(CLO) Cuộc xung đột của Nga ở Ukraine vốn đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu, hiện đang đe dọa hủy hoại nền kinh tế trị giá 81 tỷ USD cách đó hơn 4.000 dặm ở Ấn Độ Dương.
Đợi 7 tiếng đồng hồ để được đổ xăng, dù giá tăng gần 50%
Bị ảnh hưởng bởi chi phí nhập khẩu dầu tăng cao và doanh thu du lịch giảm, Sri Lanka đang chạy đua để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ trong bối cảnh tỷ lệ nắm giữ ngoại hối ngày càng giảm.
Với lạm phát đã ở mức 15% - mức tồi tệ nhất ở châu Á, cuộc gây hấn này chỉ khiến hòn đảo nhiệt đới nằm ngoài khơi cực nam của Ấn Độ trở nên khó khăn hơn.
Tình trạng thiếu nhiên liệu và mất điện kéo dài tới 7 giờ đồng hồ đã trở thành thói quen hàng ngày của người dân nơi đây, trong khi thời gian xếp hàng chờ đợi ngày càng lâu hơn tại các trạm xăng, nơi giá đã tăng gần 50% trong tháng này.
Một cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao tại lối vào văn phòng tổng thống ở Colombo. (Nguồn: Ishara S. Kodikara / AFP / Getty Images).
Các nhà chức trách đang phải vật lộn để kiềm chế cuộc khủng hoảng. Họ đã tăng lãi suất, phá giá đồng nội tệ và hạn chế các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu. Nhưng với 2 tỷ USD dự trữ ngoại hối ít ỏi và 7 tỷ USD nợ phải trả trong năm nay, cuộc chiến đang trở nên khó khăn.
Chính phủ trong tuần này cuối cùng đã từ bỏ sự miễn cưỡng của mình trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ của Sri Lanka.
“Tìm kiếm sự trợ giúp từ IMF là cách khả thi nhất để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Xung đột Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình cán cân nước ngoài vốn đã yếu, làm tăng khoảng cách giữa các yêu cầu tài chính nước ngoài và các nguồn tài chính sẵn có”, Ankur Shukla, một nhà kinh tế tại Mumbai của Bloomberg Economics cho biết.
Một trong những cuộc xung đột tồi tệ nhất của châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai đã đến vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với Sri Lanka, quốc gia vẫn đang phục hồi sau cuộc xung đột sắc tộc tàn bạo kéo dài 30 năm kết thúc vào năm 2009.
Ông Shukla cho biết tại Nam Á, các quốc gia dễ bị tổn thương khác bao gồm Bangladesh, Maldives, Nepal và Pakistan. Mặc dù các mối liên kết thương mại và tài chính trực tiếp với Nga và Ukraine còn hạn chế, nhưng “cú sốc về giá và nguồn cung cũng rất mạnh”, ông viết trong một báo cáo vào ngày 9/3.
Với dân số khoảng 22 triệu người, Sri Lanka là nước nhập khẩu ròng hàng hóa từ thuốc đến nhiên liệu. Trong tháng 12, các sản phẩm dầu mỏ chiếm khoảng 20% trong các lô hàng đến và chi phí đã tăng 88% so với một năm trước đó. Giá dầu tăng trong năm nay càng thêm gánh nặng cho quốc gia này.
Một điểm nhức nhối nữa là doanh thu từ du lịch. Khoảng 30% du khách năm nay đến từ Nga, Ukraine, Ba Lan và Belarus, và chiến tranh đang đe dọa làm tắt nguồn khách đó. Sri Lanka kiếm được 3,6 tỷ USD từ du lịch vào năm 2019 trước đại dịch và giảm xuống còn chưa đầy 1/5 doanh thu này chỉ 2 năm sau đó, dữ liệu chính thức cho thấy.
Hệ luỵ nặng nề
Nợ nước ngoài của Chính phủ ở mức 32 tỷ USD tính đến tháng 11 vừa qua. Sự lạc quan rằng Chính phủ sẽ sớm đạt được thỏa thuận với IMF đã thúc đẩy một đợt tăng trái phiếu bằng đồng đô-la của nước này.
Citigroup Inc. cho biết trái phiếu quốc tế của Sri Lanka cần được tái cơ cấu vào tháng 7 vì Sri Lanka không có đủ nguồn lực cần thiết để thanh toán 1 tỷ USD đến hạn vào tháng đó.
Bên cạnh việc tăng lãi vay và phá giá đồng rupee, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka Ajith Nivard Cabraal cũng thúc giục hạn chế nhập khẩu khoảng 300 mặt hàng không thiết yếu từ thiết bị điện tử đến táo và tăng giá nhiên liệu và thuế điện.
“Chính phủ dường như đang phản ứng tích cực và điều đó sẽ giúp hướng nền kinh tế đi đến vùng biển êm dịu hơn trong thời điểm thế giới có nhiều thách thức chưa từng có”, Cabraal cho biết qua điện thoại vào tuần trước.
Tuy nhiên, đối với những người dân Sri Lanka, nỗi đau là có thật. Anh Sugath Chaminda, 44 tuổi, cho biết anh đã mất khoảng 10 giờ đồng hồ để đổ xăng cho chiếc xe kéo tự động của mình, sau khi đã đến nhiều trạm xăng đã cạn.
“Tôi không biết Chính phủ đang làm gì để khiến chúng tôi chịu đựng tình trạng này”, anh Chaminda nói.
Người dân chờ mua khí gas ở Colombo ngày 14/3. (Nguồn: Ishara S. Kodikara / AFP / Getty Images).
Năm ngoái, Chính phủ đã cấm nhập khẩu phân bón hóa học để thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy canh tác hữu cơ. Nhưng điều đó gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến mất mùa và các cuộc biểu tình, khiến Chính phủ phải đảo ngược quyết định vào tháng 11.
Sri Lanka cũng đã tiếp cận Trung Quốc và Ấn Độ để xin các hạn mức tín dụng song phương nhằm tránh một gói cứu trợ của IMF, nhưng các cuộc đàm phán đã trở nên phức tạp do tình hình tại Ukraine. Trong quá khứ, các nhà hoạch định chính sách thường coi một số điều kiện của IMF là gánh nặng, dẫn đến việc miễn cưỡng tham gia với cơ quan này.
Rajapaksa cho biết hôm thứ Tư, Chính phủ của ông đã cân nhắc những thuận lợi và khó khăn khi làm việc với IMF, tổ chức này đã thúc giục một “chiến lược đáng tin cậy và chặt chẽ” để khôi phục sự ổn định kinh tế vĩ mô và tính bền vững của nợ.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.