Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng
(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.
Theo dõi báo trên:
Khi chúng ta nói về đa dạng sinh học, chúng ta đang đề cập đến sự đa dạng sinh học và sự di truyền của tất cả các sinh vật và hệ sinh thái trên hành tinh. Và hẳn không ít người từng hỏi rằng, việc mất đa dạng sinh học có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người? Chẳng phải phần lớn chúng ta vẫn đang sinh sống trong các khu đô thị mà gần như chỉ có con người hoặc một số vật nuôi hay sao?
Đa dạng sinh học rất quan trọng đối với sự tồn tại của loài người. Ảnh: GI
Thậm chí, cũng sẽ có người đặt ra câu hỏi như: Nếu chỉ còn con người và một số loại động thực vật (thậm chí chỉ vật nuôi và cây trồng) trên Trái Đất thì sẽ ra sao? Con người liệu có tồn tại, khi mà chẳng phải từ lâu con người đã không còn phụ thuộc vào chuỗi thức ăn tự nhiên, đã tự cung tự cấp mọi nhu cầu về dinh dưỡng của mình hay sao?
Có những đứa trẻ, thậm chí cả người trưởng thành, còn lạ lẫm khi nhìn thấy một con gà hay một con bò ngoài đời thực! Vậy, sự mất đa dạng sinh học có ý nghĩa gì? Hiển nhiên câu trả lời đơn giản là nó vô cùng quan trọng. Đây là một vấn đề lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ của phần lớn chúng ta.
Các sinh vật sống bao gồm thực vật và động vật, cũng như nấm và vi sinh vật được tìm thấy trong đất. Chúng là một phần của nhiều hệ sinh thái bao gồm các tảng băng Nam Cực, rừng mưa nhiệt đới, sa mạc Sahara, vùng đất ngập nước ngập mặn, rừng sồi già ở Trung Âu và các vùng biển và ven biển đa dạng trên khắp thế giới.
Những môi trường sống này cung cấp cho con người nhiều thứ cần thiết để sống, chẳng hạn như nước, thức ăn, không khí trong lành và thuốc men. Nói chung, chúng được gọi là các hệ sinh thái - và chúng cũng phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của đa dạng loài. Nếu bất kỳ yếu tố riêng lẻ nào biến mất, chẳng hạn như khi một loài bị tuyệt chủng, thì trong trường hợp xấu nhất, hệ sinh thái đó có thể biến mất vĩnh viễn.
Một điều dễ nhận thấy nhất về tầm quan trọng của hệ sinh thái là nếu không có tảo hoặc cây cối, sẽ không có oxy trên hành tinh này. Nếu không có côn trùng thụ phấn cho cây cối, mùa màng của chúng ta sẽ rất ít ỏi. Dù công nghệ đã rất phát triển, song hơn 2/3 tất cả các loại cây trồng, bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả, cà phê và ca cao, phụ thuộc vào các loài thụ phấn tự nhiên như côn trùng. Nhưng ngày nay, một phần ba số loài côn trùng trên toàn thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, bởi sự mất đa dạng sinh học.
Dave Hole, nhà khoa học về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học tại Tổ chức Bảo tồn Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, cho biết mặc dù chúng ta tồn tại nhờ các giá trị mà thiên nhiên mang lại, nhưng chúng ta thường coi chúng là điều hiển nhiên. Hole nói: “Khi chúng ta ăn một bát ngũ cốc vào buổi sáng, chúng ta không nghĩ về việc thiên nhiên đã giúp thụ phấn cho cây trồng đã tạo ra loại ngũ cốc đó như thế nào. Chúng ta thường mù quáng trước những gì thiên nhiên đang làm cho chúng ta hàng ngày".
Một vấn đề nữa là theo nghiên cứu, có tới 70% sản lượng lương thực trên thế giới phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào các vùng đất lấn biển và đầm lầy ngập mặn còn nguyên vẹn, một phần vì chúng bảo vệ đất trồng khỏi bị lũ lụt cuốn trôi. Nếu không có chúng, thế giới sẽ chỉ còn một lượng lương thực rất ít ỏi. Khi đó việc có được một bữa ăn đầy đủ có thể còn đắt đỏ hơn cả mua một chiếc smartphone thời thượng.
Vậy tình trạng mất đa dạng sinh học trên Trái Đất đang diễn ra như thế nào? Tổ chức khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái - gọi tắt là IPBES - ước tính có ít nhất 8 triệu loài trên toàn thế giới, nhưng đã cảnh báo rằng có tới 1 triệu loài có thể bị tuyệt chủng vào năm 2030. Mất đa dạng sinh học đã đạt đến mức báo động: trung bình, cứ sau 10 phút lại có một loài biến mất. Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta đang ở giữa đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu của thế giới.
