(CLO) Ngày 13/11, tại Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, đã diễn ra Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài này”.
Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển, thú biển" do Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (IUCN Việt Nam), Tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International (HSI) tổ chức Chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển, thú biển”.
Đây là chương trình tập huấn quan trọng, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng thiết yếu cho những cán bộ công tác bảo tồn biển, quản lý thủy sản ở các địa phương có thể tham gia cứu hộ hoặc tổ chức tuyên truyền, tập huấn lại cho ngư dân ở địa phương mình về quy trình cứu hộ các loài rùa biển, thú biển.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thông tin tại chương trình.
Tại lớp tập huấn, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, kết quả thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn rùa biển cho thấy, công tác bảo tồn, bảo vệ rùa biển đã có những chuyển biến rõ nét, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo tồn, bảo vệ rùa biển đã có chuyển biến sâu sắc; công tác ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến rùa biển đều có tiến triển tốt...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác bảo tồn, bảo vệ rùa biển vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: môi trường nước ô nhiễm, nơi kiếm ăn bị thu hẹp, các bãi đẻ bị tác động mạnh (xây khu du lịch, tác động thường xuyên của các hoạt động kinh tế - xã hội…); tình trạng khai thác không chủ ý vẫn còn diễn ra; hiện tượng buôn bán, tiêu thụ rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển bất hợp pháp vẫn còn tiếp diễn tại một số địa phương; công tác phối hợp của các lực lượng thực thi pháp luật trong việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về rùa biển còn chưa kịp thời; nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển còn nhiều hạn chế, công tác cứu hộ chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ…
Các đại biểu tham gia chương trình “Tập huấn hướng dẫn cứu hộ rùa biển, thú biển và thu thập thông tin khai thác không chủ ý nhóm loài rùa biển, thú biển".
Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết thêm, trong chương trình tập huấn, các học viên được hướng dẫn các kỹ năng chuyên sâu về cứu hộ rùa biển và thú biển, cách xử lý tình huống khẩn cấp, chăm sóc cá thể bị thương và các phương pháp giúp tái thả chúng về môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, khóa tập huấn cũng giới thiệu các phương pháp thu thập thông tin về các trường hợp khai thác không chủ ý đối với rùa biển và thú biển, một nhiệm vụ quan trọng giúp hiểu rõ hơn về tình trạng của loài, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.
Theo bà Bùi Thị Thu Hiền, cán bộ quản lý Chương trình biển và vùng bờ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam cho biết, Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) là nơi có rùa lên các bãi đẻ nhiều chỉ sau Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ban Quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa đã có những hoạt động rất thiết thực với công tác bảo tồn rùa biển, đặc biệt là chương trình tình nguyện viên đang được thực hiện hằng năm. Đây là những cơ hội truyền tải các thông điệp, truyền thông mang tính toàn quốc về công tác bảo tồn rùa biển.
Theo Cục Kiểm ngư, rùa biển và các loài thú biển là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái biển. Tại vùng biển Việt Nam đã ghi nhận được 5 loài rùa biển sinh sống và kiếm ăn dọc vùng ven biển và các đảo xa bờ gồm: Vích, Đồi mồi, Đồi mồi dứa, Quản đồng, Rùa da và khoảng hơn 30 loài thú biển.
Tất cả các loài rùa biển, thú biển đều nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ IUCN. Trong đó, các loài rùa biển thuộc Nhóm I của Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành tại Nghị định 64/2019/NĐ-CP; các loài thú biển đều thuộc Nhóm I của Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm ban hành tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
(CLO) Ban Quản lý dự án 85 vừa có tờ trình gửi Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm Cù Mông và đường dẫn hai đầu hầm thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Ngày 29/3, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu tranh Đông Hồ".
(CLO) Qua quá trình mở rộng điều tra, đến hôm nay, ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã triệu tập 71 thanh niên mang hung khí hỗn chiến trên quốc lộ 1.
(CLO) Lực lượng cứu hộ quốc tế đã bắt đầu đến Myanmar vào thứ Bảy để hỗ trợ tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và làm tê liệt cơ sở hạ tầng vốn đã yếu kém của quốc gia Đông Nam Á này.
(CLO) Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng ứng dụng, dịch vụ và thông tin trên mạng Internet trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
(CLO) Ngày 29/3/2025, tại hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư (NĐT) quý I/2025, ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, khẳng định cam kết của tỉnh trong việc đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN và NĐT phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng chung của địa phương.
(CLO) Một tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc, thường được gọi là "tàu quái vật", vừa xuất hiện tại Biển Hoa Đông - khu vực tranh chấp với Nhật Bản, quốc gia đồng minh của Mỹ.
(CLO) Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?
(CLO) Chiều 29/3, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Km57+130 quốc lộ 8, thuộc địa phận xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), khiến 3 người thương vong.
(CLO) Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tăng thêm 26.000 người, đánh dấu mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 10/2024, vượt xa dự báo của các nhà phân tích là 10.000.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Embraer hợp tác với các đối tác Việt Nam sản xuất các thiết bị hàng không, góp phần phát triển ngành công nghiệp hàng không thông qua chuyển giao công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm.
(CLO) Trưa ngày 29/3, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra trên sông Nhật Lệ, khu vực gần bến Vườn Dừa, đường Hương Giang, phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Một chiếc tàu cá của ngư dân địa phương đang neo đậu tại đây bất ngờ bốc cháy dữ dội.
(CLO) Theo Công an thành phố Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Các đối tượng xấu đang lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật, từ đó giả danh bạn bè, người thân nhắn tin, gọi điện để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Trong một thông báo mới vào ngày 29/3, Microsoft đã chính thức loại bỏ script bypassnro.cmd - công cụ được nhiều người dùng ưa chuộng để bỏ qua yêu cầu đăng nhập tài khoản Microsoft khi cài đặt Windows 11.
(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.
(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.
(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.
(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.
(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.
(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.
(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.