(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
“Việc Nvidia – “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ ký thỏa thuận thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và Trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam đánh dấu bước tiến đáng kể trong kế hoạch đưa Hà Nội thành trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á”. Đó là đánh giá trong bài viết đăng ngày 6/12 trên trang mạng The Diplomat - tạp chí tin tức quốc tế về chính trị, xã hội và văn hóa trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Không chỉ The Diplomat, việc Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI, Trung tâm Dữ liệu AI đã là tâm điểm thu hút sự chú ý đặc biệt của báo giới cũng như dư luận quốc tế những ngày qua. Hãng tin tài chính nổi tiếng Bloomberg không chỉ thông tin về việc nhà sáng lập và Chủ tịch NVIDIA Jensen Huang đã ký thỏa thuận mở một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI tại Việt Nam mà còn lưu ý, Việt Nam đang đặt mục tiêu đạt doanh thu hàng năm hơn 100 tỉ USD từ ngành bán dẫn vào năm 2050. Chính phủ đặt mục tiêu thành lập 3 trung tâm dữ liệu lớn và 3 trung tâm AI vào năm 2030, theo chiến lược quốc gia công bố năm 2021.
Hãng tin Anh Reuters ngoài việc thông tin về việc NVIDIA và Chính phủ Việt Nam cùng thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI cũng như một Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam, còn dẫn lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng và Việt Nam cũng muốn sử dụng AI để phát triển năng lượng sạch. Theo Reuters, thỏa thuận thể hiện quyết tâm của Chính phủ của Việt Nam để “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong lĩnh vực AI - một trong những ngành công nghệ có nhiều phát triển đột phá hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang - lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA. Ảnh: VGP
Sự chú ý đặc biệt của thế giới rõ ràng không đơn thuần nằm ở sự kiện hợp tác đơn thuần giữa một hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới với Chính phủ Việt Nam mà quan trọng hơn thế, như nhìn nhận của Hãng tin Anh Reuters, đó là việc họ đã đang nhận diện ra Việt Nam đang nỗ lực tạo tiền đề mạnh mẽ cho việc phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo Việt Nam, qua đó thúc đẩy R&D và triển khai ứng dụng các công nghệ AI tiên tiến.
Với nhiều chuyên gia, việc tạo tiền đề mạnh mẽ cho việc phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo Việt Nam hay việc Việt Nam đã và đang đón nhận các xu hướng đổi mới công nghệ, số hóa và hiện đại hóa, hay chủ động sẵn sàng tiến xa hơn vào kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số là sự lựa chọn hết sức đúng đắn và thức thời. “Việc chuyển đổi sang thời đại kỷ nguyên trí tuệ sẽ nâng cao vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu” - GS. Klaus Schwab - Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định.
GS. Klaus Schwab cho rằng, hiện tại có 4 lĩnh vực chính mà công nghệ đang tái định hình bối cảnh của Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến AI và tự động hóa trong sản xuất. Cụ thể, ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, dệt may và ô tô, là động lực chính đằng sau sự phát triển kinh tế. Khi bước vào kỷ nguyên trí tuệ, với đặc trưng là AI và tự động hóa, sẽ cách mạng các quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
Còn ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Khối Kinh doanh, Marketing và Truyền thông, Tập đoàn Intel thì cho rằng Việt Nam đang ở thời điểm vàng để gia nhập vào xu hướng phát triển AI mạnh mẽ trong những năm tới. Bằng cách khai thác AI để cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng, Việt Nam có thể tạo ra một cuộc cách mạng chưa từng có về cách thức hoàn thành công việc. Sự phát triển không ngừng của công nghệ AI mang đến cho Việt Nam cơ hội lớn để nâng cao sức cạnh tranh toàn diện.
Tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” mới đây, nghiên cứu của Google khẳng định, thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực AI sẽ là yếu tố chủ chốt để Việt Nam đạt được mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% GDP vào năm 2030 và nếu được khai thác hiệu quả, AI có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh chóng và trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Trở lại với sự kiện Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA hợp tác, các chuyên gia cũng đều cho rằng Việt Nam đang sở hữu cơ hội rất lớn từ sự hợp tác này. GS-TS Đặng Lương Mô, Chủ tịch danh dự Hội Vi mạch Bán dẫn TP.HCM, đánh giá “cú bắt tay” giữa Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA là một tín hiệu rất tốt khi Việt Nam sẽ có thêm nguồn vốn, cơ hội đầu tư, phát triển, có cơ hội học hỏi - nhất là ở lĩnh vực chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm như AI.
Ông Đào Trung Thành, Phó viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII, thì cho rằng việc NVIDIA - một tên tuổi hàng đầu thế giới về AI - chọn thời điểm này để thiết lập trung tâm R&D và trung tâm dữ liệu AI cho thấy môi trường chính sách, nhân lực và hạ tầng ở VN đã đủ hấp dẫn và sẵn sàng cho một bước tiến vượt bậc. Đặc biệt, sự kiện đã khẳng định vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị AI toàn cầu. Còn TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC, khẳng định từ việc hợp tác này, bản thân DN trong nước cũng sẽ tự tin và có thêm nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác với những tập đoàn lớn trên thế giới, từ đó lớn nhanh hơn, tiếp cận công nghệ mới nhanh hơn. Ở chiều ngược lại, VN cũng sẽ đóng góp trở lại vào hoạt động nghiên cứu sáng tạo, phát triển AI trên thế giới.
Tại cuộc tọa đàm phát triển ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 11/12/2023, ông Jensen Huang, nhà sáng lập Nvidia đã nhấn mạnh, AI là “làn sóng lớn và nhanh” và rằng “nếu có thể cưỡi trên con sóng lớn, Việt Nam sẽ tăng trưởng, thịnh vượng, cơ hội rộng mở. Tôi tin chúng ta có khả năng làm được điều đó. Đây là cơ hội ngàn năm có một”. Cũng tại cuộc tọa đàm, CEO tập đoàn nghìn tỷ USD Nvidia đã cam kết sẵn sàng làm đối tác của Việt Nam trong tận dụng làn sóng trên, với lời hẹn sớm quay lại.
Và gần một năm sau, cũng vào tháng cuối cùng của năm, nhà sáng lập Nvidia đã giữ đúng lời hứa. Ông trở lại Việt Nam cùng bản hợp tác cùng cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, hỗ trợ đào tạo nhân tài cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại Việt Nam. Sự tin tưởng của những “đại bàng” trong làng công nghệ như Nvidia; sự quyết tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo như các nhà lãnh đạo đất nước đã nhiều lần khẳng định; với trí tuệ và quyết tâm đóng góp, phụng sự của những cá nhân, doanh nghiệp dẫn dắt như Vingroup cùng giải VinFuture tạo ra… hoàn toàn có thể nuôi niềm tin rằng, con đường tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thịnh vượng, phát triển của đất nước ta sẽ ngày càng gần lại.
Như nhìn nhận của Tiến sĩ ngành Quan hệ quốc tế, Đại học Brandeis (Mỹ) Ngô Di Lân: “Khi các giải pháp công nghệ được kết hợp với tinh thần tự lực, tự cường và niềm tự hào dân tộc, chúng ta có thể tạo ra những đột phá mới trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến quản trị, từ giáo dục đến văn hóa. Đây chính là một trong những con đường quan trọng để Việt Nam không chỉ bắt kịp mà có thể vượt lên trong kỷ nguyên số, góp phần hiện thực hóa khát vọng về một đất nước hùng cường và thịnh vượng”.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Với hơn 4.200 trạm xăng tại 44 bang Mỹ, E85 đang dần khẳng định vị thế là lựa chọn nhiên liệu linh hoạt, nhưng liệu nó có thực sự tiết kiệm và hiệu quả dài lâu?
(CLO) Từ tháng 4/2024 đến nay, Phạm Doãn Hạnh đã thực hiện 6 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn, với mục đích bán lấy tiền tiêu xài và thỏa mãn niềm đam mê game của mình.
(CLO) Không mất tiền phòng, không mất tiền điện, không mất tiền nước… suốt những tháng qua, các bệnh nhân K đã sống tại căn nhà số 65, ngõ 4 Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) mà không phải lo lắng về những khoản chi phí thuê nhà. Với nhiều bệnh nhân ung thư từ xa lên Hà Nội chữa trị, một chỗ trọ miễn phí như thế này không chỉ giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính, mà còn là điểm tựa để tiếp tục hành trình giành lại sức khỏe.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.