…Báo chí là một bộ phận của văn hóa. Kiến Quốc vẫn là một phần tử của Báo chí, nó cũng mong được “ném đá để dẫn ngọc”. Và khi nó cũng là một “công dân” đối với quốc gia, xã hội, cố nhiên là nó nhận thấy có phần trách vụ của mình”. Ngoài ra, lời ra mắt trên Báo Sáng Tạo năm 1948 cũng thể hiện: “…Tờ Sáng Tạo ra đời. Nó sẽ nhận sứ mệnh của nó: gánh lấy một phần trách nhiệm trong công cuộc toàn dân kháng chiến...”.

 “Như vậy, qua lời ra mắt, công chúng có thể thâu tóm được gần như tinh thần, đường hướng của tờ báo. Nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tồn tại của ấn phẩm báo chí...” – TS. Thu Hiền nhấn mạnh.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Tôi xin thay mặt lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam xin cảm ơn nhà báo Phan Quang, các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các đồng chí Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và nhiều nhà sưu tầm hôm nay đã đến và thể hiện tâm huyết đối với Bảo tàng Báo chí, thể hiện tâm huyết trong việc xây dựng đối với một Bảo tàng Báo chí của chúng ta phát huy những truyền thống hết sức vẻ vang của báo chí Việt Nam và đặc biệt là Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tôi đề nghị Bảo tàng Báo chí tiếp tục sưu tầm những ấn phẩm quan trọng mà chúng ta đang thiếu để những ấn phẩm đó tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh, để chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về gương mặt báo chí qua các thời kỳ lịch sử, và làm sao để những hiện vật trưng bày như thế này phát huy tác dụng, không chỉ với những người làm báo mà công chúng báo chí cũng có thể tiếp nhận, từ đó có thể tự hào về nền báo chí của Việt Nam chúng ta.

Hà Vân

Tin khác

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội
Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội