(CLO) Với nhiều tài nguyên du lịch và bề dày văn hóa truyền thống cùng với khoảng cách địa lý không xa trung tâm, Sơn Tây là địa điểm rất thích hợp với những chuyến du lịch ngắn cuối tuần.
Là thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội, Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, chùa Mía... Những địa điểm du lịch hấp dẫn này của thị xã Sơn Tây đang chờ du khách khám phá.
Điểm trải nghiệm mới: Phố đi bộ
Tối 30/4, Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài đã chính thức khởi động với việc khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Khoảng 15 vạn du khách đã đến với phố đi bộ ngay trong ngày đầu khai trương.
Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ: Phố Phó Đức Chính - Phan Chu Trinh - Nguyễn Thái Học với điểm đầu là Cổng cũ UBND thị xã và điểm cuối là Ngã ba Quang Trung - Nguyễn Thái Học (cầu cửa Tiền), với tổng chiều dài khoảng 820m; tổng diện tích khoảng 34.550m. Thời gian hoạt động trong các ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần.
Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đóng một vai trò quan trọng tạo ra một không gian văn hóa cộng đồng xung quanh tòa thành 200 năm tuổi, thu hút khách du lịch và nhân dân địa phương trở về Sơn Tây mỗi dịp cuối tuần. Từ đó, thúc đẩy các loại hình kinh tế dịch vụ và bảo tồn phát huy văn hóa xứ Đoài.
Ngay trong ngày khai trương, trong khuôn viên phố đi bộ, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đa dạng theo chủ đề được tổ chức như: Biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian; giao lưu văn hóa xứ Đoài; giới thiệu các mặt hàng lưu niệm, ẩm thực, sản phẩm OCOP đặc trưng của Sơn Tây - Xứ Đoài…
Làng cổ Đường Lâm
Cùng với không gian trải nghiệm mới là tuyến phố đi bộ, Sơn Tây còn có nhiều điểm du lịch khác, rất thích hợp với những ngày nghỉ cuối tuần. Trong đó, không thể không kể đến làng cổ Đường Lâm.
Làng cổ Đường Lâm là điểm đến hấp dẫn mà rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đã đến tham quan và trải nghiệm. Đường Lâm là một làng Việt cổ, xưa là một ấp nhỏ nhưng có hai vua là Phùng Hưng và Ngô Quyền. Ở làng Đường Lâm hiện còn đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, có đồi Hùm, đồi Gươm, những cây duối cổ thụ, tương truyền là nơi hai vua luyện võ, buộc voi ngựa.
Hiện làng Đường Lâm có khoảng 900 ngôi nhà cổ, ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri, tạo hình thù độc đáo, gắn liền với tường đá ong, vườn cây, giếng nước, cây rơm… Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ. Làng cổ Đường Lâm đón nhiều du khách đến tham quan vào mùa lúa chín tầm tháng 5 hoặc tháng 9, du khách sẽ được chiêm ngưỡng con đường làng cổ kính tưởng chừng chỉ có trong những bộ phim việt xưa.
Chùa Mía
Theo đại diện Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, du lịch Sơn Tây còn được biết đến với những di tích văn hóa - lịch sử lâu đời như chùa Mía hay những điểm du lịch “mới nổi” như hồ Đồng Mô. Chùa Mía là một trong 10 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xếp vào loại di tích đặc biệt và là ngôi chùa có nhiều pho tượng đẹp nhất trong cả nước.
Theo sử sách ghi chép vào năm 1632, phi tần của chúa Trịnh Tráng là Ngô Thị Ngọc Diệu (là người làng Nam Nguyễn trong tổng Mía) đã cùng gia đình và người dân Cam Giá cùng nhau tôn tạo chùa. Vì mến mộ tài đức và công lao của bà nên khi bà qua đời người dân đã tôn bà là “bà Chúa Mía” và tạc tượng bà đưa vào miếu thờ, về sau ngôi chùa được tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc ban đầu.
Hiện chùa Mía có 287 pho tượng, trong đó tượng Phật Thích Ca, tượng Tuyết Sơn và đặc biệt tượng Phật bà Quan Âm điêu khắc rất tinh xảo và đẹp hiếm thấy. Hằng năm cứ đến ngày lễ, tết, chùa Mía vẫn luôn là một trong những dịp thu hút người dân quanh vùng và du khách đến tham quan, chiêm bái.
Chùa Khai Nguyên
Cùng với chùa Mía, chùa Khai Nguyên cũng là một điểm dừng chân mang lại nhiều ấn tượng. Chùa Khai Nguyên còn được gọi là chùa Tản Viên, tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVI.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa Khai Nguyên xưa đã bị phá hủy hoàn toàn. Từ năm 2003, chùa được các Phật tử gần xa quyên góp, trùng tu với quy mô lớn. Đến nay, mặc dù chưa hoàn thiện nhưng chùa Khai Nguyên đã mang một quy mô hoành tráng.
Ngôi chùa được xây dựng lối kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, các gian thờ chính được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”, cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác chuông, gác trống…
Phía trước chùa là một hồ nước lớn hình chữ nhật, quanh năm nước xanh như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng hình dáng chùa Một Cột. Đây là gian thờ Địa Tạng vương Bồ tát, nơi có bộ kinh Địa tạng quý, thu hút sự quan tâm của nhiều Phật tử.
Điểm nhấn của chùa chính là bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, cao 72m, đường kính bệ tượng lên tới 1.200m2, được khởi dựng từ năm 2015, hiện vẫn trong quá trình hoàn thiện.
Bên trong pho đại tượng Phật gồm 13 tầng, trong đó 12 tầng được bố trí cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã…
Bên cạnh bức đại tượng, chùa Khai Nguyên còn thu hút du khách bởi hệ thống tượng Phật gồm 1.975 pho lớn nhỏ trong gian Tam bảo, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo.
Hồ Đồng Mô
Sở hữu những bãi cỏ xanh ngút ngàn, không khí trong lành cùng nhiều dịch vụ hấp dẫn như cắm trại, đua thuyền, đốt lửa trại… mà chi phí lại khá thấp, Đồng Mô hiện là một trong những địa điểm được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để du lịch cùng bạn bè trong dịp hè.
Khu du lịch Đồng Mô gồm hồ chứa nước rộng khoảng 200ha với nhiều đảo và bán đảo bên hồ, xung quanh được bao phủ bởi những đồng cỏ rộng lớn cùng hàng cây xanh mát nên không khí ở nơi đây cực kỳ trong lành và yên bình. Đồng Mô còn có sân golf cùng những căn biệt thự xinh đẹp ẩn mình bên bìa rừng, là nơi vui chơi giải trí cũng như nghỉ dưỡng hoàn hảo cho ngày cuối tuần.
Ở Đồng Mô có 2 địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích là khu đảo Phượng với những tán rừng xanh ngắt cực kỳ thích hợp cho những hoạt động vui chơi ngoài trời như câu cá, bắt gà hay đào măng… và khu cắm trại Sơn Tinh Camp với nhiều hoạt động team building thú vị như Tarzan đu dây thừng, đua bè cướp cờ, vượt chướng ngại vật hay chèo thuyền…
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.