Bắc Giang: Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Chủ nhật, 17/02/2019 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những năm qua, du lịch Bắc Giang đang từng bước phát triển, góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Bắc Giang phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Đây là chia sẻ của Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Mạnh Chung tại Hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử... nhằm tìm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử, diễn ra chiều 16/2, tại thành phố Bắc Giang do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang phối hợp với Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.

Ông Ngô Mạnh Chung đánh giá cao sự phát triển của du lịch Bắc Giang trong những năm qua. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng du lịch Bắc Giang vẫn còn nhiều thế mạnh chưa được khai thác hết, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lượng khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm chưa nhiều. Hoạt động du lịch tại các địa phương, vùng đồng bào dân tộc còn hạn chế.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tùng Lâm/TTXVN

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tùng Lâm/TTXVN

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá về giá trị tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh Bắc Giang; các giải pháp hiệu quả trong liên kết, phát triển, thu hút khách du lịch đến với tỉnh; chính sách, chương trình hợp tác đồng bộ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ; kinh nghiệm xây dựng tour, tuyến du lịch; giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, thu hút đầu tư vào du lịch trong tình hình hiện nay.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, Bắc Giang mới bước vào phát triển du lịch nên còn nhiều hạn chế về sản phẩm du lịch đặc trưng, hạ tầng, quy mô, cơ sở lưu trú, kinh nghiệm quảng bá, quản lý các điểm du lịch.

Định hướng phát triển du lịch của Bắc Giang tập trung vào ba sản phẩm chủ yếu., Đó là du lịch tâm linh tập trung vào phục dựng lại con đường hoằng dương phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; xây dựng hai khu du lịch sinh thái lớn ở Hố Cao và Khuôn Thần (Lục Ngạn); vận hành một hệ thống các sân golf và đầu tư vào phát triển du lịch miệt vườn.

Khu du lịch Suối Mỡ, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: TL

Khu du lịch Suối Mỡ, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: TL

Du lịch cộng đồng và du lịch làng nghề, làng cổ cũng đang tập trung phát triển. Tỉnh cũng tập trung hoàn thiện, mở rộng hệ thống các tuyến đường giao thông.

Trong liên kết phát triển du lịch, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga, Hải Dương và Bắc Giang là hai tỉnh có nhiều nét tương đồng về thế mạnh sản phẩm du lịch

Để liên kết phát triển du lịch, Hải Dương và Bắc Giang đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch. Với các tỉnh có chung sản phẩm du lịch, trong liên kết du lịch phải xóa bỏ “tư tưởng tiểu nông”, đó là sự manh mún, chỉ muốn phát triển du lịch của riêng tỉnh mình mà không có sự liên kết, không có cái nhìn tổng thể và không đặt trong mối liên kết chung.

Để thu hút khách du lịch về tỉnh và tạo giá trị gia tăng trong du lịch tâm linh, Phó Giám đốc Công ty du lịch Cổng Châu Á Đỗ Thị Minh Thương cho rằng, tỉnh Bắc Giang cần quan tâm xây dựng các tour du lịch trải nghiệm tại làng nghề Thổ Hà, nhà vườn Lục Ngạn; thu hút, đầu tư thêm các dịch vụ lưu trú tại các điểm du lịch và quảng bá các sản phẩm đặc sản của tỉnh ngay tại khu du lịch.

Các đại biểu kiến nghị, Tổng cục Du lịch quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa về quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc; có định hướng xây dựng các sản phẩm đặc trưng của từng tỉnh cũng như toàn vùng; chú trọng hơn việc quảng bá hình ảnh, giới thiệu các điểm đến của các tỉnh vùng Đông Bắc. Tổng cục Du lịch tăng cường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng các dịch vụ.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Bắc Giang tại địa chỉ http://mybacgiang.vn và ứng dụng du lịch thông minh.

PV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa