Cuối năm lại nóng “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng “trá hình”

Thứ năm, 01/12/2022 09:28 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tình trạng xe khách liên tỉnh bỏ giờ, bỏ bến xuất hiện khá phổ biến tại các bến xe khách lớn trên địa bàn Hà Nội. Cùng với “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định hoạt động hết sức rầm rộ đã gây ra nhiều hệ lụy tới vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn.

Xe khách bỏ bến, xe dù bến cóc tràn lan...

Qua rà soát của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 8/2022, tại Bến xe Nước Ngầm, cơ quan chức năng đã xử lý 86 nốt giờ của 27 đơn vị vận tải; tại Bến xe Yên Nghĩa và Sơn Tây xử lý 109 nốt giờ của 49 đơn vị vận tải đã đăng ký tuyến nhưng không đưa xe vào khai thác.

Đáng chú ý riêng Công ty TNHH Vận tải Vân Anh có tới 40 nốt giờ đã đăng ký tuyến Bến xe Nước Ngầm - Bến xe phía Bắc Thanh Hóa. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Hà Tĩnh có 2 nốt giờ tuyến Bến xe Nước Ngầm - Bến xe Hà Tĩnh.

cuoi nam lai nong xe du ben coc xe hop dong tra hinh hinh 1

Tình trạng “xe dù, bến cóc” tồn tại dai dẳng tại nhiều địa phương trên cả nước như một bài toán khó mà các cơ quan quản lý chưa tìm được lời giải.Ảnh.Quang Hùng.

Công ty TNHH Long Thu có 4 nốt giờ tuyến Bến xe Nước Ngầm - Bến xe Quỳnh Côi (Thái Bình). Ngoài ra, đơn vị này còn có 2 nốt xe đăng ký tuyến Bến xe Nước Ngầm - Bến xe Bồng Tiến (Thái Bình) và Bến xe Nước Ngầm - Bến xe Hưng Hà (Thái Bình) nhưng cũng không đưa xe vào hoạt động,..

Nhiều doanh nghiệp vận tải phân trần, do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá xăng dầu biến động đã khiến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô thiệt hại nặng nề dẫn đến phải cắt giảm số chuyến hoặc ngừng hoạt động. Tần suất hoạt động của các đơn vị hiện chỉ đạt 20 - 40%.

Trong khi đó, họ lại không thể cạnh tranh với xe hợp đồng “trá hình” với lợi thế đi vào sâu trong nội thành, thậm chí len lỏi đến từng ngõ ngách để bắt khách, đưa đón tận cửa, ngày ngày “vợt” khách của xe chạy tuyến cố định.

Về phía hành khách, nhiều ý kiến cho rằng, cứ bảo đảm đón xe thuận tiện, giá cả phù hợp và chất lượng dịch vụ tốt là lựa chọn. Bạn Mai Ngọc (quê Thái Bình) là một nhân viên văn phòng tại quận Cầu Giấy chia sẻ, mỗi lần ra bến xe là lại mệt mỏi với cảnh bị chèo kéo và lo lắng có thể bị mất đồ.

Do đó mỗi lần về quê, Ngọc thường lựa chọn bắt xe dọc đường vì tiện, không phải đi ra bến xe khách và giá vé không đắt hơn bao nhiêu, thậm chí còn ngang bằng.

Tuy nhiên với người tham gia giao thông trên đường, “xe dù, bến cóc” đem lại nhiều bức xúc. Anh Minh (trú tại quận Nam Từ Liêm) thường xuyên di chuyển qua đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng cho biết, đoạn đường với lượng xe vừa đông vừa lộn xộn. Mỗi khi đi qua đây anh đều có cảm giác rất ức chế.

Vừa qua đèn đỏ ngã tư Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng là liên tục phải dừng lại hoặc phanh gấp khi đi vào đường Phạm Văn Đồng. Bởi cứ đến trước Trường Đại học Ngoại ngữ là xe khách đi chậm, thậm chí dừng đột ngột để bắt khách. Nhiều hôm các xe này còn nối đuôi nhau dừng lại tại địa điểm này gây ùn tắc nghiêm trọng.

Theo ông Phạm Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty CP Bến xe Hà Nội, đơn vị đang khai thác tại 3 bến xe khách gồm Giáp Bát, Gia Lâm và Mỹ Đình. Hiện cả 3 bến đều đang hoạt động dưới công suất khai thác.

cuoi nam lai nong xe du ben coc xe hop dong tra hinh hinh 2

Cần có giải pháp để quản lý chặt xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định. Ảnh: Hà Đương.

