(CLO) HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu vụ án, các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm, giúp sức cho bị cáo Lan thực hiện các hành vi phạm tội. Các bị cáo thực hiện hàng loạt thủ đoạn gian dối phát hành trái phiếu, nhằm chiếm đoạt tài sản.
Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm, chiều 17/10, TAND TP HCM đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tù chung thân cho tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân
Những người thân của bị cáo Trương Mỹ Lan: Bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) bị tuyên phạt 2 năm tù; bị cáo Trương Huệ Vân (cháu gái bị cáo Lan) bị tuyên phạt 5 năm tù; Ngô Thanh Nhã (em dâu bị cáo Lan) bị tuyên phạt 5 năm tù; Trương Vincent Kinh (em họ bị cáo Lan) bị tuyên phạt 5 năm tù.
Nhóm các bị cáo đồng phạm bị tuyên phạt cùng về 3 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biện giới” có mức án lần lượt là: Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) 23 năm tù; Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) 16 năm tù; Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Acumen) 15 năm tù.
Nhóm bị cáo 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”: Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) 17 năm tù; Nguyễn Hữu Hiệu (Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Square Việt Nam) 12 năm tù; Nguyễn Vũ Anh Thi (Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam) 9 năm tù; Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) 10 năm tù; Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) 14 năm tù.
Nhóm các bị cáo bị tuyên phạt về 1 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc "Rửa tiền”, giúp sức cho bị cáo Lan thực hiện các hành vi phạm tội trong đó có bị cáo Hồ Bửu Phương (cựu Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị tuyên phạt 10 năm tù; những bị cáo còn lại bị HĐXX tuyên phạt từ 2 – 7 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Lan phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng cho 35.824 bị hại. Đồng thời tiếp tục kê biên các tài sản của bị cáo Lan và gia đình để đảm bảo việc thi hành án.
Các bị cáo đứng nghe HĐXX tuyên án
HĐXX nhận định, có đủ căn cứ để xác định báo Trương Mỹ Lan là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu vụ án, các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm, giúp sức cho bị cáo Lan thực hiện các hành vi phạm tội. Các bị cáo thực hiện hàng loạt thủ đoạn gian dối phát hành trái phiếu, nhằm chiếm đoạt tài sản.
Song, HĐXX cũng cho biết bà Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như trên 60 tuổi, thành khẩn khai báo, có nhiều đóng góp cho xã hội, đặc biệt trong việc phòng chống đại dịch Covid-19 và có khắc phục hậu quả…
Theo HĐXX, qua hồ sơ, chứng cứ và diễn biến phiên tòa cho thấy, ở tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc tập đoàn này.
Bà Lan là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp, quyết định sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống” với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu; chạy dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành, sau đó thông qua công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn người dân (nhà đầu tư) thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu, chiếm đoạt số tiền gần 31.000 tỷ đồng của 35.824 bị hại.
Ở tội danh “Rửa tiền”, HĐXX xác định từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.748 tỷ đồng do bà Lan phạm tội mà có vào các mục đích khác nhau, như trả gốc, lãi trái phiếu, trả nợ các khoản vay tại Ngân hàng SCB, thanh toán các khoản chi cá nhân của vợ chồng bà Trương Mỹ Lan…
HĐXX tuyên đọc bản án
Ở tội danh “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, HĐXX cho rằng, trong thời gian từ 2012 đến 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, bà Lan giao cho cấp dưới lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài đều là các công ty "ma" thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Cũng theo HĐXX, từ các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB. Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 4,5 tỷ USD.
HĐXX nhận định, tại phiên tòa vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không ảnh hưởng tới quá trình xét xử, không ảnh hưởng tới quyền lợi của những người khác.
HĐXX cũng cho rằng, việc xét xử vắng mặt gần 36.000 bị hại cũng không cản trở việc xét xử, không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người mua trái phiếu.
HĐXX cũng cho biết quá trình xét xử, HĐXX đã nhận được nhiều đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó có hơn 1.000 đơn không thuộc phạm vi xét xử trong vụ án này. Có nhiều đơn yêu cầu giải quyết nhưng chưa được làm việc trong quá trình điều tra, đã được tòa đưa vào tham gia tố tụng với tư cách bị hại.
Trước đó, ở giai đoạn 1 vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan bị HĐXX TAND TP HCM tuyên phạt 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và tử hình về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung là buộc bà Lan phải chấp hành án tử hình. Hiện vụ án này TAND cấp cao tại TP HCM đang thụ lý theo trình tự phúc thẩm vì có kháng cáo của bị cáo và người liên quan.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) CTCP Sông Hồng Thăng Long vừa thay mặt chủ đầu tư đăng tải biên bản mở thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Xây dựng trường THPT Việt Hùng, huyện Đông Anh".
(CLO) Thường trực Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng dự án và giải phóng mặt bằng để bảo đảm khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nêu trên trước ngày 2/9/2025.
(CLO) Gói thầu thi công dự án Trường mầm non Tam Thuấn, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ bị phản ánh có dấu hiệu thực hiện chậm tiến độ, một số hạng mục không đảm bảo chất lượng...
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng ông muốn chiến tranh ở Gaza chấm dứt và nghĩ rằng điều đó sẽ sớm xảy ra, khi ông tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
Liên quan đến vụ livestream sản phẩm kẹo rau củ Kera, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố một số bị can, trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.