Biểu đồ mức độ phá rừng Amazon trong vòng 10 năm qua (đơn vị: 1000 km vuông). Ảnh đồ họa: DW (nguồn INPE)
Trên toàn thế giới, số lượng động vật có vú hoang dã đã giảm 82% về số lượng, theo IPBES. Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn đối với các loài thực vật và động vật nước ngọt, vốn đã giảm 83% trong 50 năm qua. Ở Trung và Nam Mỹ, con số này lên tới 94%, theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF).
Các nghiên cứu đã chứng minh rất rõ nhận định này: Thông qua hoạt động nông nghiệp, lấp đất, chặt phá rừng, đánh bắt cá quá mức, đưa chất độc và các loài xâm lấn vào tự nhiên... Do sự can thiệp của con người, tỷ lệ tuyệt chủng ngày nay cao hơn tới 100 lần do so với trước đây.
Elizabeth Maruma Mrema, thư ký điều hành của Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng Sinh học, có quan điểm khá rõ ràng rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm. "97% đa dạng sinh học toàn cầu bị suy thoái là do hành động của con người đối với đa dạng sinh học đó", bà tuyên bố.
Danh sách thống kê của bà thực sự rất đáng báo động: 75% diện tích đất liền và 66% đại dương trên thế giới hiện đang bị suy thoái, 85% tất cả các vùng đất ngập nước bị suy thoái hoặc đã biến mất và một nửa số rạn san hô đã chết. Lưu ý, rạn san hô giống như những khu rừng dưới đáy biển, mất chúng phần lớn loài cá dưới đại dương cá cũng sẽ sớm diệt vong.
Klement Tockner, Tổng giám đốc của Hiệp hội Nghiên cứu Tự nhiên Senckenberg cho biết: “Việc mất dần vốn tự nhiên của chúng ta đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với toàn nhân loại. Một khi nó bị mất, nó sẽ mất mãi mãi".
Sự cân bằng của tự nhiên không sụp đổ chỉ sau một đêm khi một loài biến mất khỏi hệ sinh thái, nhưng nó sẽ dần dần thay đổi. Dù chưa có nghiên cứu chính thức, song nhiều nhà khoa học có nhận định rằng việc thế giới vừa trải quả đại dịch COVID-19 cũng là bởi những tác động ngược lại của tự nhiên. Việc mất đa dạng sinh học sẽ khiến nhiều loài mất đi, đồng nghĩa nhiều loài khác sẽ tự do phát triển, không chỉ các động vật lớn, mà cả những loại virus và vi khuẩn.
Đó chính là một sự mất cân bằng. Ví như trong một cánh rừng khi không còn bầy sư tử hay những loại động vật ăn thịt khác như chó sói hoặc hổ, thì đó là một thảm họa đối với hệ sinh thái. Những con nai sẽ phát triển không ngừng, sẽ ăn trụi mọi đồng cỏ và cây non. Andrea Perino thuộc Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học Halle-Jena-Leipzig ở Đức cho biết: “Chúng ta càng giảm số lượng loài thì hệ thống càng dễ bị phá vỡ”.
Nạn phá rừng đã khiến nhiều loài động thực vật tuyệt chủng, dẫn đến sự mất đa dạng sinh học trên thế giới. Ảnh: GI
Hole cho biết các hệ sinh thái, giống như khí hậu, cũng có những điểm tới hạn có thể dẫn đến sự biến đổi triệt để và không thể ngăn cản. Một ví dụ là rừng nhiệt đới Amazon. Sau khi rừng bị chặt phá trên diện rộng, các khu vực bị cô lập còn sót lại ngày càng khó phục hồi. Điều đó làm tăng nguy cơ toàn bộ khu rừng nhiệt đới sẽ sụp đổ. Cần biết, các khu rừng mưa nhiệt đới như Amazon là nơi sinh sống của khoảng 2/3 tổng số loài được biết đến trên toàn thế giới - cực kỳ quan trọng để điều hòa khí hậu toàn cầu.
Nếu không có nỗ lực to lớn để ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra, nền tảng tự nhiên của sự sống con người sẽ bị mất đi với tốc độ chưa từng thấy - sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài đối với hầu hết mọi sự sống trên Trái Đất.
Ông Mrema của Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng Sinh học cho biết một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu phụ thuộc trực tiếp vào thiên nhiên. "Chúng ta đang giết chết sự đa dạng sinh học đó, bất chấp cuộc sống, nền kinh tế và sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào nó".
Nhờ công nghệ của mình, con người thực ra vẫn có thể sống ngay cả khi chúng ta tận diệt tất cả giống loài tự nhiên trên Trái Đất, nhưng nó sẽ chỉ là cuộc sống trên Sao Hỏa giống như trong các bộ phim viễn tưởng - nơi sẽ chỉ còn một số ít người được sống và tiếp tục tồn tại trong các lồng kính, không thiên nhiên và có thể cũng không cả tương lai…
Hoàng Hải
(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.