Đại biểu Quốc hội: Cần có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm

Thứ ba, 24/05/2022 17:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn ĐBQH Bình Định) cho rằng, muốn có đột phá trong các chính sách, trong công tác điều hành và vẫn tuân thủ Hiến pháp thì cần có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm.

Theo đó, phát biểu trước Quốc hội tại phần thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 (ngày 24/5), đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) đã nêu ý kiến về thể chế hóa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

dai bieu quoc hoi can co luat bao ve nguoi dam nghi dam lam hinh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định nêu ý kiến tại phiên thảo luận.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết, Đại hội 13 đã đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 yêu cầu tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước bình quân khoảng 7%/năm.

Với ảnh hưởng của đại dịch làm tốc độ phát triển chậm lại thì trong thời gian còn lại, cần phải có đột phá về tốc độ tăng trưởng để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, cần có những đột phá trong các chính sách, trong công tác điều hành. Những đột phá thường đi trước pháp luật hoặc pháp luật đã quy định, nhưng trong một số trường hợp cần phải bỏ qua để đạt được những kết quả cao hơn vì lợi ích chung.

Tuy nhiên, đại biểu đoàn Bình Định cũng cho biết, Hiến pháp cũng quy định các tổ chức của đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. "Như vậy, muốn có đột phá và vẫn tuân thủ Hiến pháp thì chúng ta cần có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm. Lúc này có thể xung đột với nhiều luật khác như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Hình sự, v.v.. Nếu Quốc hội đồng ý, khi có xung đột giữa các luật thì Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm sẽ có giá trị pháp lý cao hơn thì chủ trương bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung sẽ sớm đi vào cuộc sống", đại biểu Nguyễn Văn Cảnh phát biểu.

Đại biểu đoàn Bình Định phân tích thêm: Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm sẽ có 2 phần. Một là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc chưa được pháp luật quy định. Hai là phần cá nhân, tổ chức quyết định những công việc trái với pháp luật hiện hành quy định và trong mỗi trường hợp đều có quy định tổ chức lấy ý kiến tập thể, ý kiến Mặt trận, xin ý kiến của cấp lãnh đạo, cấp trên khác nhau.

Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, nội dung của các quyết định đó là những quyết định vì lợi ích chung và phải mang lại lợi ích lớn. Ví dụ như quyết định đó sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng của địa phương tăng lên 1%, giúp cho ngân sách địa phương tăng thêm 10%, giúp đẩy nhanh hơn 50% tốc độ của các công trình hạ tầng quan trọng của địa phương. Những con số này cần được chứng minh một cách khoa học.

Bên cạnh đó, các quyết định đó cũng không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Và cuối cùng thì các quyết định đó sẽ được tuyên dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức đưa ra các quyết định đột phá, mang lại lợi ích để tạo sự lan tỏa trong xã hội.

dai bieu quoc hoi can co luat bao ve nguoi dam nghi dam lam hinh 2

Ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Báo cáo tiếp thu, giải trình bước đầu về ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, về Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, Chính phủ cũng đã có kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, điểm 2.5 có nói là: Định kỳ sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng, thực hiện các giải pháp thí điểm, sau đó nghiên cứu để thể chế hóa.

"Báo cáo các đồng chí, luật này cũng là một việc phải có sự đóng góp rất lớn và hiện bây giờ mặt bằng pháp luật thì chúng ta có chế độ, chính sách, chúng ta có chế tài về dân sự, có hành chính, có hình sự, mặt bằng đang như vậy. Bây giờ thực hiện các chính sách của Bộ Chính trị thì chúng ta cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu cho chín chắn", ông Lê Thành Long nói.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

(CLO) Sáng 18/4, tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và dâng hương.

Tin tức
Hà Nội sẽ kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ”

Hà Nội sẽ kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ”

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 1446/UBND-NC ngày 17/4/2024 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu sống 7 người

Thủ tướng Chính phủ tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu sống 7 người

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.

Tin tức
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dự kiến đầu tư 25.540 tỉ đồng, hoàn thành năm 2026

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dự kiến đầu tư 25.540 tỉ đồng, hoàn thành năm 2026

(CLO) Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỉ đồng; thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành năm 2026.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam

(CLO) Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ, lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.  

Tin tức