Giám đốc Bến xe Mỹ Đình Lý Trường Sơn cho hay, lượng xe bỏ hẳn bến, không ký lại hợp đồng chiếm khoảng 20%. Một số tuyến xương sống của bến thiệt hại nặng như Quảng Ninh - Hà Nội mất từ 60 - 70% lượng xe. Các tuyến đi Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,... cũng giảm từ 20 - 30% lượng xe.

Đâu là giải pháp?

Mới đây, Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT có giải pháp quản lý đối với xe khách hoạt động trái quy định, tháo gỡ khó khăn trong vận tải hành khách tuyến cố định và bến xe khách.

Trong đó nêu rõ, những năm gần đây xuất hiện hàng ngàn xe hợp đồng được cải tạo từ xe 16 chỗ thành xe 10 - 12 chỗ (kể cả người lái), xe limousine và xe 16 chỗ nguyên bản. Loại xe này phát triển rất nhanh và được cấp giấy phép và phù hiệu xe hợp đồng (có đơn vị có tới hàng trăm xe).

Đáng chú ý đa phần các nhà xe này không có hợp đồng vận tải được ký kết mà kết nối với hành khách qua điện thoại hoặc zalo. Lợi dụng quy định không cấm xe dưới 16 chỗ được vào các tuyến phố để đón, trả khách ở các điểm trên đường phố hoặc tại nhà, hành trình lặp đi lặp lại.

Thực trạng trên tồn tại từ lâu nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn nên một số xe tuyến cố định cũng bỏ bến xe, ra ngoài “chạy dù” tại các “bến cóc” trên địa bàn các thành phố, gây mất trật tự an toàn giao thông và đặc biệt là tạo thế cạnh tranh không bình đẳng.

Điều này dẫn tới số lượng xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vào bến xe khách chỉ còn 50 - 60% so với trước. Đồng thời là nguyên nhân chính khiến cho 40 - 50% bến xe bên bờ vực phá sản.

Chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, muốn giải quyết triệt để vấn nạn “xe dù, bến cóc” không chỉ riêng Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành trên cả nước cần một giải pháp tổng thể. Bởi trong những năm gần đây, rất nhiều đợt cao điểm được mở để xử lý nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Vì vậy cần có chế tài phạt thật nặng những xe đỗ lấy khách ngoài bến. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa nhiều lực lượng cùng lúc như công an, thanh tra giao thông, Ban quản lý bến xe, thậm chí có thể yêu cầu ký cam kết để giám sát thường xuyên, xử lý kịp thời.

Mới đây, Bộ GTVT đã có Văn bản số 12089/BGTVT-VT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến” trên địa bàn.

cuoi nam lai nong xe du ben coc xe hop dong tra hinh hinh 3

Đặc biệt Sở GTVT các địa phương chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý dứt điểm hiện tượng “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình tuyến cố định”, “xe ghép, xe tiện chuyến” trên địa bàn.

Kiểm tra, xử lý đối với các văn phòng đại diện của đơn vị vận tải, bãi đỗ trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe tạm, tự phát trên địa bàn. Nếu phát hiện có tổ chức đón, trả khách, cò khách thì kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định.

Rà soát quy hoạch về hạ tầng giao thông trên địa bàn để tham mưu cho UBND cấp tỉnh trước mắt cần giữ nguyên, ổn định các bến xe hiện hữu trong nội thành, nội thị đến năm 2030 để tạo sự ổn định kinh doanh cho hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định và đơn vị bến xe...

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

(CLO) Sau cú va chạm mạnh, xe đầu kéo bốc cháy dữ dội khiến cả xe bị biến dạng hoàn toàn, xe còn lại bị hư hỏng nặng. Rất may, không có thiệt hại về người.

Giao thông
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

(CLO) Cú va chạm mạnh giữa 2 xe khách đi cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đoạn qua Bình Thuận) khiến 2 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương, giao thông qua khu vực ùn tắc kéo dài.

Giao thông
Nam Định: Dự kiến cần khoảng 4 tỷ đồng để khắc phục sự cố đứt cầu phao Ninh Cường

Nam Định: Dự kiến cần khoảng 4 tỷ đồng để khắc phục sự cố đứt cầu phao Ninh Cường

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định, để khắc phục sự cố đứt nhịp cầu phao Ninh Cường cần khoảng 4 tỷ đồng.

Giao thông
Xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà

Xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản số 9980/BGTVT-CDCTVN trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam về đề nghị xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà.

Giao thông
Khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 80, đảm bảo an toàn giao thông

Khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 80, đảm bảo an toàn giao thông

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri TP Cần Thơ liên quan đến khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 80 để đảm bảo an toàn giao thông và người dân sinh sống xung quanh tuyến đường này.

Giao thông